Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu BÁO cáo CUỐI kỳ PHÂN TÍCH tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN BÁNH kẹo hải hà (HAIHACO) (Trang 25)

II. Phân tích yếu tố môi trường kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

a.Môi trường kinh tế

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các công ty, các yếu tố này tương đối rộng nên các công ty cần nhận biết tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất. Các nhân tố kinh tế có vai trò quyết định đến sự hình thành phát triển môi trường kinh doanh. Nền kinh tế phát triển cao và mạnh sẽ kéo theo thu nhập của người lao động tăng lên, dẫn đến sức mua hàng hóa tăng theo. Đây là cơ hội giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng, từ đó nâng cao thị phần của công ty, chiếm lĩnh thị trường, tăng lợi nhuận công ty.

Kinh tế tăng trưởng liên tục qua các năm. Mặc dù phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam vẫn đạt giá trị dương, ước đạt 2,9%. Trong bản cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 10 năm 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), cơ quan này khẳng định Việt Nam là một trong những nền kinh tế hiếm hoi tăng trưởng dương trong khi cả thế giới đang phải gánh chịu tăng trưởng tồi tệ chưa từng có. Theo đó, lạm phát được giữ vững dưới 4%, thặng dư thương mại lớn gần 17 tỷ USD, đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn cao. Lạm phát trong tháng 9 là 3,2%, giảm so với tháng 7 và tháng 8, tín dụng ở mức 10,2%, áp lực khiến ngành ngân hàng giảm lợi nhuận năm 2020. Trong khi đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 9 đạt 1,65 tỷ USD, tăng so với số vốn 720 triệu USD của tháng 8/2020, thương mại hàng hóa thặng dư 16,8 tỷ trong 9 tháng đầu năm… Nhưng với nhiều sự biến động lớn ở năm 2021 về thiên tai và dịch bệnh, mức tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 1,42%.

Biểu đồ II-1. TỐC ĐỘ TĂNG GDP GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Với tình hình dịch bệnh còn nặng nề và đang trong giai đoạn khắc phục đã làm cho nền kinh tế nước ta gặp khó, nhu cầu tiêu dùng hạn hẹp, người dân cần ưu tiên cho các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, gia dụng,... Điều này đã đặt ra cho ngành công nghiệp sản xuất Bánh kẹo nhiều thử thách đặt biệt là số lượng người tiêu dùng được dự đoán là có thể sẽ giảm trong giai đoạn tiếp theo.

j. Chính trị - pháp luật

Nhân tố về chính trị và pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành. Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định.

Việt Nam có một nền chính trị ổn định, hòa bình vì thế nó không gây trở ngại cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình toàn cầu hóa, mở cửa nền kinh tế thị trường giúp HAIHACO có cơ hội tăng trưởng vốn và quy mô hoạt động.

HAIHACO nhận thấy rõ ưu thế ổn định về chính trị, ưu tiên về chính sách và những điều kiện thuận lợi khác ở Việt Nam cho nên đã không ngừng đẩy mạnh chiến lược khai thác tận dụng những ưu thế này nhằm chiếm lĩnh thị trường và tối đa hóa lợi nhuận. HHC đã chú trọng, dành thời gian và lượng vốn nhất định quan tâm tới các vấn đề chính trị và tư vấn pháp luật, hiểu rõ tiến trình ra quyết định của địa phương nơi công ty thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hệ thống pháp luật của Việt Nam tác động đến các doanh nghiệp ngày càng gia tăng: Luật chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế,… sẽ tạo ra cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong ngành sản xuất và tiêu dùng bánh kẹo. Ngoài các vấn đề trên thì vệ sinh an toàn thực phẩm và quyền lợi người tiêu dùng cũng là vấn đề mà HAIHACO luôn quan tâm trong suốt quá trình thành lập đến nay và xem đó là chiến lược kinh doanh lâu dài của công ty.

k. Văn hóa – xã hội

Việt Nam là nước có truyền thống lịch sử và nền văn hóa lâu đời nhưng cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa khác nhau như Trung Quốc, Pháp, Mỹ. Hằng năm vào những dịp lễ, Tết mọi người vẫn thường tặng nhau bánh hoặc dùng bánh kẹo để thờ cúng ông bà tổ tiên, hình thành phong cách sống riêng của người Việt.

Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen dùng của người dân có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu nhu cầu thị trường và từ đó ảnh hưởng lên ngành sản xuất bánh kẹo. Thị hiếu tiêu dùng bánh kẹo của người dân ở miền Bắc, miền Nam và miền Trung khác nhau nên khả năng đáp ứng của ngành cũng khác nhau. Do vậy, ở các đoạn thị trường khác nhau cần phải có chính sách sản phẩm và tiêu thụ khác nhau. Công ty tổ chức các cuộc điều tra về chất lượng sản phẩm, phân tích tập quán tiêu dùng, nhu cầu thị hiếu, mong muốn về sản phẩm mới. Từ đó, công ty có những nghiên cứu cải tiến, đưa ra thị trường những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu, sở thích người tiêu dùng theo độ tuổi, thu nhập,…

Ngoài ra HAIHACO cũng rất ủng hộ nét văn hóa “tương thân tương ái” của người Việt Nam, nó được thể hiện rõ qua một trong các mục tiêu đối với cộng đồng của công ty đó là “Tiếp tục quan tâm chăm sóc các gia đình chính sách trong Công ty; Tích cực hưởng ứng và ủng hộ các hoạt động xã hội từ thiện nhân đạo”. Năm 2018, Công ty đã ủng hộ cho đồng bào bị lũ lụt, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ các trung tâm nhân đạo, hội chữ thập đỏ tại địa phương bằng tiền và hiện vật có giá trị trên 300 triệu đồng. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh Niên đã vận động đoàn viên tham gia hiến máu nhân đạo, tổ chức thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách và trợ cấp cho các gia đình đặc biệt khó khăn trên địa bàn quận (Báo cáo thường niên công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà năm 2018).

Bên cạnh đó, HAIHACO luôn đưa ra các sáng kiến để giảm thiểu tác động tới môi trường tại địa phương tại nơi hoạt động sản xuất và kinh doanh diễn ra. Đồng thời cùng với cộng đồng xã hội triển khai nhiều chương trình nhằm mang lại một môi trường sống xanh hơn trong tương lai.

l. Toàn cầu hóa

Khi Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào một loạt các tổ chức quốc tế như AFTA, APEC, WTO, AEC, TPP sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý. Những điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chịu áp lực cạnh tranh về giá và sản phẩm, thay đổi cơ chế sản xuất để đáp ứng nhu cầu toàn cầu hóa.

Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 là cơ hội thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nói chung và cho HAIHACO phát triển nói riêng. HHC có điều kiện tham gia quảng bá sản phẩm, tên tuổi của mình trên thị trường quốc tế. Hội nhập kinh tế không chỉ giúp HHC củng cố thị trường trong nước mà còn mở rộng thị trường nước ngoài, sản phẩm được áp dụng công nghệ cao có chất lượng tốt, đáp ứng hơn nhu cầu khách hàng. Gia nhập WTO, HHC có điều kiện bán hàng, áp dụng các hình thức bán hàng tiên tiến, mạng lưới kênh phân phối hoàn hảo hơn. Hội nhập công nghệ quốc tế là thời đại của công nghệ, việc mua sắm trên internet phổ biến, do vậy HHC đã có chiến lược khai thác tận dụng ưu điểm này. HAIHACO sở hữu một trong những thương hiệu mạnh nhất Việt Nam và liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng trong nhiều năm liền từ 1996 đến nay. Gần đây nhất, HAIHACO được bình chọn vào danh sách 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam. Thương hiệu HAIHACO đã được đăng ký sở hữu bảo hộ công nghiệp tại Việt Nam và một số nước châu Á như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Nga, Singapore,…

m. Công nghệ

Công nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi, đóng vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty. Vì vậy cũng đòi hỏi doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi này nhằm nâng cao năng suất đáp ứng được thị trường ở Việt Nam và ngoài nước.

Đây là yếu tố quan trọng của cạnh tranh, công nghệ mới sẽ tạo ra sản phẩm mới, năng suất, chất lượng tốt hơn.

