Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của ba phƣơng pháp

Một phần của tài liệu đánh giá mật độ và độ di động của tinh trùng bằng buồng đếm makler, buồng đếm neubauer và máy phân tích tinh trùng tự động sqa – iib (Trang 72 - 89)

Chất lượng mẫu tinh dịch (mật độ, độ di động), có thể được đánh giá bằng phương pháp thủ công (bằng buồng đếm Makler, buồng đếm Neubauer), hoặc đánh giá bằng máy phân tích tự động (Máy SQA-IIB).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có những điểm giống với một số nghiên cứu khác [35] [56] [61] [70], và cũng có những điểm trái với nhận xét của một số tác giả [31] [47] [69]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi đánh giá về mật độ và độ di động bằng buồng đếm Makler và buồng đếm Neubauer gần như không có sự khác biệt, việc đánh giá bằng hai buồng đếm này là bằng phương pháp thủ công và vẫn đang được áp dụng nhiều nhất trong khám và điều trị hiếm muộn và vô sinh. Phương pháp này đánh giá tinh trùng qua khảo sát bằng mắt thường, mặc dù mang tính chủ quan trong cách đánh giá thay đổi tuỳ theo người thực hiện, nhưng nếu được đào tạo đầy đủ và tuân thủ đúng theo quy trình chuẩn của WHO sẽ cho kết quả với độ chính xác tương đối với chi phí đầu tư thấp. Còn với việc phân tích bằng máy phân tích tinh trùng tự động SQA-IIB, thực tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới ít có giá trị ứng dụng trong lâm sàng, và thường được sử dụng trong nghiên cứu, vì máy chưa đạt được độ tin tưởng về độ chính xác do không phân biệt được tinh trùng với các tế bào khác hoặc cặn khi chúng nằm gần nhau khi đánh giá mật độ, cũng như không phân biệt được sự chuyển động do va chạm nhau của tinh trùng di động và tinh trùng chết trong đánh giá di động. Theo nghiên cứu gần đây nhất của tác giả Vested A. (2011), điều này cũng gặp ở loại máy phân tích tinh trùng tự động hiện đại nhất bây giờ (máy CASA), khi tác giả nghiên cứu đánh giá độ di động của tinh trùng giữa máy CASA với phương pháp thường quy theo hướng dẫn của WHO, thấy có sự khác biệt lớn (P< 0,001) [63]. Qua quá trình nghiên cứu bằng ba phương pháp, chúng tôi rút ra được ở mỗi phương pháp phân tích tinh dịch có được những ưu, nhược điểm sau.

Buồng đếm Neubauer cải tiến đánh giá được chính xác mật độ TT do khi pha loãng, mật độ TT trên buồng đếm thưa hơn, do đó hạn chế được tính

chủ quan của người làm. Nhưng sự chính xác của kết quả lại phụ thuộc rất nhiều vào người làm trong quá trình xác định và pha loãng mẫu, mẫu pha loãng phải chính xác và đều thì khi lấy tinh dịch để phân tích kết quả mới không bị sai lệch, nhất là ở những mẫu quánh, kém hoá lỏng, những mẫu có mật độ TT thấp. Do vậy thời gian phân tích kết quả so với buồng đếm Makler và máy phân tích tự động SQA-IIB là lâu hơn, và yêu cầu người làm phải được đào tạo bài bản. Nhận xét này cũng đã được Cardona-Maya W đề cập [35].

Buồng đếm Makler là thiết bị đơn giản, dễ sử dụng. mẫu trong buồng đếm được phân bố đồng đều thành một lớp và được quan sát trên một mặt phẳng. Mẫu được lấy ở vùng giữa của lọ nên tránh được cặn và không cần pha loãng do đó quá trình phân tích được tích được thực hiện trực tiếp từ mẫu nguyên thủy và trong môi trường tự nhiên của nó. Vì vậy thời gian phân tích mẫu cũng sẽ nhanh hơn buồng đếm Neubauer. Sự di động của tinh trùng được kiểm tra dưới những điều kiện lý tưởng làm tăng tính chính xác của kỹ thuật. Các sai số ngẫu nhiên gây ra do tạo áp suất vào buồng đếm tinh trùng không thể chuyển động đã được loại bỏ nhờ có phần kính phía trên và bốn chốt bằng thạch anh. Theo tác giả Yeung và CS (1997), việc sử dụng buồng đếm này cũng yêu cầu người làm phải được đào tạo bài bản, và có kinh nghiệm do kết quả phụ thuộc vào tính chủ quan quan sát ở mỗi người làm [69].

