Nguồn vồn đầu tư cho Y tế và quản lý nguồn vốn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH Y TẾ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 84 - 110)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4. Nguồn vồn đầu tư cho Y tế và quản lý nguồn vốn

Nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp Y tế ngày càng phong phú, đa dạng bao gồm: Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, nguồn bảo hiểm y tế, nguồn

viện phí, nguồn tài trợ và viện trợ, nguồn kinh phí các chương trình và nguồn thu khác. Nhưng trong điều kiện hiện nay, nguồn vốn cho sự nghiệp y tế chủ yếu từ 4 nguồn sau: nguồn NSNN, nguồn viện phí, nguồn BHYT, nguồn tài trợ và viện trợ.

Để cụ thể hơn, ta đi sâu vào nghiên cứu tình hình nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp y tế tỉnh THÁI BÌNH qua bảng số 3.3.

Bảng 3.3: Nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp Y tế của Tỉnh THÁI BÌNH

Đơn vị tính: triệu đồng

Các nguồn

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Tổng các nguồn vốn 259 515 100% 298 243 100% 330 252 100% 1.Nguồn NS chi TX 165 143 63.6 172 414 57.8 182 860 55.4 2. Nguồn NSNN đầu tư XDCB 17 284 6.7 21 923 7.4 25 796 7.8

3. Nguồn BHYT 31 760 12.2 33 352 11.2 37 463 11.3

4. Nguồn viện phí 26 715 10.3 46 702 15.7 54 659 16.6 5. Nguồn tài trợ, viện trợ 9 871 3.8 13 274 4.4 17 656 5.3 6. Nguồn KP các công trình 5 992 2.3 6 662 2.2 7 256 2.2

7. Nguồn thu khác 2 750 1.1 3 916 1.3 4 562 1.4

Nguồn số liệu: Sở y tế tỉnh THÁI BÌNH

1.Nguồn Ngân sách Nhà nước: Đây là nguồn lấy từ NSNN hàng năm cung cấp chủ yếu trong hoạt động của khu vực y tế Nhà nước. NSNN là nguồn kinh phí ổn định, là nguồn có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khoẻ nhân dân mà nguồn khác không thể thay thế được. Nguồn NSNN đầu tư cho hoạt động y tế được phân chia ra làm 3 mảng do ba phòng tài chính của Sở Tài chính - vật giá quản lý: Nguồn NSNN cấp cho hoạt động chi thường xuyên của sự nghiệp y tế do phòng Hành chính sự nghiệp cấp phát và quản lý; Nguồn NSNN cấp cho đầu tư phát triển sự

nghiệp y tế (ĐTXDCB) do phòng đầu tư quản lý; Nguồn kinh phí cấp

cho các chương trình do phòng quản lý Ngân sách quản lý. Ở đây chỉ đi sâu vào NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế.

Nguồn NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế là nguồn mang tính ổn định khá rõ nét và mang tính tiêu dùng chung cho toàn xã hội. Trong cơ chế quản lý tập trung bao cấp, Nhà nước cung cấp các dịch vụ y tế miễn phí thì tất yếu, phạm vi và mức độ chi cho sự nghiệp y tế phải trải rộng. Còn trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoạt động y tế có sự chăm lo của cả Nhà nước và nhân dân, nhờ đó mà Nhà nước có thể từng bước thu hẹp và hạ thấp mức chi cho lĩnh vực này, tuy nhiên, nguồn NSNN cấp vẫn chiếm phần chủ yếu trong tổng chi tiêu cho sự nghiệp y tế. Nguồn NSNN cấp cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh THÁI BÌNH tăng lên qua các năm (về số tuyệt đối), nếu như năm 2010 là 165 143 triệu đồng thì năm 2011 là 172 414 triệu đồng, năm 2012 là 182 860 triệu đồng nhưng tỷ trọng giảm từ năm 2010 là 63.6% năm 2010, năm 2011 là 57.8 % năm 2012 là 55.4%. Điều này chứng tỏ rằng, Ngân sách Nhà nước vẫn luôn luôn là nguồn kinh phí chủ yếu đầu tư cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh THÁI BÌNH vì vẫn giữ tỷ trọng cao nhất trong các nguồn nhưng tỷ trọng đã giảm dần; thay vào đó, có nhiều nguồn lực khác đang chia sẻ cho sự nghiệp y tế với Nhà nước, thực hiện được đúng mục tiêu Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Mặc dù tổng nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp y tế ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, đặc biệt là đối với các đối tượng nghèo và gia đình khó khăn, những người bị bệnh hiểm nghèo.

