Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VỚI NHÓM KHÁCH HÀNG XÂY LẮP CỦA NGÂN HÀNG MB (Trang 35)

Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất từ hợp đồng tín dụng gây ra làm lành mạnh hóa tài chính ngân hàng. Khi RRTD xảy ra, trước hết ngân hàng cần theo dõi, xác định những tổn thất về tài sản, nguồn lực, giá trị pháp lý. Sau đó thực hiện các biện pháp khắc phục và xử lý mà vẫn không thu hồi được, ngân hàng cần có những biện pháp tài trợ RRTD phù hợp để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng và đảm bảo chấp hành các quy định an toàn của Ngân hàng Trung ương.

Theo công bố của Ủy ban Basel, các NHTM phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra để

đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, ngân hàng được sử dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp.

Các biện pháp hạn chế RRTD: * Trích lập dự phòng:

Đây là biện pháp được các ngân hàng sử dụng chủ yếu, là biện pháp tự khắc phục rủi ro trong hợp đồng tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng đối với các khoản nợ theo quy định của NHNN. Việc trích lập dự phòng sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng (do khoản trích lập được tính vào chi phí, khoản đầu tư không sinh lợi, bị đưa vào quỹ phong tỏa của NHNN) nhưng mặt khác nó giúp ngân hàng ý thức được việc kiểm soát rủi ro trong hợp đồng tín dụng một cách chặt chẽ hơn.

* Thanh lý tài sản:

Đối với những khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc không có ý muốn trả nợ, sau khi ngân hàng đã thực hiện mọi phương án để thu hồi vẫn không hiệu quả thì việc thanh lý là phương án giải quyết cuối cùng để bảo toàn vốn, hoặc thu lại một tỷ lệ vốn nhất định. Trong hoạt động này, ngân hàng có thể yêu cầu sự hợp tác từ khách hàng hoặc nhờ pháp luật can thiệp nếu cần thiết.

* Bán TSĐB

TSĐB là tài sản mà bên đảm bảo dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng. TSĐB có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.

Điều kiện về TSĐB:

+ Tài sản phải: Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng đối với: tài sản hình thành ở nước ngoài, quyền tài sản, quyền đối với phần vốn góp, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, xác định được quyền sở hữu của khách hàng đối với tài sản hình thành trong tương lai, thuộc sở hữu hợp pháp (riêng đối với đất là quyền sử dụng) của khách hàng/ bên thứ ba đối với các TSĐB khác.

+ Tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu/quyền sử dụng, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Tài sản mà pháp luật không cấm giao dịch.

+ Tài sản có tính dễ bán/ dễ chuyển nhượng, đảm bảo khả năng thu nợ khi xử lý tài sản.

+ Tài sản phải được bên đảm bảo mua bảo hiểm vật chất/tài sản trong các trường hợp sau: tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm, tài sản là phương tiện vận tải, tài sản mà ngân hàng thấy cần thiết phải mua bảo hiểm.

+ Tài sản (trừ trường hợp TSĐB là kim loại quý, đã quý, quyền sử dụng đất được giao không xác định thời hạn) phải có thời hạn sử dụng còn lại bằng hoặc lớn hơn thời hạn cho vay.

Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ khó khắc phục, nợ đã được gia hạn nhưng chưa trả được hoặc chưa xác định được nguồn trả, ngân hàng (đa phần là nợ nhóm 5) cần quản lý chặt chẽ khoản vay của khách hàng, đồng thời rà soát hồ sơ pháp lý và tình trạng TSĐB để xem xét khả năng phát mại nhằm thu hồi vốn. Sau đó phối hợp với các cơ quan chức trách của nhà nước để tiến hành thanh lý TSĐB tiền vay theo trình tự quy định trên các văn bản pháp lý.

Với những khoản vay không có TSĐB, ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính khách hàng, các khoản phải thu, nguồn vốn thanh toán của các công trình qua thông báo vốn hàng năm đối với lĩnh vực xây dựng, kỳ thu tiền đối với lĩnh vực khác và yêu cầu khách hàng cùng chủ đầu tư, người mua hàng cam kết thanh toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng bán bớt những tài sản không phát huy hiệu quả, không cần để trả nợ tiền vay.

