Các nghiên cứu về các phương pháp phân tích tinh dịch

Một phần của tài liệu đánh giá mật độ và độ di động của tinh trùng bằng buồng đếm makler, buồng đếm neubauer và máy phân tích tinh trùng tự động sqa – iib (Trang 32 - 36)

Trên thế giới đã có một số tác giả đã nghiên cứu so sánh kết quả giữa các phương pháp phân tích tinh dịch đồ.

Sau khi nghiên cứu chỉ số di động của TT bằng máy đếm tự động SQA- IIB và phương pháp thủ công quan sát dưới kính hiển vi của 968 mẫu tinh dịch của những người đàn ông khỏe mạnh. Tác giả Bartoow và CS (1991), đã đưa ra kết luận, tỉ lệ di động của TT phân tích bằng SQA-IIB so với phương pháp thông thường đáng tin cậy [31].

Theo nghiên cứu của tác giả Imade G.E và CS (1993).Khi nghiên cứu phân tích 50 mẫu tinh dịch bằng hai buồng đếm Makler và Neubauer đã thu được kết quả: Mật độ trung bình của buồng đếm Neubauer là 78,6 ± 10,1 và của buồng đếm Makler là 119,1 ± 14,1 triệu TT/ml. Tác giả kết luận có sự khác biệt về mật độ TT giữa hai buồng đếm (P < 0,05) [49].

Theo nghiên cứu của tác giả Sukcharoen và CS (1994), khi phân tích mật độ tinh trùng ở 55 mẫu tinh dịch bằng sử dụng buồng đếm Makler và buồng đếm Neubauer đã kết luận: Mật độ TT của hai phương pháp không khác nhau khi mật độ TT > 40 triệu/ml và có sự chênh lệch khi mật độ tinh trùng < 40 triệu/ml (p < 0,001) [61].

Còn theo tác giả David Mortimer (1994), do những đặc tính về tính năng, khiến cho các thế hệ máy thử tinh dịch đồ hiện nay chưa đạt được độ chính xác tương đương với các quy trình chuẩn do người thực hiện, vì vậy

việc sử dụng máy để thử tinh dịch đồ thay thế cho phương pháp thông thường không được khuyến khích [37].

Tác giả Johnston và CS (1995), sau khi nghiên cứu đã kết luận: Phân tích tinh dịch bằng SQA-IIB dễ sử dụng, có sự tương quan giữa các chỉ số di động của TT, mật độ TT, ngoài ra có một số thông số tinh dịch khác hỗ trợ cho việc đánh giá chất lượng, giúp cho chuẩn đoán nhanh chóng chất lượng TT để sàng lọc bệnh nhân (như trong thụ tinh ống nghiệm) [46].

Theo tác giả Yeung và CS (1997), việc sử dụng kỹ thuật bằng buồng đếm Neubauer và buồng đếm Makler để đánh giá mật độ và độ di động, tác giả cho rằng mật độ có giá trị chính xác bằng kỹ thuật, còn độ di động khi phân tích đánh giá có thể thiếu độ chính xác do tính chủ quan của người quan sát, ngoài ra di động của TT bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ sâu và tính chất của buồng đếm [69].

Vào năm 1998, Hiệp hội Sinh sản và phôi học người Châu Âu, đã thống nhất và đi đến khuyến cáo về việc sử dụng các máy để thử tinh dịch đồ: Do những đặc tính và tính năng, khiến cho các hệ thống máy thử tinh dịch đồ hiện nay chưa đạt được độ chính xác tương đương với quy trình chuẩn do người thực hiện, do đó việc sử dụng máy thử tinh dịch đồ để thay thế quy trình chuẩn của WHO là không phù hợp [Trích dẫn theo 66].

