Một số test tâm lý cơ bản dùng cho người nghiện rượu

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 2 (Trang 41 - 44)

III. TỔN THƯƠNG HỆ THẦN KINH

7. Một số test tâm lý cơ bản dùng cho người nghiện rượu

người nghiện rượu

Nghiên cứu giá trị về test đa nhân cách của Minesota (MMPI) của E.A. Toyer và N.C. Weed vào năm 2003 để kiểm tra tính hợp lệ đồng thời của MMPI - A ở tuổi vị thành niên phạm tội với một mẫu gồm 50 thanh niên đã bị tòa án xét xử, tham gia tư vấn thu được 42 hồ sơ MMPI - A có giá trị, trong số đó có 33 hồ sơ được tư vấn về hành vi và đáng chú ý là thang PRO (vấn đề thiên hướng với rượu/ma túy).

Nghiên cứu công dụng của dụng cụ tiêu chuẩn hóa trong việc dự đoán tái phạm trong phạm tội lần đầu của tác giả người Mỹ S.C. Lapham và cộng sự năm 2002 cho thấy điều tra các tiện ích của 4 công cụ quy mô MacAndrew của MMPI - 2 (MAC), 4 thang điều tra sử dụng rượu (AUI), các test điều tra sàng lọc nghiện rượu Michigan (MAST) và các test sang chấn của Skinner (STS) trong đánh giá rủi ro cho việc lái xe bị phạm tội lần đầu. Nghiên cứu gồm 1.384 người, 80% là nam giới bị kết án về một tội DWI được sàng lọc toàn diện để đánh giá; kết quả cho thấy: MAC là công cụ tốt nhất, đánh giá mức độ nghiêm trọng và sàng lọc cho người phạm tội lần đầu.

Các tác giả Hoa Kỳ J.L. Wong và T.M. Besett năm 2004 nghiên cứu về sự khác biệt giới tính trong lạm dụng chất trên thang MMPI - 2 ở bệnh nhân tâm thần cho thấy có sự khác biệt giới tính trên các thang MMPI - 2 ở người nghiện rượu (MacAndrew Alcoholism Scale) và khả năng phân biệt giữa chất lạm dụng ở bệnh nhân tâm thần. Nam giới có điểm số trung bình cao hơn so với phụ nữ trên MAC (MacAndrew Alcoholism Scale) và những người lạm dụng chất cao hơn trên cả 3 thang; tuy nhiên, trên MAC có tỷ lệ âm tính giả khoảng 37 - 39%. Các kết quả hỗ trợ của thang MMPI - 2 lạm dụng chất thấy điểm số ở phụ nữ thấp hơn.

Tổng hợp các nghiên cứu có sử dụng test MMPI ở những người nghiện rượu, tác giả J. Adès nhận thấy: sự biến đổi của MMPI ở những người nghiện rượu là khác nhau và không đồng nhất. Người ta thấy những thang điểm như thang D (trầm cảm), thang Pt (suy nhược), thang Pd (nhân cách bệnh) thường xuyên cao. Những nét chính trong nhân cách nghiện rượu là những nét nhân cách chống xã hội, mầm mống trầm uất, những rối loạn trầm trọng về nhân cách.

Những nghiên cứu sử dụng test Rochart cho thấy những điểm chính trong nhân cách những người nghiện rượu là sự lo âu, sự phụ thuộc, sự thù địch và loạn khí sắc... Các nghiên cứu sử dụng các test thăm dò nhân cách khác cho thấy nổi bật lên ở những người nghiện rượu là những lời nói dối “phụ thuộc thụ động”, mức độ lo âu cao, điểm số cao của những thang loạn thần kinh, sự mờ nhạt của cái tôi...

Theo nhà tâm lý học người Áo S. Freud, những người nghiện rượu có một sự nói dối và thiếu vắng những điều ham thích chủ yếu, họ thường tìm kiếm trong việc uống rượu một “tình trạng ham thích thụ động” kèm theo một mơ ước cải thiện thực tại, một cách thức để hướng tới quyền lực tuyệt đối trong một khuynh hướng xung động.

Kết quả nghiên cứu của Cao Tiến Đức và Nguyễn Mạnh Hùng cũng phù hợp với những nhận

xét trên: trị số trung bình của các thang D, Pa, Ma là cao hơn chỉ số chuẩn; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh nhân có các biểu hiện bệnh lý ở các thang D, Pa, Pt, Ma, Sc là rất đáng kể1.

Nghiên cứu của T.R. Kirchner (người Mỹ) và cộng sự vào năm 2003 cho thấy: rượu làm giảm quá trình ghi nhớ tự động. Nghiên cứu về trí nhớ bằng test Wechsler ở bệnh nhân loạn thần do rượu cho thấy trí nhớ của bệnh nhân có sự suy giảm đáng kể so với người bình thường.

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 2 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)