Thông số nợ trêntài sản

Một phần của tài liệu BÁO cáo CUỐI kỳ PHÂN TÍCH tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN BÁNH kẹo hải hà (HAIHACO) (Trang 35)

III. Phân tích thông số tài chính của công ty

a.Thông số nợ trêntài sản

Là thước đo tài sản được tài trợ bằng nợ thay vì vốn chủ sở hữu của một công ty. Công thức: Tỷl nệ ợtrêntài s nả = T ngổ nợ T ngổ tài s nả Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng nợ (triệu đồng) 174.114 158.169 619.211 718.352 719.877 Tổng tài sản (triệu đồng) 501.281 510.471 1.011.904 1.149.796 1.188.385 Tỷ lệ nợ trên tài sản 0,35 0,31 0,61 0,62 0,61 Trung bình ngành 0,36 0,37 0,47 0,52 0,52

Biểu đồ III-5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nợ trên tài sản

Nhận xét: Tỷ lệ nợ trên tài sản của Tổng công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà năm 2016 là 0,35 có nghĩa là 35% tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay và 65% còn lại được tài trợ bằng vốn chủ. Tương tự đối với năm 2017; 2018; 2019; 2020 tỷ lệ nợ trên tài sản lần lượt là 0,31; 0,61; 0,62; 0,61 thì phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay lần lượt là 31%; 61% ; 62% và 61%.

Nhìn chung trong giai đoạn 2016 – 2017 thì tỷ lệ nợ trên tài sản có xu hướng giảm từ 0,35 vào năm 2016 xuống còn 0,31 vào năm 2017 nguyên nhân là do trong giai đoạn này thì tỷ lệ tổng nợ của công ty giảm 9,17% nhiều hơn so với tỷ lệ về tài sản của công ty tăng 1,83%. Cho thấy công ty đang ngày càng giảm tỷ lệ nợ tài trợ cho tài sản của công ty đồng thời đó là tỷ lệ tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu tăng lên và điều này cho thấy công ty đang cố gắng giảm bớt các rủi ro tài chính do nợ mang lại.

Giai đoạn 2017 – 2019 thì tỷ lệ nợ trên tài sản có xu hướng tăng đỉnh điểm là 0,62 (năm 2019). Sau đó giảm nhẹ ở năm 2020 với tỷ lệ nợ trên tài sản là 0,61.

So với trung bình ngành thì tỷ lệ nợ trên tài sản của công ty có xu hướng cao hơn (trừ năm 2016 và 2017) điều này cho thấy tỷ lệ mà tài sản được tài trợ bởi nợ của công ty là cao hơn so với các công ty trong ngành. Và điều này cũng thể hiện được khả

năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ của công ty là thấp hơn so với các công ty khác trong ngành. p. Thông số nợ ngắn hạn Công thức: Thông sốnợng nắ h nạ =Nợng nắ h nạ T ngổ nợ

Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng nợ (triệu đồng) 174.114 158.169 619.211 718.352 719.877 Tổng nợ ngắn hạn (triệu đồng) 173.492 157.600 295.742 479.533 546.933 Thông số nợ ngắn hạn 1,0 1,0 0,48 0,67 0,76 Trung bình ngành 0,90 0,90 0,68 0,74 0,77

Biểu đồ III-6. Biểu đồ thể hiện thông số nợ ngắn hạn

Nhận xét: Thông số nợ ngắn hạn của công ty bánh kẹo Hải Hà có sự biến động rõ ở giai đoạn 2016 – 2020. Thông số nợ ngắn hạn của công ty đạt đỉnh điểm ở năm 2016 và 2017 với 1,00 sau có xu hướng giảm vào năm 2018 với 0,48. Nguyên nhân của xu hướng này là do tỷ lệ tăng của tổng nợ lớn hơn tỷ lệ tăng của nợ ngắn hạn (291,49% so với 87,65%). Những năm sau đó, thông số nợ ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng trở lại từ 0,48 ở năm 2018 đến 0,76 ở năm 2020.

So với thông số nợ ngắn hạn bình quân ngành thì thông số nợ ngắn hạn của công ty bánh kẹo Hải Hà cao hơn ở năm 2016 và 2017. thông số này cho thấy rằng công ty bánh kẹo Hải Hà phải chịu áp lực xoay vốn cao hơn các công ty khác để đảm bảo thanh toán nợ tới hạn và rủi ro vỡ nợ của công ty cao vì sử dụng nhiều nợ ngắn hạn.Ở những năm 2018; 2019 và 2020 thông số nợ ngắn hạn của công ty thấp hơn trung bình quân ngành đều này cho biết công ty ít phải chịu áp lực xoay vốn hơn các công ty khác trong ngành và rủi ro vỡ nợ của công ty thấp.

