Thực trạng quản lý cho vay vốn đầu tư phát triển trường học tại Quỹ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHO VAY VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG HỌC TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH (Trang 62)

Hoạt động cho vay đối với dự án vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong hoạt động của Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh trong thời gian qua. Quỹ đã đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các dự án trọng điểm, góp phần giảm áp lực về vốn cho nhu cầu đầu tư của tỉnh, giảm bớt gánh nặng của ngân sách. Có vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay, bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau và có thể dẫn đến việc không hoàn trả những khoản vay khi đến hạn. Vì thể quản lý cho vay đóng vai trò rất quan trọng để dựa vào đó, có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn, hiệu quả.

2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch cho vay

36

Kế hoạch cho vay ĐTPT trường học của Quỹ được xây dựng trên cơ sở sau:

- Nguồn vốn của Quỹ:

Nguồn vốn của Quỹ ĐTPT địa phương được sử dụng như là nguồn “vốn mồi” để thu hút sự tham gia đầu tư của nhiều thành phần kinh tế khác trên địa bàn tỉnh, thành phố góp phần giảm áp lực về vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, nâng cao hiệu quả đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của địa phương.

Với nguồn vốn còn hạn chế, Quỹ phải xây dựng kế hoạch cho vay đầu tư vốn theo một số lĩnh vực được ưu tiên trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Do đó, các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục luôn chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng số vốn cho vay của Quỹ theo các năm. Tỷ trọng này cơ bản đã được Quỹ triển khai thực hiện theo kế hoạch cho vay đã được phê duyệt.

Bảng 2.5. Kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho vay ĐTPT trường học giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

T T

Nội dung phân bổ nguồn vốn Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng cộng

1 Tổng Dư nợ cho vay 154.600 122.000 79.000 2 Cho vay ĐTPT trường

học 80.000 80.000 57.000 217.000

3 Tỷ lệ (%) 51,7 65,5 72,

Nguồn: Quỹ Đầu tư phát triển Hà Tĩnh.

- Lĩnh vực ưu tiên vay vốn của Quỹ trong từng thời kỳ, gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh hằng năm.

37

lĩnh vực xã hội hoá hạ tầng xã hội, nổi bật là các tiểu dự án xã hội hoá giáo dục. Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, tình hình dự báo, căn cứ đề xuất của các phòng ban chuyên môn, Ban Giám đốc phê duyệt kế hoạch cho vay trong năm tiếp theo.

Trong đó, Kế hoạch cho vay đầu tư phát triển trường học của Quỹ giai đoạn 2017-2019 được lập cho thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6. Kế hoạch cho vay đầu tư phát triển trường học tại Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tên dự án Kế hoạch cho vay được đề xuất Kế hoạch cho vay được phê duyệt Tỷ lệ(%) 2017

1) Trường mầm non tư thục

Nguyễn Du Hà Huy Tập 30.000 30.000 100 2) Trường Mầm non Trí Đức 30.000 30.000 100 3) Trường mầm non Nguyễn

Du tại Hồng Lĩnh

20.000 20.000 100

2018

1) Trường mầm non tư thục

Hà Huy Tập 35.000 35.000 100

2)Trường PT chất lượng cao

Albert Einstein( GĐ 1) 45.000 45.000 100

2019

1) Trường PT chất lượng cao

Albert Einstein (GĐ 2) 17.000 17.000 100 2) Trường mầm non huyện

Can Lộc 40.000 0 37,5

3) Trường mầm non huyện

Hương Sơn 15.000

Nguồn: Quỹ Đầu tư phát triển Hà Tĩnh

Trong giai đoạn 2017-2019, tổng số dự án vay vốn ĐTPT trường học được đưa vào kế hoạch cho vay là 7/8 dự án. Trường Mầm non huyện Can Lộc không được phê duyệt cho vay do phương án tài chính của dự án không đảm bảo, tài sản đảm bảo không đủ.

38

đúng như đề xuất, riêng dự án Trường Mầm non huyện Hương Sơn chỉ được phê duyệt cho vay 15 tỷ đồng.

Để làm rõ hơn về thực trạng lập kế hoạch cho vay đầu tư phát triển trường học, tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số cán bộ của Quỹ.

