Các tổn thương thần kinh và tâm thần do rối loạn chuyển hóa não

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 2 (Trang 28 - 31)

III. TỔN THƯƠNG HỆ THẦN KINH

3. Các tổn thương thần kinh và tâm thần do rối loạn chuyển hóa não

do rối loạn chuyển hóa não

Tác giả người Đức J. Uekermann và cộng sự khi nghiên cứu về trầm cảm và chức năng nhận thức ở 28 bệnh nhân nghiện rượu và 28 người khỏe mạnh thấy: người nghiện rượu có ức chế phản ứng làm khí sắc giảm, trí nhớ ngắn hạn giảm, ngôn ngữ giảm, nói không lưu loát và nhận thức chậm; tuy nhiên, không có sự khác biệt về triệu chứng chán nản trong trầm cảm. Sự suy giảm nhận thức và trầm cảm ủng hộ giả thuyết có tổn thương thùy trán ở bệnh nhân nghiện rượu.

Theo F. Riedel và K. Hormann (năm 2014), nghiện rượu mạn tính làm thay đổi chức năng và chuyển hóa, gây trào ngược thực quản - dạ dày,

viêm đường hô hấp trên hoặc trào ngược dạ dày trong khi ngủ. Rượu làm tăng nguy cơ ung thư ở đầu và cổ. Rượu còn làm tăng tích tụ vi khuẩn có hại bên trong niêm mạc dẫn đến nhiễm khuẩn mạn tính và làm tăng độ nhạy cảm với các chất gây ung thư đường tiêu hóa, tăng sinh tế bào ở niêm mạc dẫn đến loạn sản các tế bào niêm mạc gây ung thư biểu mô. Nghiện rượu mạn tính có liên quan chặt chẽ với nguy cơ làm gia tăng bệnh ung thư và lượng rượu uống hằng ngày có nguy cơ làm tăng tử vong.

Một nghiên cứu về nghiện rượu của các tác giả Hoa Kỳ M.O. Berman và K. Marinkovic (năm 2013) cho thấy: nghiện rượu có ảnh hưởng đến não và các hành vi khác nhau. Tính nhạy cảm do nghiện rượu có liên quan đến tuổi, giới tính, tiền sử gia đình nghiện rượu và chế độ dinh dưỡng. Người ta sử dụng hàng loạt các phương pháp nghiên cứu về tổn thương não do nghiện rượu, bao gồm cả kiểm tra não của bệnh nhân đã chết cũng như hình ảnh của não người sống để đánh giá tổn thương cấu trúc trong não.

Nghiên cứu của hai tác giả người Bỉ M. Vandenbulcke và J. Janssens vào năm 2004 về bệnh lý viêm đa dây thần kinh cấp tính trong nghiện rượu và suy dinh dưỡng cho thấy: ngược với cổ điển, tổn thương đa dây thần kinh tiến triển chậm ở những người ngộ độc rượu cấp tính, hội chứng giả Guillain - Barre hiếm gặp hơn.

Một bệnh nhân giảm vận động và mất cảm giác ở tứ chi rất nhanh trong vòng 4 ngày, xét nghiệm phù hợp với tình trạng nghiện rượu và giảm vitamin B1. Nghiên cứu sinh học thấy tổn thương viêm và thoái hóa đa dây thần kinh vận động giác quan cấp tính. Ngộ độc rượu và thiếu vitamin B1 đóng một vai trò quan trọng trong sinh bệnh học tổn thương đa dây thần kinh.

Nghiên cứu của B. Brokate và cộng sự năm 2013 cho thấy: các rối loạn chức năng thùy trán trong hội chứng Korsakov liên quan đến nghiện rượu, ảnh hưởng đến chức năng não vẫn là đề tài đang gây nhiều tranh luận. Mẫu gồm 17 bệnh nhân mất trí nhớ Korsakov do nghiện rượu, 23 người nghiện rượu nhưng không có hội chứng Korsakov và 21 người làm chứng bị các bệnh thần kinh ngoại vi. Ở nhóm bệnh nhân bị mất trí nhớ Korsakov do nghiện rượu thấy các test trí nhớ giảm rõ. Người ta thấy hội chứng Korsakov liên quan không chỉ với trí nhớ giảm mà còn teo toàn bộ các vùng não khác nhau.

Theo D.G. Herrera và cộng sự, hiện tượng giảm các tế bào thần kinh vùng đồi thị của người nghiện rượu do oxy hóa gây ra gánh nặng cho gan và các loại tế bào khác, tế bào thần kinh trong vùng Delta của hồi Hải mã bị giảm và có thể ngăn ngừa được bởi các chất chống oxy hóa. Các tác giả còn phát hiện thấy giảm 66,3% về số lượng tế bào và tăng

227 - 279% tế bào chết trong các cuộn não, tế bào thần kinh khứu giác không bị ảnh hưởng do rượu. Tế bào thần kinh bị giảm có thể là cơ chế trung gian của suy giảm nhận thức trong nghiện rượu.

Nghiên cứu của tác giả người Đức M. Soyka và cộng sự năm 2014 cho thấy: sự kết hợp các gen thụ thể 5 - HT1B và hành vi chống đối xã hội trong nghiện rượu. Các gen thụ thể 5 - HT1B đóng vai trò thích ứng trong tiêu thụ rượu và nghiện rượu được coi là gen rượu. Sự kết hợp của thụ thể gen 5 - HT đa hình và đặc điểm tính cách chống đối xã hội trong nghiện rượu đã được thảo luận. Sự kết hợp đã tìm thấy giữa một tần số thấp của 5 - HT1B 861C alen và đặc điểm tính cách chống xã hội cũng như rối loạn hành vi trong nghiện rượu.

Nghiên cứu của B.A. Johnson năm 2013 về vai trò của hệ serotonergic trong nghiện rượu cho thấy: các chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) có hiệu quả trong việc điều trị nghiện rượu.

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 2 (Trang 28 - 31)