Máy phân tích tự động SQA-IIB, là thiết bị đơn giản, thời gian phân tích một mẫu tinh dịch nhanh (khoảng 1 phút cho một mẫu). Khi lấy mẫu bằng cuvét, tinh dịch được hút vào trong mao dẫn là tinh dịch ở trên bề mặt do đó không đại diện được cho mẫu. Các tác giả khuyến cáo đây là một phương pháp sàng lọc tốt để loại trừ Asthenozoospermia (TT yếu; PR< 32%), và Oligozoospermia (mật độ TT ít < 15 triệu/ml) [56]. Các tác giả cũng

khuyến cáo là do máy phân tích các chỉ số của tinh trùng gián tiếp thông qua thuật toán là không đảm bảo độ chính xác, từ đó ảnh hưởng đến sự quyết định phương pháp điều trị cho bệnh nhân của các Bác sĩ lâm sàng [57]. Hơn nữa, chi phí cho một ca xét nghiệm tinh dịch cũng cao hơn nhiều so với phương pháp thủ công.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu phân tích mật độ và độ di động của tinh trùng ở những mẫu tinh dịch đồ bình thường bằng buồng đếm Neubauer cải tiến, buồng đếm Makler và máy phân tích tự động SQA-IIB tại Bộ môn Mô học – Phôi thai học, chúng tôi rút ra được những kết luận sau.

1. Đánh giá mật độ và độ di động bằng ba phương pháp.

Phân tích tinh dịch bằng buồng đếm Makler và buồng đếm Neubauer: + Về độ di động: không có sự khác biệt giữa hai buồng đếm (P > 0,05) + Về mật độ: không có sự khác biệt giữa hai buồng đếm với những mẫu có mật độ tinh trùng > 40 triệu/ml (P > 0,05); có sự khác biệt giữa hai buồng đếm với những mẫu có mật độ tinh trùng < 40 triệu/ ml với P < 0,001.

Kết quả phân tích mật độ và độ di động tinh trùng bằng máy SQA-IIB có sự khác biệt so với khi sử dụng buồng đếm Makler và buồng đếm Neubauer (Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,05).

2. Về ưu nhược điểm của ba phương pháp.

+ Buồng đếm Makler phân tích kết quả nhanh và ít bị sai lệch với những mẫu có mật độ và độ di động tinh trùng bình thường.

+ Buồng đếm Neubauer thích hợp với việc phân tích những mẫu có mật độ tinh trùng cao (> 200 triệu/ml).

+ Máy phân tích tự động SQA – IIB phù hợp trong xét nghiệm sàng lọc, định hướng cho những xét nghiệm sâu hơn.

KHUYẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu đánh giá ba phương pháp phân tích tinh dịch ở những mẫu có tinh dịch đồ bình thường: Buồng đếm Makler, buồng đếm Neubauer và máy phân tích tự động SQA-IIB, chúng tôi có một số khuyến nghị sau: 1. Xét nghiệm tinh dịch trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn, vô sinh nên

sử dụng phương pháp thủ công và bằng buồng đếm Makler.

2. Các xét nghiệm viên phải tuân thủ chặt chẽ những bước của kỹ thuật để đưa ra được kết quả chính xác nhất.

3. Cần tiến hành nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn và nhiều thông số hơn với những tinh dịch đồ bình thường. Nghiên cứu cũng cần tiến hành trên các mẫu tinh dịch bất thường. Việc so sánh độ chính xác của các cách phân tích tinh dịch cũng cần đối với các máy phân tích tinh dịch hiện đại hơn (CASA).

