Khảo sát thành phần pha động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đồng thời paracetamol và caffein trong dược phẩm bằng phương pháp HPLC (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1.1. Khảo sát thành phần pha động

Để khảo sát thành phần pha động, tiến hành chạy chương trình sắc kí như mục 2.2.1.2 đã trình bày với sự thay đổi thành phần pha động. Dung dịch chất chuẩn của paracetamol được pha loãng từ dung dịch gốc 1200 ppm. Thành phần dung môi pha động được chọn để khảo sát là methanol và nước với các tỉ lệ thể tích khác nhau.

Kết quả sự phụ thuộc của thời gian lưu, chiều cao pic sắc kí vào thành phần pha động được chỉ ra trong bảng 3.1 và hình 3.1.

Hình 3.1. Sắc kí đồ của paracetamol và caffein khi khảo sát pha động. a) Paracetamol – 100% CH3OH. b) Paracetamol – 90% CH3OH. a) Paracetamol – 100% CH3OH. b) Paracetamol – 90% CH3OH.

tR (phút) H

H

Bảng 3.1. Sự phụ thuộc của thơi gian lưu, chiều cao pic sắc kí vào tỉ lệ của methanol trong pha động.

%Methanol Paracetamol Caffein Thơi gian lưu(tR - phút) Diện tíchpic (S) Thời gian lưu(tR – phút) Diện tíchpic (S) 100 2,14 16561,13 2,52 61705,82 90 2,08 21742,12 2,45 46255,60

Nhìn vảo bảng 3.1 và pic sắc kí trong hình 3.1 nhận thấy với tỷ lệ CH3OH 100% hai chất đầu tách rõ ràng, pic sắc nét và thời gian rửa giải ra nhanh hơn. Tiến hành chạy sắc kí kiểm tra với hỗn hợp hai chất cần phân tích theo chương trình sau :

- Cột tách: RP – 18, 5µm, 220 x 4,6 mm. - Thể tích vòng mẫu: 20 μl.

- Nồng độ chất phân tích: 2,4 ppm cho mỗi chất. - Tốc độ dòng: 1 ml/phút.

-Detector: 270 nm

Kết quả thu được sắc kí đồ sau :

Hình 3.2. Sắc kí đồ hỗn hợp paracetamol và caffein với pha động là methanol

paracetamol

Do đó lựa chọn tỉ lệ pha động 100% CH3OH để tiến hành phân tích đồng thời hai chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đồng thời paracetamol và caffein trong dược phẩm bằng phương pháp HPLC (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)