Khái quát về chi Ngân sách Nhà nước cho Y tế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH Y TẾ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 28 - 52)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Khái quát về chi Ngân sách Nhà nước cho Y tế

1.2.2.1. Nội dung chi Ngân sách Nhà nước cho Y tế

Khái niệm: Chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế được hiểu là

sự thể hiện quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị, từ một bộ phận quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm duy trì, phát triển sự nghiệp Y tế theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp. Hay đó là khoản chi để duy trì sự tồn tại và hoạt động của hệ thống Y tế từ Trung ương xuống cơ sở nhằm thực hiện chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Nội dung: Chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế có nhiều nội

dung chi tiết khác nhau và được phân ra dưới một số tiêu thức chủ yếu sau:

Theo chức năng ngành y tế

Nội dung chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế gồm: Chi phòng bệnh, chi chữa bệnh, chi đào tạo, chi nghiên cứu khoa học y Dược, chi quản lý hành chính và chi khác.

Tác dụng của việc phân loại này là nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước cho chuyên môn nghiệp vụ của ngành Y tế như thế nào, từ đó đánh giá được mức độ chi cho chuyên môn nghiệp vụ đã hợp lý chưa để có sự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.

Nội dung chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế gồm: Chi Đầu tư như: Chi xây lắp, chi thiết bị, chi khác về đầu tư

Chi thường xuyên như: Chi lương cho cán bộ nhân viên Y tế và đội ngũ bác sĩ, chi bù lỗ bù giá, chi công tác phí, chi hội nghị phí, công vụ phí, chi đào tạo và chi khác.

Tác dụng của cách phân loại theo tính chất các khoản chi là có thể quản lý một cách chặt chẽ các khoản chi dành cho đầu tư và chi thường xuyên, từ đó có thể có được những thông tin chính xác về tình hình quản lý biên chế và quỹ lương, tình hình tuân thủ chính sách chế độ chi NSNN tại mỗi đơn vị thụ hưởng.

Theo tuyến chi:

Chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế gồm: Chi Y tế cho tuyến Trung ương, tuyến Tỉnh, tuyến Huyện và tuyến Xã.

Tác dụng của việc phân loại này là có thể xác định được mức độ chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế ở mỗi cấp để có sự điều chỉnh hợp lý, đảm bảo tính công bằng trong việc phân bổ kinh phí hoạt động Y tế giữa các tuyến, phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành Y tế nói riêng và sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung của từng vùng.

Trong công tác quản lý các khoản chi tiêu thường xuyên của Ngân sách Nhà nước chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế được phân chia theo 4 nhóm chính sau:

Nhóm 1: Chi Bộ máy

Đứng trên góc độ tài chính, đây là khoản chi tiêu thường xuyên như: Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và các khoản khác. Trong đó:

Tiền lương bao gồm: Lương ngạch bậc, lương tập sự, lương hợp đồng. Tiền phụ cấp gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm thêm, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm và phụ cấp đặc biệt.

Phúc lợi tập thể gồm: Trợ cấp khó khăn thường xuyên, trợ cấp khó khăn đột xuất, tiền tàu xe, phúc lợi khác.

Các khoản đóng góp: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Nhóm 2: Chi quản lý hành chính

Nhóm này bao gồm các khoản chi: Chi thanh toán dịch vụ công cộng (tiền điện, tiền nước, nhiên liệu, vệ sinh môi trường và dịch vụ công cộng khác); Chi vật tư văn phòng (gồm văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ và vật tư văn phòng khác); Chi thông tin liên lạc (gồm điện thoại, fax, tuyên truyền, ấn phẩm truyền thông...); Chi công tác phí (tiền vé máy bay, tàu xe, phụ cấp công tác phí, thuê phòng ngủ, khoán công tác phí và công tác phí khác); Chi hội nghị phí (gồm tài liệu, bồi dưỡng giảng viên, thuê phòng ngủ, thuê hội trường, chi bù tiền ăn và các chi phí khác).

Nhóm 3: Chi nghiệp vụ chuyên môn.

Đây là khoản chi quan trọng nhất tác động trực tiếp đến công tác khám chữa bệnh. Khoản chi này bao gồm: Chi cho vật tư dùng cho chuyên môn, thiết bị chuyên dụng, in ấn chỉ, trang phục, bảo hộ lao động, sách, tài liệu, mua súc vật dùng cho hoạt động chuyên môn, thanh toán hợp đồng với bên ngoài, thuốc khám và điều trị...