MỤC LỤC

Chƣơng 1 :TỔNG QUAN ... 3

1.1. Tình hình vô sinh... 3

1.1.1. Khái niệm vô sinh và tỉ lệ vô sinh. ... 3

1.1.2. Nguyên nhân vô sinh và tỉ lệ ... 3

1.2. Nghiên cứu về tính chất tinh dịch và quá trình sinh tinh trùng. ... 5

1.2.1. Lịch sử nghiên cứu tinh trùng. ... 5

1.2.2. Tính chất tinh dịch và quá trình sinh tinh trùng. ... 5

1.2.3. Các rối loạn trong quá trình tạo tinh trùng và bài tiết tinh trùng. ... 7

1.3. Những nghiên cứu về mật độ và độ di động của tinh trùng ở trên thế giới và ở Việt Nam. ... 9

1.3.1. Ở Việt Nam. ... 9

1.3.2 Trên thế giới. ... 10

1.4. Tinh dịch đồ ... 12

1.4.1. Tiêu chuẩn của một tinh trùng bình thường. ... 12

1.4.2. Tiêu chuẩn của một mẫu tinh dịch đồ bình thường. ... 13

1.4.3. Các phương pháp đánh giá tinh dịch. ... 17

1.4.4. Các nghiên cứu về các phương pháp phân tích tinh dịch . ... 21

Chƣơng2 :ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 25

2.1 Đối tƣợng nghiên cứu. ... 25

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ... 25

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: ... 25

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:... 25

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu. ... 25

2.3.4. Quy trình nghiên cứu. ... 26

2.4. Kỹ thuật và chỉ tiêu nghiên cứu. ... 26

2.4.1 Kỹ thuật nghiên cứu... 26

2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ... 37

2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ... 38

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 39

3.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu:... 39

3.1.1.Về tuổi: ... 39

3.1.2. Về mật độ tinh trùng. ... 40

3.1.3. Về độ di động………42

3.2. Kết quả đánh giá mật độ và độ di động của tinh trùng theo ba phƣơng pháp. ... 41

3.2.1. Mật độ tinh trùng. ... 41

3.2.2. Tỉ lệ tinh trùng di động: ... 44

3.3. So sánh kết quả giữa các phƣơng pháp. ... 45

3.3.1. So sánh kết quả mật độ tinh trùng theo ba nhóm giữa các phương pháp: Buồng đếm Makler, buồng đếm Neubauer và máy SQA-IIB. ... 45

3.3.2. So sánh kết quả mật độ và độ di động của 3 phương pháp. ... 48

Chƣơng 4 :BÀN LUẬN... 51

4.1.1. Về tuổi. ... 52

4.1.2. Lấy tinh dịch và cách lấy mẫu nghiên cứu. ... 52

4.2. Bàn luận về kết quả mật độ và độ di động của ba phƣơng pháp. .. 56

4.2.1. Mật độ tinh trùng sau khi đánh giá bằng 3 phương pháp. ... 56

4.2.2. Độ di động của tinh trùng bằng ba phương pháp. ... 59

4.3. Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của ba phƣơng pháp. ... 61

KẾT LUẬN... 65

KIẾN NGHỊ ... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tỉ lệ khác biệt cho phép giữa tỉ lệ trung bình và khác biệt

giữa 2 lần đếm ...30

Bảng 2.2. Quy định độ pha loãng, cách pha, vùng đếm tinh trùng ...31

Bảng 2.3. Khác biệt cho phép giữa tổng số và hiệu số đếm trên 2 tiêu bản tính mật độ tinh ...34

