Là những chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện. Các chính sách và thủ tục này giúp thực thi những hành động với mục đích chính là giúp kiểm soát các rủi ro mà đơn vị đang hay có thể gặp phải. Hoạt động kiểm soát gồm có:
- Quy trình kiểm soát: Thông thường hoạt đông kiểm soát được thực hiện qua 3 bước chủ yếu là: Thiết lập các chính sách, quy trình; thực hiện các thủ tục kiểm soát tương ứng với các chính sách đã đề ra; đánh giá việc thực thi của các chính sách, quy trình đó.
Phân chia trách nhiệm đầy đủ: là không cho phép một thành viên nào được giải quyết mọi mặt của nghiệp vụ từ khi hình thành cho đến khi kết thúc nhằm để các nhân viên kiểm soát lẫn nhau, nếu có sai sót sẽ được phát hiện nhanh chóng, làm giảm sai sót, gian lận, biển thủ tài sản. Chẳng hạn, không thành viên nào được kiêm nhiệm các chức năng phê chuẩn, thực hiện, ghi chép nghiệp vụ và bảo vệ tài sản.
Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và các nghiệp vụ: để thông tin đáng tin cậy cần phải thực hiện nhiều hoạt động kiểm soát nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và việc phê duyệt các nghiệp vụ. Khi kiểm soát quá trình xử lý thông tin, cần đảm bảo rằng: Phải kiểm soát chặt chẽ hệ thống chứng từ, sổ sách; Việc phê chuẩn các loại nghiệp vụ phải đúng đắn không vượt quá phạm vi quyền hạn cho phép.
Kiểm tra độc lập việc thực hiện: là việc kiểm tra được tiến hành bởi các cá nhân (hoặc bộ phận) khác với cá nhân (hoặc bộ phận) tín dụng đang thực hiện nghiệp vụ. Yêu cầu quan trọng đối với những thành viên thực hiện kiểm tra là họ phải độc lập với bộ phân tín dụng của ngân hàng.
Phân tích soát xét lại việc thực hiện: là xem xét lại những việc đã thực hiện để đánh giá hiệu quả của quá trình thực hiện. Nhà quản lý cần phải thường xuyên phân tích soát xét lại việc đã thực hiện để phát hiện những bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện để thay đổi kịp thời chính sách, quy định cho phù hợp