Thông khí môi trường

Một phần của tài liệu tai-lieu-huong-dan-phong-va-kiem-soat-lay-nhiem-dich-benh-ncov (Trang 28 - 31)

Tăng cường thông khí môi trường là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm nCoV. Thông khí môi trường cần áp dụng trong các trường hợp bệnh lây truyền qua đường không khí và bệnh lây truyền cơ hội qua đường không khí - Lây truyền những giọt bắn trong những thủ thuật tạo khí dung như nCoV.

Có 3 hình thức tăng thông khí môi trường:

3.1.Thông khí cơ học:

Tạo phòng thông khí áp lực âm qua việc đưa khí sạch vào phòng và hút khí ô nhiễm ra sao cho tạo được ít nhất 12 số luồng khí trao đổi mỗi giờ (ACH).

Đường khí ra phải qua màng lọc HEPA. Có sự tương quan giữa mật độ virus trong không khí và số ACH như theo Bảng 2.2

Bảng 2.2: Mật độ phân tử vi sinh vật theo số luồng khí trao đổi mỗi giờ (ACH)

Quá trình thông

khí (phút) % phân tử khí dung theo số luồng khí trao đổi mỗi giờ (ACH)6 9 12 15 18 21 24

0 phút 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 5 phút 61% 47% 37% 29% 22% 17% 14% 10 phút 37% 22% 14% 8% 5% 3% 2% 15 phút 22% 10% 5% 2% 1% <0.1% 3% 30 phút 5% 1% 0.3% <0.1% <0.1% 0% 0% 45 phút 1% 0.1% <0.1% 0% 0% 0% 0% 60 phút 0.3% <0.1% 0% 0% 0% 0% 0% 3.2. Thông khí tự nhiên:

Không khí tươi vào và ra khỏi phòng hoặc khu vực qua cửa chính hoặc cửa sổ. Thông khí tự nhiên phụ thuộc vào: Tốc độ gió, Áp lực cụm, Nhiệt độ, và Độ ẩm. Áp lực cụm (Stack pressure)” là áp lực khí bị tác động bởi thay đổi nhiệt độ và độ ẩm. Khí càng ấm, luồng khí di chuyển về nơi khí mát hơn khi khí ấm tăng, luồng khí lạnh hơn đi vào trong (hoặc ngoài) từ bên dưới.

Buồng bệnh có 2 cửa số đối diện nhau, mở toàn bộ 2 cửa sổ sẽ đảm bảo thông khí trong buồng bệnh tối thiểu ≥ 12 luồng khí trao đổi/giờ. Buồng bệnh khi sử dụng thông khí tự nhiên nên ở cuối chiều gió, có cửa sổ đối lưu 2 chiều, cửa sổ mở hướng ra khu vực không có người qua lại.

3.3. Thông khí hỗn hợp:

Áp dụng thông khí tự nhiên kết hợp với dùng hệ thống quạt hút khí ra ngoài, khí hút ra ngoài phải thải ra môi trường trống, không có người qua lại, không thải vào hành lang hoặc các phòng kế cận.

- Thuận lợi của thông khí hỗn hợp:

+ Có thể sử dụng trong khí hậu lạnh khi không thể mở cửa sổ, và thông khí cơ học không có sẵn.

+ Tăng luồng khí mỗi giờ.

+ Có thể tăng áp lực âm bởi việc rút khí và đẩy khí ra ngòai cửa sổ

- Bất lợi:

+ Phụ thuộc vào nguồn điện.

+ Gây ồn.

Cần tính toán số quạt hút theo công suất quạt và thể tích khí của buồng để đảm bảo ít nhất 12 ACH.

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN

Phương tiện phòng hộ cá nhân (PHCN) là những trang phục và phương tiện thiết yếu để nhân viên y tế bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với người bệnh. Phương tiện phòng hộ cá nhân cũng có thể bảo vệ người bệnh không bị nhiễm các vi sinh vật thường trú và vãng lai từ nhân viên y tế, môi trường trong bệnh viện. Phương tiện PHCN nhằm bảo vệ niêm mạc miệng, mũi mắt và da của nhân viên y tế khỏi máu và dịch tiết, hạt hô hấp chứa các tác nhân lây nhiễm. Việc mang đầy đủ các phương tiện PHCN khi chăm sóc người bệnh nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm nCoV là biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa lây nhiễm cho nhân viên y tế.

1. Mục đích

Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm nCoV từ người bệnh sang nhân viên y tế, người nhà người bệnh và khách thăm.

Ngăn ngừa nguy cơ phát tán nguồn bệnh tới người bệnh khác, môi trường xung quanh người bệnh và cộng đồng.

Một phần của tài liệu tai-lieu-huong-dan-phong-va-kiem-soat-lay-nhiem-dich-benh-ncov (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w