Bảng 3.1. Tỉ lệ phân bố theo nhóm tuổi ...39

Bảng 3.2. Tỉ lệ mật độ tinh trùng ở các nhóm ...40

Bảng 3.3. Tỉ lệ độ di động của các mẫu nghiên cứu. ...41

Bảng 3.4. Phân bố mật độ tinh trùng ở các nhóm của ba phương pháp ...42

Bảng 3.5. Mật độ tinh trùng trung bình của ba phương pháp ...42

Bảng 3.6. So sánh mật độ trung bình ở ba nhóm bằng buồng đếm Makler và buồng đếm Neubauer ...45

Bảng 3.7. So sánh mật độ tinh trùng ở ba nhóm bằng buồng đếm Makler và máy đếm tự động SQA-IIB. ...46

Bảng 3.8. So sánh mật độ tinh trùng ở ba nhóm bằng buồng đếm Neubauer và máy đếm tự động SQA-IIB. ...47

Bảng 3.9. So sánh kết quả mật độ và độ di động của tinh trùng bằng 2 phương pháp...48

Bảng 3.10. So sánh kết quả mật độ và độ di động bằng 2 phương pháp ...49

Bảng 3.11. So sánh mật độ và độ di động của tinh trùng bằng 2 phương pháp ...50

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Mật độ trung bình ở ba nhóm của ba phương pháp ... 43 Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ tinh trùng di động được đánh giá bằng buồng đếm Neubauer, buồng đếm Makler và máy phân tích tự động SQA- IIB. ... 44 Biểu đồ 4.1. Mật độ trung bình bằng buồng đếm Makler của chuyên gia

(Makler1) và mật độ TB của nhóm nghiên cứu (Makler 2). .... 55 Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ di động của TT được đánh giá bởi các chuyên gia (Makler1), và tỉ lệ di động được đánh giá của nhóm nghiên cứu (Makler2). ... 55 Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ độ di động của tinh trùng bằng buồng đếm Makler và buồng đếm Neubauer. ... 60 Biểu đồ 4.4. Tỉ lệ tinh trùng di động của ba phương pháp... 61

Tiếng Việt:

1. Trịnh Văn Bảo, Trần Đức Phấn, Đào Ngọc Phong, Bùi Huy Hoàng

(1993), “Đặc điểm tinh dịch của một số cựu chiến binh Việt Nam tiếp xúc với chất da cam”. Chất diệt cỏ trong chiến tranh, tác hại lâu dài với con người và thiên nhiên, Hội thảo quốc tế lần 2, tr : 419-424

2. Nguyễn Xuân Bái (2001), “Nghiên cứu đặc điểm tinh dịch đồ của 1000 cặp vợ chồng vô sinh”.Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

3. Vũ Văn Chúc (1990), “Tìm hiểu nguyên nhân vô sinh trên 1000 nhân điều trị tại BVBMTSS”,Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

4. Trần Ngọc Can (1972), “Điều tra cơ bản tinh dịch đồ của người đã có con hoặc vợ đang có thai”, Tạp chí sản phụ khoa, (2) tr.41-53.

5. Lê Minh Chính, Hoàng Đức Vĩnh, Nguyễn Thị Phi (2001), “Nghiên cứu một số nguyên nhân vô sinh nam và điều trị bằng thuốc đông y nguồn gốc từ động vật tại Thái Nguyên”, Nội san khoa học công nghệ y dược miền núi,(1), tr. 42-49

6. Trần Xuân Dung (2000), “Chuẩn đoán và điều trị nguyên nhân tinh trùng ít và chết nhiều trong vô sinh nam giới”, Y học thực hành,392(12) tr.10-12. 7. Phan Trường Duyệt, Đinh Thế Mỹ (1998), “Vô sinh”, Lâm sàng sản phụ

khoa, tr : 471-476.

8. Ngô Gia Hy (1994), “Hiếm muộn và vô sinh nam”, Bách khoa toàn thư bệnh học, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

Thành phố Hồ Chí Minh.

10.Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (1992), Hoá sinh trong lâm sàng, nhà xuất bản y học Hà Nội

11.Đỗ Kính (1998), “Hệ sinh dục nam”, Mô học, tr.368-397.

12.Nguyễn Khắc Liêu (1999), “Đại cương về vô sinh”,Bài giảng sản phụ khoa, tr.307-312.

