III. HẬU QUẢ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI Ở BỆNH NHÂN LOẠN THẦN DO RƯỢU
2. Hậu quả về kinh tế xã hội ở bệnh nhân loạn thần do rượu
loạn thần do rượu
Nghiên cứu của J. Yu năm 2005 về hậu quả của việc sử dụng rượu trong giới sinh viên đại học cho thấy: họ thường sống theo tập thể, ảnh hưởng
đến nhau do việc sử dụng rượu và hầu hết có sử dụng rượu. Thông qua liên kết và tương tác với người sử dụng rượu khác, học sinh thường xuyên bị lừa bịp và là nạn nhân của những hậu quả liên quan đến rượu, mức độ nguy hiểm ở sinh viên tăng lên gấp đôi.
Nghiên cứu của P.R. Finn và cộng sự vào năm 2010 cho thấy có liên quan giữa rủi ro gia đình và cá nhân với nguy cơ của nghiện rượu trong một mẫu 224 thanh niên nghiện rượu và 209 người không nghiện rượu; kết quả có rủi ro cá nhân, lệch lạc xã hội và sự kích động hay hưng phấn cảm xúc chiếm một phần đáng kể ở nhóm nghiện rượu. Nghiện rượu hay tìm kiếm hưng phấn cảm xúc bằng cách uống rượu tăng lên và thành vòng luẩn quẩn trở lại nghiện rượu.
Ở Ôxtrâylia, lạm dụng rượu là nguyên nhân của 5,5% trường hợp tử vong và 4% tổng số ngày nằm viện nói chung. Ở Bắc Mỹ và châu Âu, tỷ lệ chết tăng 1,6 - 4,7 lần ở những người lạm dụng rượu. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp các bệnh lý do rượu đứng hàng thứ 3 sau các bệnh tim mạch và ung thư về nguyên nhân gây tử vong.
Nghiên cứu của X. Xie và cộng sự cho thấy việc lạm dụng rượu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và các vấn đề xã hội (chẳng hạn như bệnh tật, tử vong, chấn thương, khổ tâm, đau đớn và tội phạm).
Những tác hại đó là một gánh nặng về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội. Tài sản được sử dụng một cách vô ích hoặc lãng phí là hệ quả của lạm dụng rượu. Nghiên cứu này đã cung cấp một ước tính của tổng chi phí kinh tế cho lạm dụng rượu là 2.261,10 triệu USD ở Ontario (Canađa)1.
Ở Việt Nam, theo báo cáo của Ngô Văn Vinh tại “Hội nghị sơ kết nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng do lạm dụng rượu” năm 2012 cho thấy: trong số những người lạm dụng rượu, nghiện rượu có tới 31% mất việc làm; gia đình bị tan vỡ chiếm 8 - 18%; gây tai nạn cho người khác chiếm 5 - 20%; bị thương vì uống rượu rồi tự gây tai nạn cho mình chiếm 5 - 34%; phạm pháp bị bắt giữ chiếm 5 - 25%. Số người lạm dụng rượu và nghiện rượu bị sa sút về kinh tế chiếm tỷ lệ 45 - 68,5%.
Nghiêm trọng hơn, các loạn thần do rượu còn là nguyên nhân của các hành vi phạm tội, bởi trong cơn rối loạn tâm thần do rượu, người bệnh dễ bị kích thích, giảm kìm chế cảm xúc và trở lên hung dữ, dễ có các hành vi tiêu cực (như chống đối xã hội, tấn công người khác, gây rối trật tự công cộng, gây ra các trọng án), rơi vào các loại phạm tội như giết người, hiếp dâm hay cố ý gây thương tích. Các can phạm được giám định có tiền sử rối loạn tâm
1. Xem Xie, X., Rehm, J., Single, E., Robson, I., Paul, J.:
The economics costs of alcohol abuse in Ontario. Pharmacol -
thần do rượu được xác định đã có các triệu trứng điển hình của rối loạn tâm thần do rượu như có các hành vi gây hấn, bạo lực, ý tưởng tự sát và tự sát thành công, hoang tưởng ghen tuông... gây ra các hậu quả nghiêm trọng liên quan đến bạo lực trong quan hệ vợ chồng được biểu hiện qua mối liên quan giữa ghen tuông và gây hấn.
Điều đáng chú ý là các can phạm được giám định đã có tiền sử loạn thần do rượu, đã được đi khám và điều trị nhiều lần nhưng không khỏi, một số khác thì gây án trong một lần quá chén dẫn đến “cơn loạn thần cấp”, mất khả năng điều khiển bản thân.