11. Thông số khả năng sinh lợi

a. Thông số lợi nhuận hoạt động biên.

Thông số này đo lường hiệu quả của hoạt động sản xuất và marketing.

Thông sốl iợ nhu nậ ho tạ đ ngộ biên=Doanhthuthu nầGiá v nố hàng bán Doanhthu thu nầ

Chỉ tiêu

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu thuần

(triệu đồng) 823.696 857.984 982.293 1.048.623 1.408.828

Giá vốn hàng bán

(triệu đồng) 681.188 682.679 748.429 816.046 1.190.253

Thông số lợi nhuận hoạt

động biên 0,17 0,2 0,24 0,22 0,16

Biểu đồ III-7. Biểu đồ thể hiện thông số lợi nhuận hoạt động biên

Nhận xét: Nhìn chung, lợi nhuận hoạt động biên của Hải Hà biến động rõ rệt nhưng vẫn thấp hơn trung bình ngành. Điều này cho thấy các công ty khác quản lý hoạt động kinh doanh sản xuất tốt hơn Hải Hà, Hải Hà chưa làm tốt công tác quản lý tài chính, giá vốn còn khá cao, chưa kiểm soát chi phí một cách hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh.

Năm 2016 – 2018, lợi nhuận gộp biên biến động tăng từ 0,17 lên 0.,24, nguyên nhân là do doanh thu thuần thu được trong giai đoạn này tăng mạnh hơn so với lợi nhuận gộp của công ty.

Lợi nhuận gộp biên giảm trong giai đoạn 2019 – 2020, tuy nhiên doanh thu vẫn tăng theo từng năm. Đặc biệt là năm 2020, chứng kiến sự đột phá khi doanh thu thuần tăng cao nhất từ trước đến nay (khoảng 360 tỷ đồng). Lý giải điều này công ty Hải Hà cho rằng nhờ có sự thuận lợi từ các chính sách của chính phủ như ổn định môi trường vĩ mô, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

q. Lợi nhuận ròng biên.

Là công cụ đo lường khả năng sinh lời trên doanh số sau khi tính đến tất cả chi phí và thuế TNDN.

L iợ nhu nậ ròngbiên=L iợ nhu nậ sau thuế Doanhthu thu nầ

Chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu thuần

(triệu đồng) 823.696 857.984 982.293 1.048.623 1.408.828

Lợi nhuận sau thuế

(triệu đồng) 33.515 33.701 42.081 40.365 39.065

Lợi nhuận ròng biên 0,041 0,039 0,043 0,039 0,028

Trung bình ngành 0,042 0,049 0,055 0,044 0,043

Nhận xét: Nhìn chung, lợi nhuận ròng biên của doanh nghiệp không cách biệt quá nhiều so với trung bình ngành nhưng vẫn thấp hơn, chứng tỏ khả năng sinh lợi trên doanh số của công ty, hiệu quả hoạt động và mức độ điều thấp hơn đối thủ.

Ta có thể thấy lợi nhuận ròng biên từ năm 2016 – 2019 giữ ở mức trung bình xấp xỉ 0,04. Trong giai đoạn này, cả lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều tăng nhưng tỷ lệ tăng này bằng nhau. Điều này cho thấy doanh nghiệp còn thiếu sót trong việc quản lý chi phí giá vốn, chi phí nhân công, chi phí lao động, chi phí máy móc sản xuất, chi phí nguyên vật liệu đầu vào.

Năm 2020, lợi nhuận ròng biên của Hải Hà và các công ty đối thủ đều giảm nhẹ, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai bão lũ ở miền Trung và chi phí đầu vào tăng, chi phí hoạt động vận tải, marketing tăng trong khi công ty vẫn giữ giá bán ở mức hợp lý làm lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2019.

r. Thu nhập trên tổng tài sản (ROA).

Công thức:

ROA=L iợ nhu nậ sau thuế Tài s nả

Chỉ tiêu

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Lợi nhuận sau thuế

(triệu đồng) 33.515 33.701 42.081 40.365 39.065

Tài sản (triệu đồng) 501.282 510.472 1.011.904 1.149.796 1.188.386

ROA 0,067 0,066 0,042 0,036 0,033

Biểu đồ III-9. Biểu đồ thể hiện thông số thu nhập trên tổng tài sản (ROA)