Hộp 2.1: Phỏng vấn về lập kế hoạch cho vay vốn ĐTPT trường học của Quỹ

Câu hỏi: Anh (chị) cho biết việc lập kế hoạch cho vay vốn ĐTPT trường học được dựa trên các căn cứ nào? Các kế hoạch đưa ra có phù hợp với tình hình thực tiễn không? Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh có tập trung cho vay lĩnh vực nào hay không? Vì sao?

Trả lời của Ông Phạm Thái Bình, Phó Giám đốc Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh: Căn cứ để lập kế hoạch cho vay của Quỹ là từ những định hướng cho vay ĐTPT trường học nói chung và tình hình giáo dục của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, Quỹ tổng hợp nhu cầu của các doanh nghiệp, chủ đầu tư đề nghị vay vốn của Quỹ cũng như các dự án đang, sẽ hình thành có tiềm năng, đủ điều kiện vay vốn Quỹ. Tuy nhiên, công tác điều tra, dự đoán thực sự chính xác hoàn toàn, điều này sẽ ảnh hưởng đến tính khả thi của kế hoạch. Một số dự án đề nghị mức vay khá cao trong khi được thẩm định khả năng trả nợ, thu hồi vốn khó, chậm dẫn đến mức cho vay giảm xuống hoặc có thể không được vay. Nhìn chung, cho đến nay, khoảng hơn 80% các đề mục trong kế hoạch cho vay vốn của Quỹ đều được thực hiện và đạt hiệu quả.

Nói về các lĩnh vực cho vay vốn được ưu tiên của Quỹ, Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trưởng phòng Kế hoạch- Thẩm định cho rằng: Trên thực tế, Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh chỉ mới cho vay được 4/47, dự án chiếm 14,89% dự án thuộc đối tượng cho vay, trong đó chợ và trường học là các dự án chiếm tỷ trọng cho vay cao. Ngoài những lý do khách quan thuộc về đặc tính KTXH của tỉnh nhà, Bà cho rằng những dự án thuộc các lĩnh vực này thực sự thu hút được các doanh nghiệp đầu tư, có khả năng sinh lời, khá “bền”, được nhiều sự ưu ái, có chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh nhà.

39

2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay

Trên cơ sở kế hoạch cho vay đầu tư được phê duyệt, HĐQL Quỹ đã chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp để tổ chức triển khai thực hiện, Văn phòng quản lý Quỹ phối hợp chặt chẽ với các chủ dự án, các cơ quan có liên quan để tháo gỡ vướng mắc, đồng thời đôn đốc các chủ dự án đẩy nhanh công tác hoàn thiện hồ sơ để giải ngân, thực hiện kiểm soát đảm bảo theo quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của Quỹ.

a) Bộ máy thực hiện cho vay

- Phòng Kế hoạch- Thẩm định:

Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định dựa trên các hồ sơ mà đơn vị vay vốn cung cấp, đánh giá, kiểm tra năng lực chủ đầu tư và dự án có hiệu quả hay không để trình Ban Giám đốc quyết định cho vay.

Tổ thẩm định do Giám đốc Quỹ quyết định thành lập. Đối với các dự án lớn, có độ phức tạp đòi hỏi chuyên môn cao.

Cán bộ thẩm định phải có trình độ, am hiểu về lĩnh vực thẩm định và phải được cấp chứng chỉ liên quan (nếu cần thiết). Phối hợp với phòng Tín dụng- Đầu tư thực hiện giải ngân đúng tiến độ.

- Phòng Tín dụng- Đầu tư: nhận bàn giao báo cáo thẩm định và hồ sơ dự án từ phòng Kế hoạch- Thẩm định cùng với quyết định cho vay của Giám đốc Quỹ. Yêu cầu đơn vị vay vốn bổ sung các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo, hướng dẫn quy trình giải ngân vốn vay.

Cán bộ tín dụng phải được đào tạo các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, có am hiểu, kinh nghiệm về lĩnh vực cho vay.

b) Hướng dẫn tư vấn cho các đơn vị vay vốn về các thủ tục cần thiết

Phòng Kế hoạch- Thẩm định yêu cầu các đơn vị vay vốn cung cấp các hồ sơ liên quan, cụ thể:

40

+ Hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư + Hồ sơ tài chính của chủ đầu tư + Hồ sơ bảo đảm nợ vay

+ Một số hồ sơ khác tuỳ tính chất của từng dự án.

