Kinh nghiệm của một số tỉnh trong việc quản lý ngân sách đối vớ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH Y TẾ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 52 - 57)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong việc quản lý ngân sách đối vớ

trường, việc các cá nhân phải tự chi trả cho các dịch vụ Y tế thường tăng lên, điều này thường khiến cho người nghèo dễ bị tổn thương, trừ khi có những cơ chế hoạt động hữu hiệu nhằm tránh cho người nghèo phải chịu sự tăng giá của các dịch vụ Y tế. Vì thế, Chính phủ cần phải giữ vai trò trực tiếp trong việc tài trợ cho các chi phí chăm sóc Y tế của người nghèo bằng cách cung cấp cho họ thẻ khám chữa bệnh đã được Chính phủ mua trước. Trên thực tế, Chính phủ có thể giảm vai trò của mình trong việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ Y tế, chữa bệnh và tăng vai trò trong việc tài trợ cho các chi phí Y tế (dành cho người nghèo).

Những vai trò trên của chi Ngân sách Nhà nước được phát huy đến mức độ nào phụ thuộc nhiều vào tính hiệu quả của các khoản chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế. Hiệu quả này không chỉ được đánh giá qua số chi nhiều hay ít mà nó được xem xét thông qua các chỉ tiêu đặc trưng cho Y tế như: Số lần khám chữa bệnh, số người bị mắc và chết do các bệnh tăng hay giảm, tuổi thọ trung bình của người dân, số công trình nghiên cứu Y Dược đã hoàn thành được triển khai phát huy tác dụng như thế nào.... Những tiêu chí này được xem xét trong mối tương quan với số chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Y tế.

1.3. Một số kinh nghiệm thực tế trong việc quản lý tài chính đối với ngành y tế tế

1.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong việc quản lý ngân sách đối với ngành y tế tế

Trong thời gian qua, thông qua công tác thẩm định quyết toán, thanh tra, kiểm toán các cơ quan chức năng đã kịp thời phát hiện và chấn chỉnh nhiều tồn tại trong công tác quản lý ngân sách đối với ngành y tế tỉnh Hưng Yên, từ đó đã góp phần tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh

Về công tác quản lý nguồn thu ngân sách Nhà nước

Sở y tế lập dự toán thu ngân sách hàng năm gửi cơ quan tài chính, cơ quan cấp trên theo đúng mẫu biểu, thời gian quy định được cơ quan chức năng hướng dẫn. Dự toán thu ngân sách bảo đảm phản ánh được đầy đủ chi tiết các nguồn thu phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, chế độ tài chính quy định.

Tổ chức hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao; xây dựng Quy chế quản lý đối với hoạt động dịch vụ y tế để làm căn cứ thực hiện; đăng ký, kê khai nộp thuế đối với tất cả các loại hình hoạt động dịch vụ y tế với cơ quan thuế theo quy định của Luật thuế.

Quá trình tổ chức thu ngân sách Nhà nước thực hiện theo đúng mức thu, đối tượng thu được cơ quan có thẩm quyền quy định đồng thời phải thực hiện công khai mức thu; bảo đảm phản ánh được đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ các khoản thu ngân sách Nhà nước, thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ y tế vào sổ kế toán, báo cáo tài chính, không được để ngoài sổ kế toán.

Hạch toán phản ánh đầy đủ chi phí phục vụ cho công tác thu ngân sách nhà nước; chi phí cho các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.

Trích tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo đúng chế độ quy định ngành y tế 35% số thu viện phí sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao). Nguồn cải cách tiền lương trong năm sở y tế chưa sử dụng hết phải chuyển sang năm sau thực hiện và không được sử dụng cho mục đích khác.

Về quản lý sử dụng kinh phí

Việc lập dự toán phải trên cơ sở chính sách, chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước, dự toán phải bảo đảm chi tiết theo từng nội dung chi, thuyết minh rõ cơ sở căn cứ tính toán từng nội dung chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.