Nhận xét: Nhìn chung, thu nhập trên tổng tài sản (ROA) của Hải Hà thấp hơn trung bình ngành. Về ý nghĩa thì chỉ số này phản ánh mức sinh lợi của Hải Hà thấp hơn các công ty cạnh tranh rất là nhiều. Nguyên nhân là do công ty tăng tổng tài sản bằng việc tăng cường đầu tư cải tiến thiết bị, dây chuyền sản xuất, đào tạo nhân lực có kỹ năng phục vụ cho hoạt động sản xuất, bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Tuy năm 2016 chỉ số ROA của Hải Hà cao hơn trung bình ngành nhưng từ năm 2019 đến năm 2020, ROA của Hải Hà và các công ty khác đều giảm, thậm chí Hải Hà còn giảm nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh của mình. Do tổng tài sản có thay đổi và lợi nhuận sau thuế giảm liền trong 2 năm liên tiếp làm ảnh hưởng đến ROA của công ty cũng như khả năng sinh lợi trên tổng tài sản.

s. Thu nhập trên vốn chủ (ROE)

Công thức:

ROE= L iợ nhu nậ sau thuế V nố chủsởh uữ bình quân

Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Lợi nhuận sau thuế

(triệu đồng) 33.515 33.701 42.081 40.365 39.065

Vốn chủ sở hữu (triệu đồng) 327.168 352.303 392.693 431.444 468.509

ROE 0,102 0,096 0,107 0,095 0,083

Trung bình ngành 0,106 0,120 0,141 0,106 0,083 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ III-10. Biểu đồ thể hiện thu nhập trên vốn chủ (ROE)

Nhận xét: Nhìn chung, chỉ số ROE của các công ty trong ngành có nhiều biến động

nhưng vẫn cao hơn của công ty Hải Hà. Thu nhập trên vốn chủ sở hũu của Hải Hà khá thấp và có xu hướng giảm. Giai đoạn từ năm 2017 đến 2018 có tăng từ 0,096 lên 0,107 nhưng sau đó lại tiếp tục giảm. Điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh của Hải Hà không được khả quan bằng các công ty đối thủ dẫn đến lợi nhuận vẫn còn thua kém. Tuy nhiên, đây không phải là mức lợi nhuận thấp và không làm sự hấp dẫn của cổ phiếu công ty kém đi đối với nhà đầu tư.

Tổng vốn chủ sở hữu của Hải Hà tăng đều qua các năm và lợi nhuận sau thuế có giảm nhẹ vào năm 2019 và 2020, nguyên nhân vẫn là do dịch bệnh diễn ra trên toàn cầu làm chuỗi cung ứng đứt gãy khiến giá vật liệu vào tăng, tình hình thiên tai bão lũ cũng gây nhiều khó khăn đến hoạt động vận chuyển hàng hóa của công ty. Và tình trạng này áp dụng cho toàn bộ các công ty khác trong ngành thể hiện qua sự sụt giảm ROE trung bình trong giai đoạn 2019 – 2020. Tuy nhiên, mức sụt giảm ROE của Hải Hà vẫn ít hơn các đối thủ cạnh tranh, cho thấy rằng Hải Hà đang làm tốt công tác quản lí chi phí cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn đầy biến động này.

12. Thông số thị trường

a. Thông số thu nhập trên cổ phiếu (EPS)

Là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần đang được lưu thông trên thị trường. EPS được coi là một thước đo thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty (hay một dự án đầu tư).

Công thức:

EPS=L iợ nhu nậ sau thuếcổt cứ ưuđãi S cố ổphi uế l uư hành

Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Lợi nhuận sau thuế

(triệu đồng) 33.515 33.701 42.081 40.365 39.065 Cổ tức ưu đãi (triệu đồng) 0 0 0 0 0 Số cổ phiếu lưu hành trong kỳ 16.425.000 16.425.000 16.425.000 16.425.000 16.425.000 EPS 0,00204 0,00205 0,00256 0,00249 0,00239 Trung bình ngành 0,00308 0,00342 0,00422 0,00357 0,00311

Biểu đồ III-11. Biểu đồ thể hiện thông số thu nhập trên cổ phiếu (EPS)

Nhận xét: EPS cho biết công ty đã thu được bao nhiêu lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu

- Giai đoạn 2016 – 2017, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu chỉ giao động nhẹ từ 0.00204 đến 0,00205 triệu đồng/cổ phiếu do lợi nhuận của công ty chỉ tăng khoảng 0.55%.

- Đến năm 2018, chỉ số EPS của công ty Hải Hà tăng vọt và đạt đỉnh điểm ở mức 0.00256 do lợi nhuận đạt được tăng gần 25% so với năm 2017.

- Trong ba năm tiếp theo, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu ổn định hơn nhưng vẫn giảm nhẹ từ 0.00256 triệu đồng/cổ phiếu (năm 2018) xuống 0.00249 triệu đồng/cổ phiếu (năm 2019) và năm 2020 chỉ số này tiếp tục giảm xuống còn 0.00239 triệu đồng/cổ phiếu. Điều này là do công ty giữ nguyên mức phát hành cổ phiếu trong kỳ là 16,425,000 cổ phiếu trong khi lợi nhuận sau thuế của công ty giảm dần qua các năm.

