Quản trị mối quan hệ với bệnh nhân:

Một phần của tài liệu chương3-tổng quan các nghiệp vụ trong ngành chăm sóc sức khỏe (Trang 31 - 33)

1. Quản lý hồ sơ bệnh nhân – Mã hóa và kiểm soát giá:

- Bệnh nhân được cấp cho 1 mã vạch lúc đăng ký với bộ phận tiếp nhận bệnh nhân, mã vạch này được xây dựng theo chuẩn quốc tế. Mã vạch được in trên giải băng đeo của bệnh nhân, và bệnh nhân có tập hồ sơ tương ứng với mã vạch của mình. Mã vạch được sử dụng trong suốt quá trình điều trị cho đến khi bệnh nhân ra viện, nhằm giúp cho việc phân định họ trong suốt quá trình điều trị.

- Mã số của mã vạch của bệnh nhân sẽ là KEY để mở tập hồ sơ chăm sóc bệnh nhân chung (hồ sơ điện tử- là phần dự liệu chung mà các nhân viên tham gia điều trị có thể cập nhật thông tin) có sẵn tất cả thông tin, biểu mẫu cần thiết như tên, tuổi, địa chỉ… cùng với thông tin cũng được mã hóa thành mã vạch như : loại bệnh, cấp cứu y tế, quy trình đang điều trị và địa điểm cho từng bệnh nhân trong quá trình điều trị ở bệnh viện. - Khi bệnh nhân kết thúc điều trị tại 1 trung tâm nào đó và được chuyển đến 1 trung tâm khác, mã địa điểm của trung tâm mới sẽ được quét vào tập hồ sơ của bệnh nhân và thông tin được đăng ký như là bệnh nhân mới ở trung tâm điều trị tiếp theo.

2. Theo dõi thanh toán điều trị:

- Bệnh nhân sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập viện, sẽ được phân loại vào các cấp ưu tiên thì nhân viên quản trị sẽ quét thông tin lien quan.

Việc này tạo điều kiện cho tất cả các trung tâm điều trị được huy động để tiếp nhận và cung cấp dịch vụ chăm sóc cho bệnh nhân.

- Các khâu điều trị, săn sóc và giường bệnh sẽ được quyết định và phân bổ tại những địa điểm riêng. Những bệnh nhân điều trị tại những địa điểm khác nhau sẽ có mã vạch phân định điều trị được quét cho phép thông tin cần thiết cho điều trị được hiển thị tại nhữn nơi cần thiết (giúp bảo mật thông tin của bệnh nhân). Như vậy hệ thống này tạo điều kiện để ưu tiên hóa các nhiệm vụ và quả lý điều trị hiệu quả.

- Trong quá trình điều trị, thông tin về việc điều trị được tham số hóa và mã vạch như: bác sĩ trực tiếp điều trị,ngày giờ thực hiện, phương pháp, giai đoạn, chi phí theo từng thời điểm.

3. Chăm sóc khách hàng thường xuyên:

- Người bệnh thường có trạng thái lo âu, sợ hãi vì vậy điều quan trọng là người điều trị, điều dưỡng phải thông cảm với nỗi lo âu của bệnh nhân, biết tâm lí của bệnh nhân đang nghĩ gì, lo sợ điều gì để làm cho bệnh nhân cảm thấy được an ủi, dễ chịu. Điều này giúp bệnh nhân có niềm tin hy vọng và sẽ mau khỏi bệnh. Đây là 1 dạng chăm sóc tâm lý khách hàng mà đầu tiên cần phải có để công việc chăm sóc, điều trị về sau sẽ có kết quả tốt hơn cho bệnh nhân.

- Theo dõi người bệnh thường xuyên để thay đổi cấp độ chăm sóc và có những can thiệp kịp thời. Người bệnh là trọng tâm, được chăm sóc cả về thể chất và tinh thần, được tham gia vào lập kế hoạch chăm sóc. Ðáng chú ý, người nhà người bệnh cũng được tham gia vào đội chăm sóc đó, có nhiệm vụ hỗ trợ chăm sóc người bệnh theo sự tư vấn, hướng dẫn của các thành viên trong đội. Nhờ đó, hầu hết cán bộ và nhân viên các khoa, phòng đều có thái độ tích cực và ý thức trách nhiệm trong quá trình triển khai chăm sóc toàn diện người bệnh theo mô hình đội. Trung bình mỗi khoa có hai hoặc ba đội chăm sóc như vậy. Các thành viên đều phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia. Chất lượng chăm sóc người bệnh được cải thiện, người bệnh được theo dõi sát và liên tục, không có "khoảng trống" trong chăm sóc người bệnh.

- Quản lý bệnh nhân: bao gồm quản lý bệnh án, hồ sơ bệnh án , quản lý bệnh nhân, hồ sơ bệnh nhân, ngoài ra cần phải lập phiếu chăm sóc, theo dõi, đảm bảo chế độ dinh dưỡng theo tình trạng bệnh lý, tăng cường giao tiếp với bệnh nhân, quản lý, cải thiện tình trạng sức khoẻ chung của bệnh nhân 1 cách ổn định, lâu dài.

- Quản lý chế độ ăn uồng và sinh hoạt của bệnh nhân: tuỳ theo mỗi loại bệnh mà bệnh nhân sẽ có chế độ ăn uống và sinh hoạt riêng. Cần lập phiếu để theo dõi liên tục chế độ ăn uồng và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân, từ đó nhận định tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đang ở mức độ nào, tiến triển ra sao, sau đó thống kê, theo dõi lại bệnh lý để đưa ra chính sách ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân 1 cách tốt nhất, đảm bảo người bệnh được điều trị đúng cách và không phát sinh những trường hợp không mong muốn.

- Chăm sóc khách hàng thường xuyên là 1 dịch vụ hết sức quan trọng giúp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, làm người bệnh hài lòng là xu thế tất yếu đối với các bệnh viện. Dịch vụ này còn nói lên sự chăm sóc liên tục dành cho bệnh nhân nghĩa là người bệnh được chăm sóc, quản lý tiếp tục sau khi xuất viện.Ngoài ra nó làm tăng uy tín của đơn vị, các cơ sở khám chữa bệnh và đẩy mạnh công tác chăm sóc người bệnh 1 cách toàn diện.

Một phần của tài liệu chương3-tổng quan các nghiệp vụ trong ngành chăm sóc sức khỏe (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w