Quá trình thực hiện chi các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện chi theo đúng dự toán được giao, chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, bảo đảm sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm; kinh phí kinh phí đặc thù cuối năm chi không hết phải hoàn trả lại ngân sách hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau chi tiếp theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.

Các cơ sở y tế công lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính phải tổ chức rà soát lại quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định để thực hiện chi tiêu, bảo đảm quy chế phải quy định rõ các nội dung chi theo chế độ, mức chi của từng nội dung chi.

Chi làm thêm giờ: chi tổ chức làm thêm giờ theo đúng chế độ quy định. Chứng từ quyết toán chi tiền làm thêm giờ cầu phải có (Bảng Chấm công làm thêm giờ; Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ và chứng từ pháp lý khác có liên quan).

Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị: thực hiện chi tổ chức hội nghị theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chứng từ quyết toán chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị cần phải có (Văn bản đồng ý cho phép tổ chức hội nghị của cấp có thẩm quyền; Giấy mời dự họp, hội nghị; Danh sách đại biểu mời và người trực tiếp có liên quan; Hoá đơn tiền thuê hội trường; Hoá đơn tiền in ấn tài liệu; Hoá đơn tiền thuê xe ô tô đưa đón đại biểu và chứng từ pháp lý khác có liên quan).

Chi sử dụng nhiên liệu xe ô tô: sử dụng xe ô tô, chi phí nhiên liệu xăng dầu theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định; bố trí và tổ chức hợp lý công

việc, đề ra các biện pháp tích cực để tiết kiệm xăng dầu. Chứng từ quyết toán chi phí sử dụng nhiên liệu xe ô tô tại các cơ quan đơn vị phải có (Lệnh điều xe của Thủ trưởng đơn vị; Lịch trình sử dụng xe; Hoá đơn thanh toán tiền nhiên liệu; Chứng từ pháp lý khác có liên quan).

Chi công tác phí trong nước: chi công tác phí theo đúng quy định hiện hành, các cơ quan, đơn vị phải xem xét, cân nhắc khi cử người đi công tác bảo đảm kinh phí được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Chứng từ quyết toán công tác phí (Giấy đi đường được thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký duyệt đóng dấu có xác nhận, đóng dấu của cơ quan nơi cán bộ đến công tác; Hoá đơn tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác; Vé tàu xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác; Giấy mời tham dự hội nghị, hội thảo, tập huấn; Chứng từ pháp lý khác có liên quan).

Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc: các cơ quan, đơn vị tổ chức, rà soát, bố trí sắp xếp lại tài sản trang thiết bị làm việc hiện có tại đơn vị theo tiêu chuẩn, định mức, bảo đảm sử dụng tài sản hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng yêu cầu công việc. Đối với tài sản mua sắm, trang bị mới phải được theo dõi, hạch toán đầy đủ vào sổ kế toán cả về mặt hiện vật và giá trị; thực hiện việc lập thẻ tài sản cố định và đăng ký quyền quản lý sử dụng tài sản theo quy định. Chứng từ quyết toán kinh phí mua sắm tài sản cầu phải có (Kế hoạch mua sắm tài sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt chi tiết theo từng loại tài sản mua sắm; Hồ sơ đấu thầu (trong trường hợp phải tổ chức đấu thầu); Quyết định mua sắm tài sản trang thiết bị làm việc của thủ trưởng đơn vị hoặc của cấp có thẩm quyền theo phân cấp; Hợp đồng, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản; Hoá đơn bán hàng hoá của người bán..).

Chi tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động: Các cơ quan đơn vị được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính thực hiện tiết kiệm kinh phí giao tự chủ đối để có điều kiện tăng thêm thu

nhập cho cán bộ, công chức trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc sử dụng

kinh phí tiết kiệm được để chi cho cán bộ, công chức theo hiệu quả công việc, hiệu suất công tác; không được sử dụng kinh phí được giao không thực hiện tự chủ để chi trả thu nhập tăng thêm.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý ngân sách nhà nước đối vớingành y tế Tỉnh THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH Y TẾ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w