Nhóm 4: Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên tài sản.

Như mua ô tô, đồ gỗ, mây tre, máy tính, máy điều hoà nhiệt độ, các tài sản cố định có độ bền cao..., sữa chữa ô tô, xe chuyên dụng, đường điện, cấp thoát nước...

Đây là nhóm chi không thể thiếu được của toàn ngành y tế. Hàng năm, do sự xuống cấp của các tài sản cố định dùng cho hoạt động y tế, đòi hỏi phải có kinh phí để đầu tư mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi lại và từng bước hiện đại hoá trang thiết bị ngành Y tế ở những đơn vị Y tế được Nhà nước bao cấp. Chính nhờ nhóm chi này đã góp phần nâng cao năng lực hiện có của tài sản cố định, nâng cao chất lượng của các bệnh viện, phòng khám, qua đó giúp

cho hoạt động khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao về chất lượng cũng như về quy mô.

1.2.2.2 Đặc điểm của chi Ngân sách Nhà nước cho Y tế

Chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế là khoản chi thường xuyên thuộc lĩnh vực văn xã, nhưng so với các khoản chi thường xuyên khác, chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế có những nét riêng biệt:

Thứ nhất, chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế là khoản chi vừa mang tính chất tiêu dùng hiện tại, vừa mang tính chất tích luỹ đặc biệt.

Xét về hình thức bên ngoài và theo từng niên độ Ngân sách thì đây là khoản chi mang tính tiêu dùng xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội ở mỗi năm đó. Song khoản chi này gián tiếp tác động đến việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nâng cao tri thức con người, tạo điều kiện cho nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, tăng tích luỹ Ngân sách.

Vì vậy, nếu xét về bản chất bên trong và xét về tác dụng lâu dài thì khoản chi này tác động mạnh mẽ tới yếu tố con người, tác động đến sự sáng tạo ra của cải vật chất và văn hoá tinh thần, là nhân tố tác động đến sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế xã hội trong tương lai.

Thứ hai: chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế là khoản chi chứa đựng nhiều yếu tố xã hội.

Chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế quyết định mức độ ưu đãi đối với các tầng lớp giai cấp trong xã hội mà đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, những đối tượng thuộc diện ưu tiên, những gia đình chính sách, những người có công với cách mạng, những đối tượng thuộc vùng sâu vùng xa và những vùng thường xuyên xảy ra dịch bệnh. Qua đó để thực hiện công bằng xã hội.

Mặt khác, chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố xã hội (phong tục, tập quán, mức sống...). Chính những yếu tố này sẽ quyết định tới quan điểm hoạt động của sự nghiệp Y tế.

1.2.2.3. Nguyên tắc chi Ngân sách Nhà nước cho Y tế

Để các khoản chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế thực sự mang lại hiệu quả và phát huy được những vai trò to lớn của mình thì trong quá trình tổ chức quản lý phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Quản lý theo dự toán.

Quản lý theo dự toán là việc phân bổ, cấp phát, sử dụng và quyết toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế phải căn cứ vào dự toán chi đã được duyệt để thực hiện.

Đây là nguyên tắc xuất phát từ yêu cầu bắt buộc của chu trình quản lý tài chính Nhà nước. Mọi khoản chi từ Ngân sách Nhà nước chỉ có thể trở thành hiện thực khi các khoản chi đó đã nằm trong cơ cấu chi theo dự toán đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt và thông qua. Mặt khác, do phạm vi chi của Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế rất rộng, phức tạp và đa dạng cho nên phải dự tính các khoản chi trong quá trình lập dự toán để trên cơ sở đó có thể lên cân đối chung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành Ngân sách, hạn chế được tính tuỳ tiện về nguyên tắc ở các đơn vị thụ hưởng Ngân sách, phát huy được tính chủ động về điều hành Ngân sách và tăng cường công tác quản lý Ngân sách của đơn vị.