Hiện nay công nghệ phát triển như vũ bão, sự phát triển đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Công nghệ hiện đại sẽ giúp cho quá trình sản xuất nhanh hơn, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, giảm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng. Công nghệ hiện đại giúp cho nhân viên bán hàng thực hiện nghiệp vụ của mình được nhanh chóng, hàng hóa được tạo ra phong phú về chủng loại, mẫu mã phù hợp với nhu cầu khách hàng, giúp cho hoạt động bán hàng đạt kết quả mong muốn. Công nghệ phát triển hoạt động bán hàng của doanh nghiệp càng dễ dàng hơn từ giới thiệu sản phẩm, thanh toán đến tự vấn cho khách hàng các hình thức bán hàng mới được HHC áp dụng rộng rãi như bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua internet,.. đó chính là kết quả của công nghệ đối với sự phát triển của công ty.

Để có nhiều sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý, HAIHACO luôn tìm cách giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm có giá phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Để làm được điều đó, công ty triệt để tiết kiệm trong quá trình vận hành máy móc ở tất cả các khâu, xây dựng hệ thống che chắn lò nướng bánh để tiết kiệm năng lượng, giúp công nhân vận hành lò không bị nóng. Đầu tư vào hệ thống xử lý lại nguồn nước làm lạnh sản phẩm kẹo sau khi sản xuất: công nhân vận hành lò hơi luôn giám sát, tính toán kỹ công suất khi sử dụng lò.

III. Phân tích thông số tài chính của công ty

1. Thông số khả năng thanh toán.

a. Thông số khả năng thanh toán hiện thời

Thông số cho biết khả năng của công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn và nhấn mạnh khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các tài sản ngắn hạn trong tương quan với các khoản nợ ngắn hạn.

Công thức:

Khảnăngthanh toánhi nệ th iờ =Tài s nả ng nắ h nạ Nợng nắ h nạ

2016 2017 2018 2019 2020 Tài sản ngắn hạn (triệu đồng) 358.095 231.929 754.897 852.036 903.232

Nợ ngắn hạn (triệu đồng) 177.499 157.600 295.742 479.532 546.932

Khả năng thanh toán hiện thời 2,06 1,47 2,55 1,78 1,65 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung bình ngành 2,00 1,84 2,10 1,70 1,63

Biểu đồ III-2. Khả năng thanh toán hiện thời

Nhận xét: Chỉ số thanh toán hiện thời của công ty năm 2016 là 2,06 điều đó có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo bằng 2,06 đồng tài sản ngắn hạn. Tương tự với năm 2017; 2018; 2019; 2020 thì 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo lần lượt là 1,47; 2,55; 1,78; 1,65 đồng tài sản ngắn hạn.

Trong giai đoạn 2016 – 2017, thông số khả năng thanh toán hiện hành của công ty giảm mạnh từ 2,06 vào năm 2016 xuống còn 1,47 năm 2017 do trong giai đoạn này tài sản ngắn hạn của công ty giảm nhiều hơn so với mức độ giảm nợ ngắn hạn của công ty. Nhưng lấy đà và leo lên lại vào năm 2018 ở mức 2,1. Trong giai đoạn sau đó thông số khả năng thanh toán hiện hành của công ty lại mất đà và giảm trở lại vào 2019 là 1,78 và năm 2020 là 1,65.

Nhìn chung, khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong giai đoạn này cao hơn so với trung bình ngành (trừ năm 2017) cho thấy so với các công ty khác trong ngành thì công ty có khả năng thanh toán ngắn hạn cao hơn.

Do đó, công ty HAIHACO sẽ nhận được sự an tâm từ các chủ nợ và dễ dàng tiếp cận các khoản nợ ngắn hạn hơn.

n. Kỳ thu tiền bình quân

Là khoảng thời gian doanh nghiệp thu về các khoản mà khách hàng nợ doanh nghiệp trong mục các khoản nợ phải thu. Tính toán kỳ thu tiền bình quân để đảm bảo họ có đủ tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của họ.

Vòng quay phải thu khách hàng cung cấp nguồn thông tin nội bộ về chất lượng phải thu khách hàng và mức độ hiệu quả của công ty trong hoạt động thu nợ. Thông số này cho biết số lần phải thu khách hàng được chuyển hóa thành tiền trong năm. Số vòng quay càng lớn thì thời gian chuyển hóa từ doanh số thành tiền càng lớn.