2.Nguồn Bảo hiểm Y tế (BHYT): Hoạt động của BHYT nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể, cộng đồng xã hội để cung cấp nguồn tài chính cho việc khám chữa bệnh của những người có thẻ BHYT. Đây được coi là một trong các giải pháp tối ưu trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bảng 3.4: Tình hình thu BHYT qua 3 năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 so

với năm 2010 Năm 2012 so với năm 2011 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) 1. Tổng các khoản thu 259 515 100 298 243 100 330 252 100 38 728 100 32 009 100 2.Thu BHYT 31 760 12.2 33 352 11.2 37 463 11.3 1 592 4.1 4 111 12.8

Nguồn: Hoạt động BHYT của tỉnh - Sở y tế tỉnh THÁI BÌNH

Như vậy, số thu từ BHYT ngày càng tăng lên: Năm 2010 là 31.760 triệu đồng chiếm 12,2% trong nguồn vốn cho sự nghiệp y tế thì năm 2011 là 33.352 triệu đồng chiếm 11,2% trong nguồn vốn chi cho sự nghiệp y tế, năm 2012 là 37 463 triệu đồng chiếm 11.3% trong nguồn vốn chi cho sự nghiệp y tế. Tuy nhiên, tổng thu từ BHYT chỉ tăng về số tuyệt đối còn về tỷ trọng trong nguồn vốn chi cho sự nghiệp y tế thì năm 2011 lại giảm so với năm 2010, năm 2010 là 12,2% thì năm 2011 là 11,2% (giảm 1%); năm 2012 tăng so với năm 2011 là

không đáng kể, năm 2011 là 11.2 % năm 2012 là 11.3% (Tăng 0.1%) Điều này chứng tỏ rằng nguồn thu từ BHYT cho sự nghiệp y tế chiếm tỷ trọng vẫn còn khiêm tốn so với các nguồn thu khác dành cho hoạt động y tế.

Số thu từ BHYT được phân chia như sau:

80% chi cho khám chữa bệnh, trong đó: 5% để lại cho cơ quan đơn vị cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu; 45% dành cho khám chữa bệnh ngoại trú, nhưng phải quyết toán theo thực chi, hàng quý nếu không chi hết phải chuyển sang quý sau 50% dành cho điều trị nội trú, 18% chi cho bộ máy quản lý BHYT của Tỉnh, 2% nộp BHYT Việt Nam.

BHYT Việt Nam có trách nhiệm thanh toán đối với cơ sở khám chữa bệnh về trợ cấp BHYT cho người có thẻ BHYT do mình phát hành như sau:

Người có thẻ BHYT điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc tỉnh đề nghị BHYT Việt Nam làm thủ tục chi hộ. BHYT Việt Nam sẽ thanh toán một phần viện phí cho người được BHYT với cơ sở khám chữa bệnh thông qua BHYT tỉnh giám định và thực hiện phương thức thanh toán đa tuyến.

Bên cạnh những điểm tích cực thì nguồn vốn từ BHYT cho hoạt động y tế vẫn còn những mặt hạn chế sau: Nguồn vốn BHYT chỉ cung cấp hoạt động khám chữa bệnh cho những người có thẻ BHYT, chưa cung cấp lực lượng vật chất cho các hoạt động khác của ngành y tế. Chưa huy động được đông đảo các tầng lớp dân cư tham gia BH, đặc biệt là tầng lớp người nghèo vẫn chưa được hưởng nhiều dịch vụ y tế từ nguồn BHYT cung cấp.