* Cơ cấu lại nợ quá hạn, nợ xấu

Theo Khoản 10 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do NHNN Việt Nam ban hình như sau: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc TCTD chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc TCTD chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ

hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi.

- Gia hạn nợ là việc TCTD chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận.

* Bảo hiểm tín dụng:

Bảo hiểm tín dụng là hình thức chuyển một phần hoặc toàn bộ RRTD của các TCTD cho các tổ chức bảo hiểm hoặc yêu cầu khách hàng từ bảo hiểm để phòng ngừa bất trắc xảy ra.

* Bán nợ

NHTM có thể bán nợ cho các tổ chức tài chính khác nhằm nhanh chóng thu hồi vốn và tránh những tranh chấp pháp lý với người cho vay. Việc bán nợ được coi là phương pháp xử lý nợ xấu nhanh nhất, giúp chi nhánh thu hồi một phần vốn. Tổ chức mua nợ có thể khôi phục lại hoạt động kinh doanh và bán lại cho các nhà đầu tư khác để thu hồi lại vốn đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận. Ngoài ra có thể bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các TSĐB khoản nợ, khai thác TSĐB, tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua xử lý các TSĐB khoản nợ, khai thác TSĐB, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của KHCN… Đây là hướng đi được một số ngân hàng thực hiện. Tuy nhiên, thực hiện giải pháp này, ngân hàng vẫn mất nhiều thời gian và tiền bạc để thu hồi nợ xấu, vẫn phải duy trì một bộ máy, bộ phận riêng để quản lý nợ xấu.

* Khởi kiện: Trong trường hợp cần khởi kiện, ngân hàng nhanh chóng hoàn thiện ngay các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện khách hàng.

d. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát RRTD là hoạt động nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện chiến lược chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Kiểm

soát RRTD là khâu trọng tâm nhất trong quản trị RRTD. Kiểm soát RRTD là áp dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược nhằm chủ động điều khiển, biến đổi RRTD của ngân hàng thông qua việc kiểm soát tần suất, mức độ rủi ro.

Kiểm soát RRTD thực hiện trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay để nhằm đảm bảo khoản vay của khách hàng luôn được theo dõi, giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể phát sinh từ khoản vay.

Hoạt động kiểm soát RRTD phải đảm tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa hoạt động kiểm soát rủi ro nhưng vẫn mang lại lợi ích.

1.2.2.4. Giám sát rủi ro tín dụng

Giám sát RRTD là một nội dung của quản trị RRTD được thực hiện song song với hoạt động quản trị rủi ro. Giám sát RRTD có ý nghĩa:

Thứ nhất, phát hiện các dấu hiệu của các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề. Ngân hàng phải kịp thời phát hiện và quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, luôn xây dựng chính sách chung sống cùng rủi ro: Hạn chế rủi ro, chấp nhận rủi ro, khai thác hoặc thanh lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề. Ngân hàng phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi cũng như nợ có vấn đề, phân tích nguyên nhân, thực trạng và khả năng giải quyết.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện quá trình sàng lọc khách hàng, thông qua việc thu thập thông tin từ những khách hàng vay. Các ngân hàng phải thực hiện lọc những người vay tín dụng có triển vọng tốt ra khỏi những người mạo hiểm vay tín dụng có dự báo xấu, bằng cách tập hợp thông tin. Nhờ vậy, các món tiền cho vay sẽ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng thu thập thông tin qua tình hình tài chính, uy tín của khách hàng vay, dự báo thị trường đối với ngành hàng.

Thứ ba, hình thành quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Trên cơ sở phân loại nợ theo chất lượng, hàng năm các ngân hàng thương mại (NHTM) tiến hành trích lập dự phòng rủi ro cho các tổn thất ước tính. Nguy cơ đe dọa hoạt động kinh doanh bình thường của ngân hàng cũng sẽ ra tăng nếu như công tác trích lập dự phòng rủi ro không được thực hiện nghiêm túc và chất lượng dựa trên kết quả phân loại nợ và xếp hạng tín dụng.