Vòng quay ph iả thu khách hàng= Doanh thutín d ngụ Ph iả thu khách hàng bình quân

Kỳ thuti nề bình quân= Sốngày trong năm Vòngquay ph iả thu khách hàng

¿Ph iả thu khách hàng bìnhquân X Sốngày trong năm Doanhthutín d ngụ

Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Doanh thu tín dụng

(triệu đồng) 823.696 857.984 982.293 1.048.623 1.408.827

Phải thu khách hàng bình

quân (triệu đồng) 53.841 44.613 82.596 163.483 258.049

Vòng quay phải thu khách

hàng 15,30 20,13 11.89 6.41 5.46

Kỳ thu tiền bình quân 23,38 18,13 30,69 56,90 66,86

Trung bình ngành 22,26 22,28 28,99 43,26 77,67

Nhận xét: Suốt giai đoạn từ 2016 – 2020 thì kỳ thu tiền bình quân của công ty có 2 xu hướng: giảm từ năm 2016 – 2017 và tăng trở lại từ năm 2017 – 2020.

- 2016 – 2017: kỳ thu tiền bình quân của công ty giảm 22,45% cho thấy rằng công ty hiện đang thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng để đẩy nhanh việc thu hồi nợ từ khách hàng.

- 2017 – 2020: kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng dần từ 69,28% lên đến 85,4% và 17,5% qua từng năm cho thấy chính sách tín dụng của công ty lại được nới lỏng dẫn đến trong giai đoạn này kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng mạnh. Công ty sẽ cần thay đổi chính sách nhằm giảm bớt phải thu khách hàng, giảm kỳ thu tiền khách hàng bình quân để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong tương lai.

o. Kỳ tồn kho bình quân.

Là số ngày trung bình để một công ty bán hết hàng tồn kho.

Công thức:

Kỳ t nồ kho bìnhquân=T nồ kho bình quân x360

Giá v nố hàng bán Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Giá vốn hàng bán (triệu đồng) 681.188 682.679 748.429 816.046 1.190.252 Tồn kho bình quân (triệu đồng) 95.542 102.771 109.152 100.545 90.692 Kỳ tồn kho bình quân 51,19 54,95 53,23 44,97 27,81 Trung bình ngành 48,47 51,95 45,82 53,16 57,61

Biểu đồ III-4. Biểu đồ thể hiện kỳ tồn kho bình quân

Nhận xét: Trong giai đoạn 2016 – 2020 thì có 2 xu hướng giảm và tăng trong vòng quay hàng tồn kho của công ty: 2016 – 2017 giảm nhẹ và giảm mạnh đều từ năm 2017 đến năm 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2016 – 2017: tăng nhẹ 7,3% và giảm mạnh đều từ 3,13% lên 15,52% và 36,16% qua các năm trong giai đoạn năm 2017 – 2020. Điều này cho thấy công ty đang hoạt động kinh doanh hiệu quả tốt hơn từ 2017 đến 2020.

Nhìn chung, 3 năm đầu kỳ tồn kho của công ty cao nhưng 2 năm tiếp theo, thông số này càng giảm. Điều này có thể do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã làm ngưng trệ Logistic và ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu, làm tăng giá vốn hàng bán lên rất cao.

10. Thông số nợ.

a. Thông số nợ trên tài sản.

Là thước đo tài sản được tài trợ bằng nợ thay vì vốn chủ sở hữu của một công ty. Công thức: Tỷl nệ ợtrêntài s nả = T ngổ nợ T ngổ tài s nả Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng nợ (triệu đồng) 174.114 158.169 619.211 718.352 719.877 Tổng tài sản (triệu đồng) 501.281 510.471 1.011.904 1.149.796 1.188.385 Tỷ lệ nợ trên tài sản 0,35 0,31 0,61 0,62 0,61 Trung bình ngành 0,36 0,37 0,47 0,52 0,52

Biểu đồ III-5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nợ trên tài sản

Nhận xét: Tỷ lệ nợ trên tài sản của Tổng công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà năm 2016 là 0,35 có nghĩa là 35% tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay và 65% còn lại

Một phần của tài liệu BÁO cáo CUỐI kỳ PHÂN TÍCH tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN BÁNH kẹo hải hà (HAIHACO) (Trang 25)