Tác giả Makler và CS (1999), nghiên cứu 26 mẫu tinh dịch bằng máy đếm SQA-IIB với buồng đếm Neubauer theo tiêu chuẩn của WHO, tác giả đã chỉ ra sự chênh lệch đáng kể giữa hai phương pháp. Có sự khác biệt gấp đôi trong 53% trường hợp, gấp ba lần trong 33% trường hợp. Ở những mẫu có < 8% di động, hoặc không có TT di động thì SQA-IIB có kết quả là mật độ 0, di động 0, tác giả cho rằng SQA-IIB thiếu độ chính xác và tin cậy, do đó máy có thể cung cấp các thông tin sai lệch, mà điều đó có ảnh hưởng rất lớn trong quyết định điều trị vô sinh theo phương pháp nào [56].

Nghiên cứu của tác giả Matisnez và CS (2000), khi đánh giá phân tích chất lượng TT bằng máy phân tích tự động SQA –IIB, các tham số SMI được phân tích với độ nhạy cao, từ nghiên cứu cho thấy SQA-IIB là một phương pháp sàng lọc tốt để loại trừ Oligozoospermia (mật độ TT ít < 15 triệu/ml) và Asthenozoospermia (Tinh trùng yếu; PR < 32%), tác giả cũng chỉ ra phương pháp này không thích hợp đánh giá hình thái [57].

Ngược lại theo nghiên cứu của YA Hồ Cẩm Đào và CS (2006). khi so sánh buồng đếm Makler, buồng đếm Neubauer, và máy phân tích tự động với 54 mẫu, kết quả mật độ trung bình ở các phương pháp là : Makler 52,36 ± 7,78; Neubauer 44,84 ± 4,86, máy phân tích tự động 28,53 ± 2,06. Các tác giả đã kết luận không có sự khác biệt về mật độ giữa buồng đếm Neubauer và buồng đếm Makler (P > 0,05). Có sự khác biệt về mật độ giữa buồng đếm Makler và Neubauer với máy phân tích tự động (P < 0,05) [70].

Một nghiên cứu gần đây (2007), của tác giả Jin-Chunlu và CS. Khi tác

giả nghiên cứu 35 mẫu tinh dịch và chia thành 3 nhóm. Nhóm thấp có mật độ TT < 20 x 106 triệu/ml, nhóm trung bình có mật đô TT từ 20 – 100 x 106 /ml, nhóm cao > 100 x106 /ml. Các tác giả tiến hành so sánh về mật độ trung bình và mật độ trung bình của các nhóm bằng hai buồng đếm Makler và Neubauer, kết quả mật độ trung bình ở buồng đếm Makler là 78,9 ± 59,2; buồng đếm Neubauer là 79,3 ± 56,7 . Mật độ trung bình ở các nhóm thấp, trung bình, cao là : Makler (23,3 ± 4,1; 86,7 ± 10,2; 150,4 ± 16,2), Neubauer (29,3 ± 6,6; 93,3 ± 10,9; 153,7 ± 23,0). Tác giả đã kết luận không có sự khác biệt về mật độ giữa hai buồng đếm [47].

Khi nghiên cứu so sánh đếm mật độ tinh trùng với 112 mẫu tinh dịch từ những người khỏe mạnh, bằng buồng đếm Makler và buồng đếm Neubauer, Cardona-Maya W. và CS (2008) đã thu được kết quả: mật độ trung bình ở buồng đếm Makler là 107,8 x 106

106,2 x 106. Tác giả đã kết luận: mật độ TT thu được từ 2 buồng đếm là như nhau p > 0,05 [35].

Ở Việt Nam, các trung tâm hỗ trợ sinh sản, các trung tâm nam học, các phòng khám vô sinh đang ngày phát triển. Mỗi trung tâm sử dụng phương pháp đánh giá chất lượng tinh dịch khác nhau. Tuy nhiên, việc so sánh cách đánh giá chất lượng theo các phương pháp chưa có một thông báo chính thức nào.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá mật độ và độ di động của tinh trùng bằng buồng đếm makler, buồng đếm neubauer và máy phân tích tinh trùng tự động sqa – iib (Trang 32 - 36)