a. Xác định rủi ro tín dụng
3.3.6. Hoàn thiện hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin RRTD phải được xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho cấp lãnh đạo ngân hàng quản trị có hiệu quả
hoạt động tín dụng, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thông tin. Hệ thống thông tin tín dụng được chia làm 2 loại: (i) các thông tin có tính vĩ mô định hướng: môi trường kinh tế, chính sách kinh tế của Nhà nước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; (ii) các thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản trị điều hành tín dụng của ngân hàng như: báo cáo thực trạng tín dụng, dự báo xu hướng phát triển, phân tích và báo cáo xu hướng tín dụng, các báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng.
Đối với các thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản trị điều hành tín dụng của ngân hàng, yêu cầu của thông tin bao gồm:
- Cung cấp các thông tin cho các cấp quản trị để thực hiện vai trò giám sát, đánh giá ngay và chính xác mức độ RRTD và xác định việc thực hiện các chiến lược quản trị RRTD của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Cảnh báo kịp thời cho Ban điều hành khi mức độ RRTD tăng gần với các giới hạn, hạn mức RRTD để có biện pháp xử lý đảm bảo không vượt quá các giới hạn, hạn mức RRTD.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về mức độ RRTD của một khách hàng và người có liên quan và các ngoại lệ về giới hạn, hạn mức RRTD.
Việc xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng. Mô hình quản trị RRTD hiện đại theo nguyên tắc Basel chỉ có thể thành công khi giải quyết được vấn đề cơ chế trao đổi thông tin vừa đảm bảo tính chuyên môn hóa giữa các bộ phận vừa nâng cao tính khách quan nhưng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản trị RRTD. Muốn vậy, những thông tin trọng yếu trong quá trình cho vay cần phải được bộ phận quan hệ khách hàng cập nhật định kỳ và/ hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản trị RRTD phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, sự vận hành của mô hình mới có thể thông suốt và giảm thiểu những e ngại của bộ phận quản trị RRTD trong các nhận định cấp tín dụng. Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung cấp nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho
các bộ phận chuyên môn có liên quan. Các phân tích về ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đang được các ngân hàng bắt đầu thực hiện để xây dựng kho dữ liệu phân tích tín dụng nhưng chưa được đầy đủ và thiếu tính kết nối, hỗ trợ giữa các ngân hàng trong chia sẻ thông tin. Sự hợp tác một cách toàn diện giữa các ngân hàng trong xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp, về ngành là con đường ngắn nhất để hoàn thiện hệ thống thông tin và giảm chi phí khai thác thông tin một cách hợp lý nhất.
Tình hình RRTD phải được đánh giá định kỳ đến Hội đồng tín dụng và Ban điều hành ngân hàng như: Báo cáo về tình hình tập trung tín dụng, những vấn đề trong danh mục tín dụng chỉ ra những khoản tín dụng có vấn đề, những thay đổi bất lợi của nền kinh tế.
Xây dựng hệ thống công bố thông tin. Ủy ban Basel cũng có văn bản trình bày hướng dẫn về việc công bố thông tin về RRTD tại tổ chức hoạt động của ngân hàng và thảo luận các nhu cầu thông tin giám sát có liên quan. Sáng kiến này cũng là một phần trong công việc của Ủy ban nhằm tăng cường tính minh bạch của ngân hàng và kỷ luật thị trường bằng cách khuyến khích các ngân hàng cung cấp cho các bên tham gia thị trường và công chúng những thông tin về tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động, các hoạt động kinh doanh và rủi ro của một ngân hàng. Theo báo cáo này thông tin về RRTD phải: (i) phù hợp và kịp thời, (ii) đáng tin cậy, (iii) so sánh độc, (iv) quan trọng, (v) toàn diện, (vi) không độc quyền.