Nhìn chung thì lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu của công ty Hải Hà biến động lên xuống rõ rệt và còn thấp hơn so với trung bình ngành.

t. Thông số giá trên thu nhập (P/E)

Là tỷ lệ giữa giá thị trường và lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần của một công ty. Cho biết mức độ mà người đầu tư đánh giá một công ty, tức cho biết họ sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đồng lợi nhuận.

Công thức:

P/E=Giá thịtrư ờngc aủ cổphi uế Thu nh pậ trênm iỗ cổphi uế

Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Giá thị trường của cổ phiếu

(triệu đồng) 0,032 0,051 0,119 0,129 0,073

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

(triệu đồng) 0,00204 0,00205 0,00256 0,00249 0,00238

P/E 15,70 24,86 46,38 51,87 43,31

Trung bình ngành 10,49 13,82 21,30 26,63 24,51

Nhận xét: Nhìn chung, chỉ số P/E của Hải Hà tăng mạnh qua các năm và cao hơn mức

trung bình ngành từ 5.21 đến 25.24. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vào năm 2016, nhà đầu tư sẵn sàng trả 15,70 đồng cho 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu, con số đó tăng nhanh đáng kể qua các năm: năm 2017 là 24,86; năm 2018 là 46,38; năm 2019 là 51,87 và đến năm 2019 nhà đầu tư đã trả 43,31 cho 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu của công ty Hải Hà. - Trong giai đoạn 2016 – 2019, giá cổ phiếu của công ty tăng đáng kể so

với lượng thu nhập trên mỗi cổ phiếu nên chỉ số P/E của công ty cũng tăng theo. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến năm 2019, chỉ số này vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ giảm mạnh hơn 2 năm trước. Cụ thể là tăng từ 46,38 lên 51,87 tăng chậm hơn giai đoạn 2017 – 2018 (24,86 lên 46,38). Sự kìm hãm này là do giá thị trường cổ phiếu tăng nhẹ trong khi lượng thu nhập cổ phiếu lại giảm.

- Đặc biệt, chỉ số này đạt cao nhất trong 5 năm qua ở mức 51,87. Nhưng sau đó thì chỉ số này lại tuột dốc xuống còn 43,31 do cả giá thị trường của cổ phiếu và lượng thu nhập cổ phiếu của công ty đều sụt giảm đáng kể.

Công ty phát triển tốt nên giá cổ phiếu của đẩy lên cao và EPS của công ty ổn định qua các năm giúp cho chỉ số P/E tăng theo. Cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả và triển vọng phát triển cũng được đánh giá cao hơn, nhà đầu tư quan tâm đến doanh nghiệp nhiều hơn.

P/E tăng đều qua các năm, càng ngày càng thu hẹp khoảng cách với trung bình ngành cho thấy triển vọng phát triển cao, rủi ro ít hơn, thu hút nhà đầu tư chú ý đến doanh nghiệp của mình.

IV. Đề xuất giải pháp1. Điểm mạnh, điểm yếu 1. Điểm mạnh, điểm yếu

a. Điểm mạnh

 Hình thành và chuyển đổi thành công ty cổ phần sớm (2004), có nhiều kinh nghiệm trong ngành, quy mô công ty lớn.

 Lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư luôn âm cho thấy rằng các Nhà Quản trị công ty luôn nỗ lực tìm kiếm, thay đổi theo thời đại, xu hướng để có thể cải thiện hoạt động kinh doanh.

 Công ty xử lý tốt tính thanh khoản, cụ thể luôn cao hơn so với trung bình ngành, ở các năm gần đây (Cụ thể, năm 2018: 2,55 > 2,10; năm 2019: 1,78 > 1,70; năm 2020: 1,63 > 1,61) con số này giảm nhẹ do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid- 19. Nhưng trong tổng quan ngành, thì đây và là một thế mạnh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Tạo sự tin tưởng, cảm giác an toàn cho các nhà đầu tư.

u. Điểm yếu

 Nguyên vật liệu lấy từ Mỹ, Úc và Đông Nam Á với những thành phần khó bảo quản, một phần đã ảnh hưởng nặng nề đến chi phí vận chuyển, bảo quản và đặc biệt trong thời buổi dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm thì việc nhập hàng hóa, vận tải đang trở thành một rào cản nghiêm trọng đối với các ngành sản xuất có nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

 Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần tăng cao ở ba năm gần đây, cụ thể

Một phần của tài liệu BÁO cáo CUỐI kỳ PHÂN TÍCH tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN BÁNH kẹo hải hà (HAIHACO) (Trang 35)