Số đơn vị vay vốn được hướng dẫn, tư vấn thủ tục vay vốn ĐTPT trường học được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7: Kết quả hướng dẫn, tư vấn thủ tục vay vốn ĐTPT trường học giai đoạn 2017-2019

Năm Số đơn vị có nhu

cầu vay vốn Số đơn vị được hướng dẫn Tỉ lệ (%) 2017 3 3 100 2018 2 2 100 2019 3 3 100

Nguồn: Quỹ Đầu tư phát triểnHà Tĩnh

Hầu hết các đơn vị vay vốn đều đều thông qua hướng dẫn của cán bộ nghiệp vụ bổ sung đầy đủ hồ sơ cần thiết để phục vụ công tác thẩm định cho vay dự án.

c) Thẩm định cho vay vốn

Phòng Tín dụng- Đầu tư và phòng Kế hoạch- Thẩm định là các phòng chuyên môn chủ chốt trực tiếp tham gia thẩm định cho vay. Khi chủ đầu tư tiếp cận vay vốn, cán bộ phòng Kế hoạch- Thẩm định hướng dẫn lập hồ sơ theo đúng quy định, tiếp nhận, đánh giá và phân tích bước đầu về hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư. Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh thường tự tổ chức thẩm định, trong trường hợp dự án phức tạp thì có thể thuê tư vấn thẩm. Tuy nhiên, hiện tại, tất cả các dự án vay vốn đều do Quỹ tự thẩm định

* Cơ chế thẩm định như sau:

41

thẩm định và lập báo cáo thẩm định về chủ đầu tư và dự án. Trưởng phòng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định dự án do cán bộ lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết); ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có). Sau đó, chuyển báo cáo thẩm định lên Ban Giám đốc duyệt.

- Giám đốc Quỹ căn cứ báo cáo của Tổ thẩm định, báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) của Phòng Kế hoạch- Thẩm định, chỉ đạo phòng Tín dụng- Đầu tư soạn thảo thông báo gửi đơn vị vay vốn biết Quỹ chấp nhận hoặc từ chối cho vay dự án đối với các dự án thuộc thẩm quyền; báo cáo cấp có thẩm quyền về các dự án không thuộc thẩm quyền của Giám đốc.

Trường hợp Quỹ đầu tư thông báo chấp nhận cho vay dự án, cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư các trình tự, thủ tục để trình Giám đốc Quỹ hoặc cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cho vay.

Kết quả thẩm định dự án các dự án vay vốn tại Quỹ như sau:

Bảng 2.8. Kết quả thẩm định dự án vay vốn giai đoạn 2017-2019 Năm Số dự án được

thẩm định

Số dự án được phê duyệt

Số dự án không

được phê duyệt Tỉ lệ (%)

201 7 3 3 0 100 201 8 2 2 0 100 201 9 3 2 1 66,6

Nguồn: Quỹ Đầu tư phát triển Hà Tinh

Năm 2019, có 3 dự án vay vốn ĐTPT trường học được thẩm định để cho vay. Ngoài dự án trường PT chất lượng cao Albert Einstein ( giai đoạn 2) được phê duyệt cho vay 17 tỷ, trường mầm non huyện Hương Sơn được vay 15 tỷ thì dự án trường mầm non huyện Can Lộc bị từ chối cho vay. Dự án này đưa ra phương án tài chính không thực sự hiệu quả, tài sản đảm bảo là tài sản

42

hình thành trong tương lai của dự án cũng đã thế chấp cho một ngân hàng thương mại khác. Sau khi cán bộ thẩm định trình Báo cáo thẩm định, Ban Giám đốc đã quyết định từ chối cho vay.

c) Tuyên truyền, quảng bá về hoạt động cho vay của Quỹ

- Đối tượng của công tác tuyên truyền, quảng bá: các cấp uỷ chính quyền, Sở ban ngành của tỉnh Hà Tĩnh, các doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng có nhu cầu vay vốn.