3.Nguồn viện phí: Nguồn viện phí là nguồn tài chính do các hộ gia đình cung cấp khi họ có người thân nằm viện. Việc thu viện phí do các bệnh viện thực hiện, viện phí là nguồn thu của NSNN nhưng không nộp vào ngân sách nhà nước mà thông qua việc ghi thu, ghi chi NSNN. Với cơ chế này sẽ tiện lợi cho các bệnh viện nhưng sẽ hạn chế khả năng kiểm tra, giám sát và quản lý của cơ quan tài chính. Việc thu viện phí được áp dụng như sau: Đối với người bệnh ngoại trú, biểu giá thu một phần viện phí được tính theo lần khám bệnh và các dịch vụ mà người bệnh trực tiếp sử dụng. Đối với người bệnh nội trú, biểu giá thu một phần viện phí được tính theo ngày, giường nội trú, của từng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện và các khoản chi phí thực tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh gồm tiền thuốc, máu, dịch truyền, xét nghiệm, phim X- Quang.

Bảng 3.5: Tình hình thu viện phí qua 3 năm 2010- 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011

so với 2010

Năm 2012 so với 2011

Thu viện phí 26 715 46 702 54 659 19 987 7 957

Số thu viện phí năm 2011 tăng so với năm 2010 là 19.987 triệu đồng, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 7 957 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ rằng tình hình phục vụ chăm sóc sức khoẻ của các bệnh viện tỉnh ngày càng được nâng cao và được nhân dân ngày càng tín nhiệm.

Tổng nguồn thu viện phí được sử dụng như sau:

70% sử dụng cho cơ sở khám bệnh, khám bệnh thu khoản viện phí đó để tăng kinh phí mua thuốc, dịch truyền, máu hoá chất, phim Xquang, vật tư, dụng cụ y tế kể cả quần áo, chăn màn, giường chiếu và vật tư rẻ tiền mau hỏng phục vụ người bệnh kịp thời.

30% còn lại được sử dụng dùng để trích lập các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển cho những cán bộ công nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, phục vụ người bệnh tận tình. Tuy nhiên, nguồn viện phí hiện nay vẫn còn một số hạn chế sau:

Viện phí đang áp dụng là viện phí tính một phần chứ chưa được tính đầy đủ giá trị của dịch vụ y tế, do đó, nhà nước vẫn phải bao cấp thay thế. Như vậy, nhà nước phải bao cấp cho cả người giàu lẫn người nghèo, mà người giàu sẽ được bao cấp nhiều hơn vì họ có khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao mà người nghèo thì ngược lại. Trong khi nguồn ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế, khung giá dịch vụ, y tế thấp nên chưa bù đắp được chi phí khám, chữa bệnh của các cơ sở Y tế; dẫn đến các đơn vị thiếu kinh phí để duy tu, bảo dưỡng tài sản, mua sắm các trang thiết bị thay thế.

Do không tính đủ viện phí cho nên người dân không ý thức được hết sự miễn giảm đó làm cho họ dễ coi thường lao động nghề nghiệp y tế và dẫn đến những khó khăn trong việc miễn giảm viện phí.

Việc trích một phần viện phí làm quỹ phúc lợi cho các cơ sở thu viện phí, tuy có giảm bớt khó khăn cho các cán bộ công chức ở đó nhưng nó cũng gây ra một sự bất công bằng trong các cán bộ công chức ngành y tế, giữa nơi thu được nhiều viện phí với nơi thu được ít viện phí hoặc không thu được viện

4.Nguồn tài trợ và viện trợ:

Nguồn viện trợ bao gồm của LHQ, CP các nước.

Trong những năm qua, nguồn tài trợ từ nước ngoài cho hoạt động y tế thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn hơn 3.8 %- 45.3% so với tổng nguồn cung cấp cho hoạt động y tế khu vực nhà nước: Cụ thể, năm 2010, nguồn kinh phí viện trợ là 9.871 triệu đồng thì năm 2011 là 13.274 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 3.403 triệu đồng (tỷ trọng tăng từ 3.8 % lên 4,4%), năm 2011, nguồn kinh phí viện trợ là 13.274 triệu đồng thì năm 2012 là 17.656 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 4 382 triệu đồng (tỷ trọng tăng từ 4.4 % lên 5.3%).

Nguồn tài trợ từ nước ngoài giúp cho việc thực hiện các chương trình dự án chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được tiến hành thuận lợi. Tiền viện trợ giúp cho công tác đào tạo cán bộ ngành y tế, giúp cho ngành y tế có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với những cách thức quản lý hiện đại, khả năng tiếp nhận các máy móc, quy trình công nghệ mới cho hoạt động của ngành y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong các bệnh viện, tăng cường sức khoẻ cho nhân dân.

