VỆ SINH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN NGƯỜI NHIỄM HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM nCo

Một phần của tài liệu tai-lieu-huong-dan-phong-va-kiem-soat-lay-nhiem-dich-benh-ncov (Trang 59 - 60)

6. Kiểm tra và giám sát

VỆ SINH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN NGƯỜI NHIỄM HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM nCo

HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM nCoV

Để phòng chống lây nhiễm nCoV, yêu cầu các bệnh viện phải áp dụng một cách nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật và các ngun tắc kiểm sốt mơi trường, kiểm sốt thực hành an tồn trong làm việc và trang bị phương tiện PHCN.

1. Mục đích

- Nhân viên y tế thực hành đúng và nghiêm ngặt quy định vệ sinh, khử khuẩn phương tiện vận chuyển người bệnh.

- Phòng ngừa lây nhiễm nCoV do tiếp xúc với bề mặt các phương tiện vận chuyển người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV.

- Đảm bảo an toàn thân nhân đi kèm, cho NVYT vận chuyển và cộng đồng.

2. Nguyên tắc thực hiện

- Các bề mặt phương tiện vận chuyển cần xử lý khử khuẩn gồm: khoang xe vận chuyển NB (cáng, lan can, bảng điều khiển thiết bị y tế, sàn liền kề, tường, trần và bề mặt làm việc, tay nắm cửa, radio, bàn phím và điện thoại di động).

- Người thực hiện xử lý phương tiện vận chuyển phải được huấn luyện và thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa lây truyền theo đường tiếp xúc.

- Bệnh viện có quy định nơi xử lý phương tiện vận chuyển và trang bị đầy đủ phương tiện đảm bảo xử lý an toàn phương tiện.

- Nơi thực hiện xử lý khử khuẩn phương tiện vận chuyển người bệnh phải có đầy đủ phương tiện phịng hộ cá nhân, hố chất, dụng cụ làm vệ sinh, khử khuẩn tiệt khuẩn, thu gom chất thải y tế.

- Tất cả phương tiện vận chuyển người bệnh, dụng cụ can thiệp, chăm sóc người bệnh sau khi kết thúc sử dụng phải được xử lý ngay theo đúng quy trình trước khi sử dụng cho những người bệnh tiếp theo.

3. Đối tượng và phạm vi áp dụng

- Tất cả các phương tiện vận chuyển người bệnh trên đường đến bệnh viện, trong nội bộ bệnh viện.

- Mọi nhân viên y tế tham gia vào vận chuyển người bệnh tại tất cả các khoa phịng có liên quan đến vận chuyển người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV.

4. Phương tiện

- Phương tiện phịng hộ cá nhân - Hóa chất làm sạch và khử khuẩn:

+ Xà phịng có chất khử khuẩn

+ Dung dịch khử khuẩn có hoạt chất Clo 0,05% hoặc các chất diệt khuẩn khác trong danh mục cấp phép của Bộ Y tế.

- Phương tiện để xử lý: bình phun, giẻ lau, túi/bao đựng chất thải - Khu vực xử lý các xe vận chuyển riêng.

5. Cách thực hiện

Nhân viên y tế mang trang phục phòng hộ cá nhân đúng hướng dẫn và thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Pha hóa chất đúng quy định (dung dịch khử khuẩn 0,05% hoạt chất Clo) và để vào trong các bình đựng hóa chất sẵn tại khu vực xử lý

- Bước 2: Mang phương tiện phòng hộ cá nhân

- Bước 3: Thu gom các dụng cụ và chất thải cho vào các bao/túi màu vàng và gói kín, ghi rõ chất thải phát sinh từ chuyển đến nơi xử lý chất thải tập trung.

- Bước 4: Lau hóa chất khử khuẩn lên tất cả bề mặt phương tiện vận chuyển, để ít nhất 10 phút sau đó lau lại với chất làm sạch (chất tẩy rửa hoặc nước sạch với xà phịng), lau khơ hoặc xì khơ. Khi có sự có đổ tràn máu hoặc tràn dịch cơ thể (VD: chất nôn, máu, dịch tiết sinh học…), trước tiên phải dùng khăn giấy thấm dùng một lần có tẩm clo 0,5% khu trú lại và loại bỏ, dùng khăn tẩm dung dịch 0,5% hoạt chất Clo phủ lên khu vực đổ tràn để trong ít nhất 10 phút, sau đó lau sạch lại với dung dịch bằng dung dịch khử khuẩn clo 0,5%.

- Bước 5: Sau khi kết thúc công việc, phương tiện bảo hộ cá nhân được cho vào túi hoặc thùng có nắp kín, chuyển tới nơi khử khuẩn hoặc tiêu hủy, rửa tay bằng xà phịng có chất khử khuẩn và vệ sinh cá nhân.

Chú ý: Đối với các phương tiện ô tô đi đến vùng dịch cần được phun hoá

chất khử khuẩn, thân, lốp, gầm xe khi rời khỏi vùng dịch bằng dung dịch khử khuẩn có 0,05% Clo hoạt hóa.

Một phần của tài liệu tai-lieu-huong-dan-phong-va-kiem-soat-lay-nhiem-dich-benh-ncov (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w