- Nội dung tuyên truyền: tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh, lãi suất cho vay, danh mục các lĩnh vực là đối tượng cho vay của Quỹ.

- Hình thức tuyên truyền, quảng bá:

+ Quỹ tự thực hiện: hàng năm Quỹ thường tổ chức 1 buổi hội thảo về nghiệp vụ cho vay có sự tham gia của đại diện Sở Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và 1 số ngân hàng thương mại trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

+ Phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Tĩnh, hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh, báo Hà Tĩnh,…

+ Tuyên truyền qua mạng xã hội Facebook, trang web riêng của Quỹ. Kết quả của công tác tuyên truyền, quảng bá hoạt động cho vay Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh như sau:

Bảng 2.9. Kết quả công tác tuyên truyền về hoạt động cho vay tại Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2019 Đơn vị tính: số lần/ năm Hình thức 2017 2018 2019 Quỹ tự tổ chức 1 Quỹ phối hợp tổ chức

Hiệp hội doanh

nghiệp Hà Tĩnh 2 1 2

Đăng bài trên Báo

Hà Tĩnh 3 2 3

Mạng xã hội 2 2 1

43

d) Thực hiện quy trình cho vay theo kế hoạch cho vay ĐTPT trường học tại Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2019

Từ chỗ hoạt động chủ yếu bằng vốn điều lệ do Ngân sách tỉnh cấp, ban đầu chỉ có khoảng 59 tỷ, bài toán đặt ra đối với Quỹ là làm sao để huy động được các nguồn vốn từ các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là các nguồn vốn dài hạn có lãi suất thấp từ các tổ chức tài chính nước ngoài để nâng vốn hoạt động của Quỹ lên đạt quy mô đủ để đầu tư và cho vay các chương trình dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của Tỉnh. Quỹ đã tập trung hoàn thiện các tiêu chuẩn khắt khe của Ngân hàng thế giới để được tham gia huy động nguồn vốn WB (World Bank) trong chương trình tài trợ của Ngân hàng thế giới cho các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương thông qua Bộ Tài chính dành cho các dự án khả thi, đúng đối tượng, có hiệu quả kinh tế - xã hội với lãi suất ưu đãi 4%/năm trong 25 năm từ nguồn vốn 189 triệu USD. Bên cạnh đó, hướng dẫn, tư vấn kịp thời cho các chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục và hồ sơ vay vốn theo quy định của WB, đồng thời cử các cán bộ có kinh nghiệm làm việc và giải trình trực tiếp các yêu cầu của WB và của các cơ quan thuộc Bộ Tài chính, nhờ vậy, đến cuối năm 2016, Quỹ đã huy động được 242,7 tỷ đồng từ WB để cho vay 06 Dự án.

Đến nay quỹ đã huy động và cho vay các dự án ĐTPT trường học bao gồm: Trường Mầm non Trí Đức, Trường Mầm non tư thực Nguyễn Du- thị xã Hồng Lĩnh, trường phổ thông liên cấp Albert Einstein. Như vậy, ngoài việc huy động vốn từ WB cho các dự án thì Quỹ đã thực hiện rất tốt việc huy động vốn từ khu vực tư nhân vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại các địa phương ( khoảng hơn 400 tỷ từ nguồn vốn tự có của các chủ đầu tư). Các dự án trên đều thực hiện đảm bảo tiến độ, giải ngân kịp thời và hoạt động có hiệu quả cả về mặt kinh tế - xã hội.

44

* Về kết quả thực hiện kế hoạch cho vay ĐTPT trường học tại Quỹ

ĐTPT Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2019:

Trong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục đào tạo, kết quả thực hiện cho vay của Quỹ trong giai đoạn vừa qua đã giảm được áp lực quá tải cho các trường công lập trên địa bàn, giảm chi ngân sách nhà nước hàng năm và phù hợp với chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho hơn 100 cán bộ, giáo viên trên địa bàn. Đến nay, Quỹ đang cho vay, cho vay đầu tư 7 trường học gồm Trường Mầm non Trí Đức, trường Mầm non

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHO VAY VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG HỌC TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH (Trang 62)