13.Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2000), “Tổng quan về hiếm muộn và vô sinh”, Lớp vô sinh và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ,khoá VI, tr 1-13.

14.Trần Đức Phấn, Hoàng Thu Lan, Đặng Hải Yến (2001), Bước đầu nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm tinh dịch và tác động của một số yếu tố môì trường ở những cặp vợ chồng thiểu năng sinh sản, Báo Cáo hội nghị khoa học,Trường Đại học Y Hà Nội, 3/ 2001

15.Phan Văn Quyền (2000), “Khám và làm bệnh án một cặp vợ chồng vô sinh”. Lớp vô sinh và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, Khoá VI, Tr. 17-24 16.Phan Văn Quý (1997), “Một số nhận xét về vô sinh nam tại Viện Bảo vệ

bà mẹ và Trẻ sơ sinh”, Hội thảo về nguyên nhân và điều trị vô sinh nam, nữ,V iện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh- Tổ chức tại Matersa- Trung tâm hợp tác với Tổ chức Ytế thế giới.

17.Nguyễn Xuân Quý và cộng sự (2004) , Khảo sát tinh dịch đồ ở những cặp vợ chồng hiếm muộn đến điều trị tại Bệnh viện phụ sản Từ Dũ

18.Nguyễn Bửu Triều (1995), Vô sinh nam giới, Bệnh học tiết niệu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

19.Dương Đình Trung (1998), Quy trình kỹ thuật xét nghiệm tinh dịch đồ và bảo quản tinh trùng, Hội thảo khoa học về xét nghiệm, bảo quản lưu trữ tinh trùng, Uỷ ban quốc gia dân số kế hoạch hoá gia đình, Học viện quân y

học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

21.Hồ Mạnh Tường (2000), “Sinh lý thụ tinh”, Lớp vô sinh và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, Khoa VI, Tr.35-38

22.Nguyễn Thị Xiêm, Lê Thị Phương Lan (2002), Vô sinh, Nhà xuất bản Y học Hà Nội

23.Tan S.L., Jacobs H.S. (1991), Hỏi đáp về vô sinh, Nhà xuất bản Yhọc Hà Nội

Tiếng Anh:

24.Aitken R.J . (1990), “Evaluation of human sperm function”, Br . Med. Bull; 46, pp :654-674

25.Amelar R. D., Dubin L., Qnigly M.M. (1979), “Successful management of infertility due to polyzoospermia”, Tertility and sterility, 31, pp: 521-524

26.Aitken RJ, Irvine DS, Wu FC (1991), “Prospective analysis of sperm – oocyte fusion and reactive oxygenspecies generation as criteria for diagnosis of infertility”,American Journal of Obstetrics and Ginecology,

164,pp: 542-551

27.Acacio B.D. , Gottfried T., Israel R. (2000), “Evaluation of a large cohort of men presenting for asceening semenanalysis”, Fertil Steril, 73(3),pp:559-597.

28.Andrade F.T, Decavalh P.P. (1997), “General characteratics of the spermatozoa in oligoospermic men with and without clinical varicocel”,Rev Assoc med bras, 43(1), pp: 58-60

29.Aribarg A. (1995), “Primary health care for malefertility”, Workshop in andrology, pp: 50-54

preservation”, Human reproduction. pp : 7-15.

31.Bartoov B., Benbarak J. (1991) “Sperm motility Index- Anew parameter for Human sperm evaluation”. Fertility and Sterility volume 56, Issue, pp : 108-112.

32.Brugh V. M., Lipshultz Li (2004), “Male factor infertility evaluation and management”, Med, clim North Am 88(2), pp: 367-385

33.Cooper T.G., Nooman A., Von Eckardsteins et al. (2010), “World health organization reference value; for human semen characteristics”,

Một phần của tài liệu đánh giá mật độ và độ di động của tinh trùng bằng buồng đếm makler, buồng đếm neubauer và máy phân tích tinh trùng tự động sqa – iib (Trang 72 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)