Giám sát RRTD bao gồm 3 hoạt động:

Giám sát trước khi cho vay: Giám sát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ tín dụng; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của CBTD, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết.

Giám sát trong khi cho vay: Giám sát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống TSĐB, CBTD thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay.

Giám sát sau khi cho vay: Giám sát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng để rút kinh nghiệm cho những năm tới.

Giám sát RRTD bao gồm giám sát đơn (giám sát độc lập của ngân hàng) và giám sát kép. Giám sát kép là quá trình kiểm soát có sự tham gia của nhiều tổ chức như: cơ quan Thanh tra NHNN và bộ phận kiểm soát của ngân hàng (bao gồm có bộ phận kiểm soát, kiểm tra nội bộ, quản trị tín dụng), ngoài ra cần có sự tham gia của các cơ chế giám sát bên ngoài như các cơ quan kiểm toán độc lập, ủy ban giám sát tài chính, và đặc biệt là sự giám sát của thị trường.

1.2.3. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp

Ba nhóm chính sách cơ bản liên quan đến quản trị rủi ro trong cho vay là: Các chính sách nhằm giới hạn hoặc giảm thiểu rủi ro trong cho vay; các chính sách liên quan đến phân loại nợ và chính sách liên quan đến trích lập dự phòng rủi ro (hay tổn thất) để bù đắp cho các rủi ro dự kiến.

Theo thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 quy định tại điều 11, 12, 13 về giới hạn cho vay, hạn chế cấp tín dụng:

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi với đối tượng sau: Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại TCTD, thanh tra viên đang thanh tra tại ngân hàng; Kế toán trưởng của TCTD; Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; Các công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách khách hàng để đầu tư kinh doanh trái phiếu chưa niêm yết của doanh nghiệp.

NHTM không được cấp tín dụng, ủy thác cho công ty con, công ty liên kết của TCTD để công ty con, công ty liên kết của NHTM: Đầu tư, kinh doanh cổ phiếu; Cho vay để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.

NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trên cơ sở bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc trên cơ sở bảo đảm bằng cổ phiếu của TCTD khác; không được cấp tín dụng trung hạn, dài hạn cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tất cả khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Khoản cấp tín dụng của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không được bảo đảm bằng chính cổ phiếu đó.

Như vậy, các ngân hàng luôn phải chủ động chấp nhận rủi ro ở mức nhất định để đảm bảo mục tiêu kinh doanh nhưng vẫn an toàn trong hoạt động tín dụng.

Để đạt được mục tiêu này thì các ngân hàng cần phải hướng tới đa dạng hóa tín dụng nhằm phân tán rủi ro không tập trung tín dụng cho một khách hàng hay một nhóm khách hàng. Mức độ tập trung tín dụng cho một khách hàng hay một nhóm khách hàng thì phải căn cứ vào quy định của NHNN, căn cứ vào năng lực tài chính, khả năng trả nợ, hiệu quả kinh doanh của từng nhóm khách hàng.

* Chính sách thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng là một khâu trong quy trình cho vay, thẩm định tín dụng tốt sẽ hạn chế rủi ro tín dụng.

Khi thẩm định, đối với kết quả phân tích đánh giá rủi ro từ nguồn bên ngoài thì ngân hàng phải kiểm tra chất lượng và tính độc lập với bên được cấp tín dụng. Đối với khách hàng mới ngân hàng cần phải thẩm định uy tín của khách hàng, năng lực pháp lý, khả năng trả nợ, người có liên quan của khách hàng vay. Thông qua việc phân tích khả năng tài chính của khách hàng ngân hàng lựa chọn hình thức cấp tín dụng, đảm bảo mức rủi ro hợp lý, lợi nhuận bù đắp chi phí. Đối với tín dụng có bảo đảm tài sản thì ngân hàng phải đánh giá thẩm định khách hàng hay bên bảo lãnh thứ ba và tài sản bảo đảm là nguồn trả nợ thứ hai.

Chính sách thẩm định được thực hiện tốt theo đúng quy định của ngân hàng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VỚI NHÓM KHÁCH HÀNG XÂY LẮP CỦA NGÂN HÀNG MB (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w