- Việc theo dõi để phân tích phương án vay vốn trong báo cáo đề xuất tín dụng của một số khách hàng chưa phù hợp với quy định: Khách hàng có nhiều lĩnh
a. Phòng ngừa gian lận
Các cán bộ quản lý khách hàng BIDV Hội An phải luôn đánh giá phòng ngừa rủi ro về cơ bản liên quan đến 5 chữ C của công tác tín dụng gồm: phẩm chất (character), năng lực (capacity), vốn (capital), tình trạng (conditions), và tài sản thế chấp (collateral). Phẩm chất luôn là một tiêu chí then chốt. Phẩm chất của một người có mối liên quan mật thiết đến khả năng lập kế hoạch lừa đảo ngay từ đầu. Tương tự như vậy, phẩm chất của một người cũng ảnh hưởng đến khả năng chống lại cám dỗ thực hiện hành vi gian lận trong những giai đoạn tài chính quẫn bách. Con người ở trong những hoàn cảnh khó khăn rất có thể tạo nên nhiều vụ lừa đảo. Thậm chí, khó có thể nói chắc được một cá nhân có đủ mạnh mẽ để chống lại cám dỗ khi gian lận trở thành lối thoát duy nhất.
Tiêu chí năng lực hoàn trả nợ biểu thị khả năng bị gian lận cám dỗ khi rơi vào tình trạng túng quẫn trong tương lai. Vốn góp của chủ sở hữu cũng là một dấu hiệu cho thấy mức độ rủi ro mà doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận. Những doanh nghiệp có phần lớn vốn tự có phải chịu rủi ro thì sẽ ít khả năng chấp nhận thêm rủi ro bằng cách làm trò gian lận. Mặc dù vậy, những người vay tiền thế chấp bằng tài sản thường ít dựa vào năng lực và vốn bởi luồng luân chuyển tiền mặt của họ thường thấp hơn và hệ số đòn bẩy lại cao hơn nhiều so với các khách hàng vay vốn truyền thống của Ngân hàng.
Tình trạng kinh tế sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng vay, cần phải cảnh giác khi tình hình kinh tế suy yếu tạo áp lực lên người vay và chính điều đó sẽ kích thích động cơ gian lận nhằm duy trì khả năng vay nợ và tránh nguy cơ phá sản. Trong trường hợp này, cần kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng để đảm bảo rằng sổ sách cũng như các bút toán của khách hàng là hợp lệ và tài sản thế chấp thực sự tồn tại, thuộc sở hữu của bên đi vay và không có trở ngại về pháp lý.