Đặc điểm kinh doanh và tổ chức quản lý của BIDV Hội An 1 Giới thiệu về BIDV Hội An

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SI HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT nội bộ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH hội AN (Trang 36 - 37)

2.1.1. Giới thiệu về BIDV Hội An

Đặc điểm chung của Ngân hàng thương mại nhà nước là tính hệ thống, mỗi NHTM là một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến các cơ sở, đối với hệ thống BIDV cũng vậy. Các chi nhánh ở các địa phương thực hiện sự uỷ nhiệm của BIDV. Do vậy khi phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại các địa phương cần phải nhìn nhận, đánh giá từ tổng thể của toàn hệ thống để rút ra những vấn đề chung nhất. Hoạt động của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam với nhiệm vụ thực hiện mục tiêu chiến lược của Chính phủ là: góp phần thực thi chính sách tiền tệ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, kích thích đầu tư. Sử dụng linh hoạt có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở theo các nguyên tắc của thị trường.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam ra đời ngày 26/04/1957 theo Nghị định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính, chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam lúc đó là căn cứ vào kế hoạch và dự toán kiến thiết cơ bản đã được Nhà nước phê duyệt để cấp phát kịp thời vốn kiến thiết cơ bản. Quản lý toàn bộ số vốn do ngân sách nhà nước cấp và số vốn tự có vào công tác kiến thiết cơ bản.

Bên cạnh đó Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam cũng có chức năng cho các Xí nghiệp nhận thầu quốc doanh vay ngắn hạn nhưng theo kế hoạch cho vay đã được Chính phủ phê duyệt.

Sau hai lần đổi tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam vào ngày 24/6/1981 và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam vào ngày 14/11/1990. Ngày 30/11/2011, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 2124/QĐ-TTg về phê duyệt phương án cổ phần hoá Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), theo đó

BIDV được cổ phần hóa theo hình thức giữ nguyên vốn nhà nước hiện có và phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ, trong đó tỷ lệ sở hữu của nhà nước không thấp hơn 65%. Hoạt động của hệ thống BIDV đã khẳng định được nhiệm vụ của chính mình, thông qua các chức năng hoạt động đã thực hiện tốt các mục tiêu kiềm chế và kiểm soát lạm phát góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, ổn định kinh tế vĩ mô.

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hội An là một trong những Chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, được tách ra từ Chi nhánh Quảng Nam từ năm 2015 – Chi nhánh Quảng Nam là Chi nhánh thành lập ngay từ khi tái lập tỉnh Quảng Nam đầu năm 1997 theo Quyết định số 264/QĐ ngày 20/12/1996 (được nâng cấp từ cơ sở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thị xã Tam kỳ trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ). Vì vậy Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hội An đang từng bước thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương và góp phần vào quá trình hoạt động và phát triển của BIDV.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Hội AnGiám đốc

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SI HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT nội bộ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH hội AN (Trang 36 - 37)