Nguyên tắc thứ hai: Chi tiêu phải đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả. Tiết kiệm là tiền đề để đạt được hiệu quả. Hiệu quả ở đây phải gắn với mục tiêu của các khoản chi và mức chi phí cần thiết tối thiểu để đạt được mục tiêu đó. Sở dĩ có nguyên tắc này là vì tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc chủ đạo của mọi hoạt động kinh tế, tài chính nói chung và hoạt động chi thường xuyên nói riêng, bởi chúng ta luôn phải đối mặt với một thực tế là nguồn lực thì khan hiếm mà nhu cầu là vô hạn. Mặt khác, do các khoản chi Ngân sách

Nhà nước cho sự nghiệp y tế diễn ra trong phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp. Nhu cầu chi từ Ngân sách Nhà nước luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu chỉ có hạn, cho nên càng phải tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi từ Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế.

Nguyên tắc thứ ba: Kiểm soát chi qua Kho bạc.

Mọi khoản chi đều phải chi trực tiếp qua Kho bạc bởi vì Kho bạc Nhà nước là nơi quản lý quỹ của Ngân sách Nhà nước, do đó, Kho bạc Nhà nước vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là khoản chi thường xuyên. Chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế là một khoản chi thường xuyên nên phải quán triệt nguyên tắc này.Trong thực tiễn, chi Ngân sách Nhà nước trực tiếp qua Kho bạc tạo điều kiện cho Kho bạc Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản chi của Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế, đảm bảo Ngân sách Nhà nước được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

Đứng trên giác độ cơ quan tài chính, thì cơ quan tài chính các cấp phải có trách nhiệm phối hợp với Kho bạc Nhà nước kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng kinh phí của các đơn vị dự toán, có trách nhiệm thẩm định dự toán và thông báo hạn mức kinh phí quý cho các đơn vị sử dụng kinh phí Ngân sách, kiểm tra việc sử dụng kinh phí, xét duyệt quyết toán chi của các đơn vị và tổng hợp quyết toán chi của các đơn vị đồng thời tổng hợp quyết toán chi Ngân sách Nhà nước.

1.2.2.4. Nội dung của quản lý Chi Ngân sách Nhà nước cho Y tế

Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế là quá trình phân phối và sử dụng, chi ngân sách nhà nước nhằm duy trì hoạt động của sự nghiệp y tế. Khoản chi này là một khoản chi hết sức quan trọng, được

diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, đòi hỏi phải nắm rõ, nắm chắc nội dung cụ thể của từng khoản chi để tiến hành chính xác, hiệu quả. Muốn làm được điều đó, Nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp và công cụ khác nhau.

Chi cho Bộ máy tổ chức

Tuyến Trung ương: Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, trực tiếp quản

lý Nhà nước về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị Y tế; Quản lý Nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các Doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của Pháp Luật

Tuyến Tỉnh: Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược học cổ truyền; thuốc phòng chống bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người; an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế; về các dịch vụ công thuộc ngành y tế; thực hiện một số quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Sở Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế .

Tuyến huyện: Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân

dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn

huyện, gồm: y tế dự phòng; khám chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược học cổ truyền, thuốc phòng chống bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; quản lý các trạm y tế xã, phường thị trấn th ực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và uỷ quyền của Sở Y tế.

Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế.

Tuyến Xã: Tổ chức Y tế cơ sở trên địa bàn xã, phường, thị trấn (gọi

chung là y tế cơ sở) là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống Y tế Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện sớm dịch, chữa các bệnh và đỡ đẻ thông thường, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, vệ sinh phòng bệnh, tăng cường sức khoẻ.

Việc thành lập, sát nhập, giải thể trạm y tế xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định trên cơ sở đề nghị của uỷ ban nhân dân xã, huyện và đề nghị của Giám đốc Sở Y tế .

1.2.2.4. Công tác lập dự toán

Lập dự toán chi ngân sách sự nghiệp Y tế thường dựa trên một số căn cứ chủ yếu sau:

+ Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển Y tế trong từng giai đoạn; + Chỉ tiêu mang tính chất định lượng trong Y tế như chỉ tiêu về số lượng bệnh viện, biên chế, số lượng y tá, bác sĩ, giường bệnh…;

+ Khả năng bố trí chi ngân sách cho Y tế trên cơ sở cân đối tổng thể chi NSNN năm kế hoạch;

+ Các chính sách, tiêu chuẩn, định mức do nhà nước ban hành để có thể xác định định mức chi tổng hợp trên một giường bệnh/năm;

+ Tình hình quản lý, sử dụng kinh phí chi ngân sách cho Y tế của các

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH Y TẾ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 28 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w