Quản lý chi NSNN cho Y tế phải được tăng cường trong cả ba

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH Y TẾ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 122 - 123)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Quản lý chi NSNN cho Y tế phải được tăng cường trong cả ba

lập, chấp hành và quyết toán NSNN

Việc áp dụng một quy trình quản lý có hiệu quả sẽ giảm tới mức tối đa những hiện tượng tiêu cực trong quản lý và trong sử dụng nguồn vốn NSNN.

a/ Đối với khâu lập dự toán:

- Quy trình lập dự toán phải đảm bảo theo đúng quy định của Luật NSNN. Dự toán được lập chi tiết, sát thực, có tính thực tiễn cao sẽ trở thành căn cứ để các cơ quan chức năng phân bổ dự toán một cách hợp lý.

- Sở Tài chính yêu cầu các bệnh viện trực thuộc lập dự toán kinh phí cho đơn vị mình phải chi tiết đến từng mục chi theo mục lục NSNN và sát với thực tế nhằm tăng tính khoa học cho dự toán ngân sách năm của đơn vị.

b/ Đối với khâu điều hành cấp phát:

- Sở Tài chính chủ động về nguồn kinh phí đảm bảo cấp phát kịp thời và đầy đủ cho các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh.

- Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước kiểm tra, giám sát các khoản chi đảm bảo chi đúng chính sách, đúng chế độ và theo dự toán được duyệt.

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất đối với các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh sau khi thực hiện cấp phát kinh phí.

c/ Đối với công tác quyết toán và kiểm tra quyết toán:

- Cần xác định thẩm quyền trách nhiệm xét duyệt quyết toán của cơ quan tài chính, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị:

- Nguyên tắc người nào duyệt chi sai chế độ, sai dự toán được duyệt thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Gắn trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, cơ sở y tế trong việc sử dụng nguồn kinh phí với nhiệm vụ khám chữa bệnh được giao.

- Các báo cáo quyết toán quý, năm phải đảm bảo đầy dủ kịp thời đúng thời gian quy định. Báo báo quyết toán cần phải phản ánh số thực chi tương ứng với kế hoạch ngân sách chứ không phải là số dự toán được duyệt.

- Kèm theo các báo cáo quyết toán phải có phần giải trình và đánh giá chính xác việc thực hiện kế hoạch và hiệu quả đạt được từ việc sử dụng nguồn vốn do NSNN cấp. Công việc này hết sức quan trọng trong việc rút ra những kinh nghiệm cho những chu trình ngân sách tiếp theo.

- Kiên quyết xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức và thu hồi giảm chi NSNN đối với các khoản chi sai chế độ. Khắc phục tình trạng cơ quan tài chính phát hiện sai phạm nhưng xử lý không dứt điểm, kéo dài không duyệt y quyết toán cho các đơn vị.

4.2.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kế toán tài chính ở các đơn vị sự nghiệp y tế cơ sở

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH Y TẾ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w