Chỉ định vệ sinh tay

Một phần của tài liệu tai-lieu-huong-dan-phong-va-kiem-soat-lay-nhiem-dich-benh-ncov (Trang 40 - 44)

2.1. Vệ sinh tay với xà phòng và nước sạch

- Bất cứ khi nào bàn tay có dính máu và dịch cơ thể có thể nhìn thấy được bằng mắt, trong q trình chăm sóc, điều trị người bệnh (làm thủ thuật xâm lấn, chăm sóc vệ sinh thân thể người bệnh, xử lý dụng cụ bẩn, chất thải,…) mặc dù có mang găng tay và nghi ngờ thủng găng hoặc tháo bất cẩn làm tiếp xúc với nguồn nhiễm.

- Vệ sinh tay bằng xà phòng và nước cũng cần được thực hiện trước và sau buổi làm việc, sau khi đi vệ sinh, sau thu gom đồ vải, dụng cụ, chất thải…

2.2. Vệ sinh tay với dung dịch có chứa cồn/cồn trong chlorhexidin

- Chỉ sử dụng kỹ thuật vệ sinh tay với cồn khi bàn tay khơng dính máu và dịch cơ thể có thể nhìn thấy được bằng mắt, trong chăm sóc, điều trị, sau khi tháo bỏ phương tiện PHCN.

- Tại những nơi không thể lắp đặt bồn rửa tay cho vệ sinh tay với xà phòng khử khuẩn và nước sạch và những nơi các thao tác chăm sóc khơng có nguy cơ dính máu và dịch cơ thể người bệnh bằng mắt thường có thể phát hiện được.

- Chỉ định vệ sinh tay với dung dịch có chứa cồn: tương tự như trong vệ sinh tay với xà phịng và nước nếu khơng có dính máu và dịch cơ thể có thể trơng thấy bằng mắt.

- Thời điểm nhân viên y tế cần vệ sinh tay:

+ Có 5 thời điểm bắt buộc người nhân viên y tế phải tuân thủ nghiêm ngặt vệ sinh tay (theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới).

+Ngoài ra cần phải vệ sinh tay trong một số trường hợp sau:

•Trước khi mặc phương tiện phịng hộ cá nhân, trước khi mang găng tay;

•Sau mỗi thao tác tháo bỏ phương tiện phịng hộ cá nhân;

•Khi chuyển chăm sóc từ nơi nhiễm sang nơi sạch trên cùng người bệnh;

•Trước khi kết thúc cơng việc tại khu vực cách ly đi ra bên ngồi;

•Trước khi trở về gia đình.

3. Kỹ thuật

3.1. Vệ sinh tay bằng xà phịng và nước (Hình 10)

- Bước 1: Làm ướt hai lịng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào nhau cho sủi bọt.

- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngồi các ngón tay bàn tay kia và ngược lại.

- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay. - Bước 4: Chà mặt ngồi các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia. - Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. - Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lịng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vịi nước chảy.

Hình 10: Kỹ thuật vệ sinh tay với xà phòng và nước sạch (Thời gian 30s-60s)

3.2. Vệ sinh tay với dung dịch khử khuẩn tay có chứa cồn (Hình 11)

- Bước 1: Lấy 3ml - 5ml dung dịch khử khuẩn tay có chứa cồn/cồn trong chlorhexidin và chà hai lòng bàn tay vào nhau.

- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngồi các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay. - Bước 4: Chà mặt ngồi các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia. - Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. - Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại cho đến khi bàn tay khô.

42

Bước 1

Bước 2 Bước 3 Bước 4

Ghi chú:

- Cắt ngắn móng tay

- Tháo bỏ tồn bộ trang sức trên bàn tay (nhẫn, vịng đeo tay, đồng hồ, móng giả)

- Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần

Xem thêm Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bước 1

Bước 2 Bước 3 Bước 4

Bước 5 Bước 6

XỬ LÝ DỤNG CỤ

Tất cả các dụng cụ sau khi sử dụng cho chăm sóc và điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV đều là những dụng cụ có nguy cơ lây nhiễm cao, nếu khơng được xử lý đúng quy trình sẽ có nguy cơ phát tán và lây nhiễm cho nhân viên y tế và cộng đồng.

1. Mục đích

- Nhân viên thực hiện xử lý dụng cụ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn các dụng cụ sau chăm sóc và điều trị người bệnh đúng quy định.

- Bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và môi trường.

Một phần của tài liệu tai-lieu-huong-dan-phong-va-kiem-soat-lay-nhiem-dich-benh-ncov (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w