Tuy nhiên, nguồn viện trợ cũng có những hạn chế sau:

Nó là nguồn kinh phí không ổn định vì nó phải phụ thuộc vào thái độ chính trị của nhà tài trợ; Việc sử dụng nguồn lực này cho hoạt động y tế phụ thuộc vào ý muốn của các nhà tài trợ. Do đó, không tạo được tính chủ động đối với các hoạt động chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và cũng sẽ phải chịu những ràng buộc nhất định khi nhận nguồn tài trợ, viện trợ.

Việc giải ngân cho các dự án do nước ngoài tài trợ trong đó có cả viện trợ không hoàn lại còn chậm, các chủ dự án cũng như các địa phương tiếp nhận nguồn này chưa nắm rõ được về việc quản lý và hạch toán nguồn viện trợ này nên tiến độ triển khai còn chậm.

với tôn chỉ mục đích hoạt động của tổ chức quốc tế chứ không đáp ứng được mọi nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân.

3.2.5.Nội dung và cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho Y tế trong 3 năm 2010 -2012

Trong những năm qua, chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế ngày càng tăng. Kinh phí chi thường xuyên trong thực hiện các năm đều cao hơn kế hoạch và là nguồn kinh phí tương đối ổn định. Tỷ trọng chi ngân sách cho sự nghiệp y tế ngày càng được tỉnh quan tâm và đầu tư xứng đáng, điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.6: Chi ngân sách cho sự nghiệp y tế Tỉnh THÁI BÌNH

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng chi ngân sách tỉnh 3.050.228 3.681.122 3 801 422

Chi cho sự nghiệp y tế 147.021 180.375 211 869

Tỷ lệ % chi cho Y tế so với tổng

chi NSTP 4,82% 4,90% 5.80%

Nguồn: Sở tài chính - Vật giá THÁI BÌNH

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng chi ngân sách cho sự nghiệp y tế ngày càng tăng lên, cụ thể là: Năm 2010, tổng chi ngân sách cho sự nghiệp y tế là 147 021 triệu đồng chiếm 4.82% trong số tổng chi của tỉnh; năm 2011, tổng chi cho sự nghiệp y tế là 180 375 triệu đồng chiếm 4.9% tổng chi ngân sách tỉnh. Đến năm 2012, con số này là 193 872 triệu đồng chiếm 5.1% trong tổng chi ngân sách tỉnh.

Cũng qua bảng số liệu trên ta thấy, mức độ chi cho sự nghiệp y tế tăng lên nhiều về số tuyệt đối. Tuy nhiên, về tỷ trọng chi cho sự nghiệp y tế trong tổng chi ngân sách tỉnh lại tăng lên không nhiều. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 0.08%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0.2 %. Điều này không có nghĩa là chi ngân sách tỉnh không chú trọng đến chi cho sự nghiệp y tế mà ngược lại, sự nghiệp y tế luôn được các cấp đảng ủy quan tâm, nhưng tốc độ

tăng chi giảm dần hoặc tăng chậm để phù hợp với chủ trương: “Giảm dần các

khoản chi bao cấp, bao biện, chi có trọng tâm, trọng điểm và từng bước xã hội hóa hoạt động y tế”.

Ngoài các khoản chi do tỉnh cấp thì ngân sách trung ương, cũng cấp kinh phí ủy quyền, tổng số là 3.630 triệu đồng năm 2012 dành cho các chương trình y tế như: phòng chống sốt rét và giun sán, phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống bệnh phong, lao, HIV/AIDS, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng v.v…

Chi ngân sách tỉnh có nội dung rất đa dạng và phong phú. Trong tổng số chi ngân sách tỉnh cho sự nghiệp y tế thì khối lượng và mức độ chi cho từng nội dung là khác nhau. Đồng thời, qua từng năm thì số chi cho từng nội dung có sự thay đổi để phù hợp với thực trạng của ngành y tế và chủ trương của Đảng, của Nhà nước. Xét theo chức năng của ngành Y tế thì chi NS tỉnh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH Y TẾ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 84 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w