a. Xác định rủi ro tín dụng
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
- Bổ sung các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành cơ chế, thể lệ tín dụng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát từ phía NHNN, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng bảo đảm việc kiểm soát hệ thống NHTM đạt hiệu quả cao nhất, mọi hành vi vi phạm quy chế, thể lệ tín dụng phải được xử lý một cách nghiêm túc. Ngoài ra, cần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN.
- Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt Nam, bảo đảm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất. Trung tâm phòng ngừa rủi ro của các NHTM đã đi vào hoạt động được nhiều năm song chưa thực sự phát huy hiệu quả, thông tin thu thập được chưa nhanh nhạy, phong phú và chính xác. Do vậy, các NHTM chưa khai thác được nhiều thông tin phục vụ công tác tín dụng. Để có thể phát huy được vai trò thông tin tín dụng ngân hàng, Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt Nam cần cập nhật thông tin một cách nhạy bén, thường xuyên cảnh báo những khách hàng có vấn đề
để các NHTM được biết, đồng thời, cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Có như vậy mới tránh được tình trạng đảo nợ hoặc tình trạng chây ỳ trong trả nợ ngân hàng.
- Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát NHTM theo các hướng cơ bản sau:
+ Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc thành lập đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích BCTC và xác định các điểm có vấn đề.
+ Phát triển và thống nhất cách thức giám sát NHTM trên cơ sở lý luận thực tiễn. Xây dựng cách tiếp cận với công việc, đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các TCTD. Nâng cao yêu cầu kỹ thuật trong việc trích lập DPRR. Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại hệ thống NHTM, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các NHTM nhà nước.
- Hoàn thiện quy trình cho vay, quy chế hoá mọi hoạt động trong ngân hàng, đảm bảo được các nguyên tắc hạn chế rủi ro ở mọi khâu trong ngân hàng. Thường xuyên xem xét lại quy trình theo định kỳ, đảm bảo mọi công việc được xử lý một cách đầy đủ, chính xác kịp thời và đúng thẩm quyền. Ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết cách thức tiến hành trích lập và sử dụng quỹ phòng ngừa rủi ro để đưa quỹ phòng ngừa rủi ro thực sự đi vào vận hành trong công tác phòng chống rủi ro tại các NHTM.
KẾT LUẬN
Quản trị rủi ro trong cho vay nói chung và quản trị RRTD đối với nhóm khách hàng xây lắp nói riêng là vấn đề mà tất cả các NHTM luôn chú trọng. MB là một trong những ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tư phát triển thì việc quản trị RRTD đối với nhóm khách hàng xây lắp là vấn đề tất yếu và cần thiết của ngân hàng. Trong những năm qua, hoạt động quản trị RRTD của ngân hàng đã phần nào được cải thiện. Song, việc hoàn thiện quản trị RRTD đối với nhóm khách hàng xây lắp vẫn còn nhiều vướng mắc, tồn tại.
Nhận thức được những hạn chế đó, trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị RRTD đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp của NHTM.
Thứ hai, phân tích thực trạng quản trị RRTD đối với nhóm khash hàng xây lắp tại MB. Từ đó, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và tồn tại cần tiếp tục giải quyết.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn nhằm hoàn thiện quản trị RRTD đối với nhóm khách hàng xây lắp tại MB, đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN.
Với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, mặc dù hoàn thiện quản trị RRTD với nhóm khách hàng xây lắp không phải là vấn đề mới nhưng là vấn đề phức tạp; trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong thầy cô và những người quan tâm góp ý để tác giả tiếp tục hoàn thiện trong tương lai.
1. Hồ Diệu, (2012), Giáo trình Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê.
2. Lâm Chí Dũng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội. 3. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày
21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, Hà Nội
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày
18/3/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014: Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày
04/6/2014 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD, Hà Nội.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy
định về hoạt động cho vay của các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội.
8. Ngân hàng TMCP Quân đội (2015-2019), Báo cáo hoạt động kinh doanh, Hà Nội. 9. Nguyễn Minh Kiều (2014), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Tiến, (2013), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê,
Hà Nội.
trị rủi ro, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII (2010), Luật số
46/2010/QH12 – Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII (2010), Luật số
47/2010/QH12 – Luật các tổ chức tín dụng.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (2014), Luật số 68/2014/QH13 – Luật Doanh nghiệp.
18. Trần Huy Hoàng (2015), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.