Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý cho vay vốn đầu tư phát

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHO VAY VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG HỌC TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH (Trang 83 - 87)

3.1.1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển trường học trên địa bàntỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025

* Bối cảnh chung

Đảng và Nhà nước ta nhất quán quan điểm xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Quan điểm này được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng. Nghị quyết Trung ương 3, (khoá VII) năm 1993 khẳng định: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Nghị quyết Trung ương 8, (khoá XI) một lần nữa khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của tồn dân”.

Với nhận thức rằng, chính sách giáo dục, đào tạo cùng với chính sách khoa học, cơng nghệ là hai chính sách quốc gia cần được ưu tiên cao nhất để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn, trong những năm qua, chính sách giáo dục, đào tạo ở nước ta đã được quan tâm chú ý và đổi mới, tạo ra nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Lĩnh vực, giáo dục, đào tạo được ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước (NSNN). Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP. Đây là mức rất cao so với nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam rất nhiều

57

* Bối cảnh của tỉnh Hà Tĩnh

Nhắc đến Hà Tĩnh là người ta nhớ đến một vùng đất hiếu học và khoa bảng với nhiều danh nhân hiền tài, thời nào cũng có những đóng góp cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực… Ngọn lửa của tinh thần hiếu học được thắp sáng từ ngàn xưa và gìn giữ cho đến ngày nay. Truyền thống khoa bảng của cha ông đã chảy vào huyết quản của thế hệ hôm nay, tạo nên gương mặt mới của giáo dục tỉnh nhà và bản sắc văn hóa Hà Tĩnh. Chính vì thế mà lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh ln có sự ưu ái nhất định đối với ngành giáo dục. Bám sát tinh thần Nghị quyết 29 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI), Nghị quyết 05 và Nghị quyết số 20 của BCH Đảng bộ tỉnh, đề án “Phát triển giáo dục mầm non, phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo” hướng tới mục tiêu phát triển giáo dục mầm non và phổ thông Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, sắp xếp tổ chức lại hệ thống giáo dục gắn với nâng cao chất lượng giáo dục; phát triển cơ sở giáo dục ngồi cơng lập; tăng cường tính tự chủ; xây dựng đội ngũ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Để đẩy mạnh giáo dục đào tạo, Hà Tĩnh đã mạnh dạn "mở cửa", tạo điều kiện hình thành và phát triển các mơ hình trường học theo chuẩn quốc tế, thơng qua việc xây dựng các quy hoạch và chính sách hỗ trợ cụ thể. Điều này thúc đẩy các nhà đầu tư về giáo dục đến đây. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, nhiều trường ngồi cơng lập với sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất và phương pháp giáo dục hiện đại đã được nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm.

Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư khác cũng đang tiếp tục xúc tiến các dự án xã hội hóa giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong xu thế hội nhập, việc nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp tỉnh Hà Tĩnh nâng cao giá trị cạnh tranh, góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư vào các lĩnh vực khác.

58

Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh đóng vai trị định hướng các nhà đầu tư nhằm thu hút, điều tiết các nhà đầu tư thực hiện đầu tư các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh, trở thành ‘cơng cụ tài chính đắc lực’ của chính quyền tỉnh tronh cơng cuộc xã hội hóa nói chung và xã hội hóa giáo dục nói riêng.

3.1.2. Mục tiêu cho vay vốn đầu tư phát triển trường học của QuỹĐầu tư phát triển Hà Tĩnh đến năm 2025 Đầu tư phát triển Hà Tĩnh đến năm 2025

Quỹ Đầu tư phát triển đã hoạt động được 08 năm, với nguồn vốn nhận bàn giao từ Quỹ Hỗ trợ chỉ có 49 tỷ tiền mặt (trong đó dự phịng rủi ro: 19 tỷ), còn lại chủ yếu là dư nợ quá hạn và sai đối tượng, khó có khả năng thu hồi. Nhưng chỉ với bộ máy tinh gọn, với sự nổ lực của Lãnh đạo và nhân viên người lao động, đến nay nguồn vốn hoạt động của Quỹ đạt 515,2 tỷ đồng (trong đó vốn huy động từ nguồn tài trợ WB 242,7 tỷ) để đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách và giảm đáng kể nợ công. Quỹ Đầu tư phát triển thực hiện “vốn mồi” để thu hút nguồn lực trong xã hội vào đầu tư xã hội hóa, một đồng vốn của Quỹ đã thu hút thêm 3 đồng vốn của các nhà đầu tư, tạo tiền đề và động lực cho các doanh nghiệp trong tỉnh đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Để tiếp tục phát huy vai trị của mình trong giai đoạn tới, Quỹ đã đề ra mục tiêu đến năm 2025 như sau:

- Hoàn thiện về tổ chức bộ máy của Quỹ, xây dựng đội ngũ cán bộ của Quỹ đảm bảo về chuyên môn, 100% cán bộ của Quỹ được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ. Cán bộ Quỹ phải tâm huyết, nhiệt tình, khơng ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật, lĩnh hội những kiến thức mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc huy động vốn.

- Quỹ đang thiếu một tầm nhìn dài hạn về hoạt động huy động vốn. Do đó, để tăng tính hiệu lực, hiệu quả và bền vững thì Quỹ cần phải nghiên cứu

59

xây dựng chiến lược huy động vốn dài hạn, đồng thời xây dựng hệ thống các giải pháp và lộ trình cụ thể trong từng giai đoạn phát triển phù hợp với định hướng phát triển và điều kiện thị trường. Chiến lược dài hạn là cơ sở định hướng cho công tác xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm của Quỹ. Bên cạnh đó, Quỹ cần tiếp tục đẩy mạnh việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất hợp lý từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD)…

- Chủ động tìm kiếm, tiếp cận các dự án, chủ đầu tư tiềm năng, đủ điều kiện cho vay theo quy định. Lĩnh vực xã hội hố giáo dục đang được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi trong cơng tác thu hút nguồn, đối tác đầu tư cũng như các thủ tục hành chính. Vì thế, Quỹ cần chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng.

3.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý cho vay vốn đầu tư phát triển trường học của Quỹ Đầu tư phát triển Hà Tĩnh đến năm 2025

Trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu đã đề ra, Quỹ Đầu tư phát triển Hà Tĩnh xây dựng phương hướng hoàn thiện quản lý cho vay vốn đầu tư phát triển trưởng học như sau:

- Với tư cách là một tổ chức tài chính Nhà nước của tỉnh, hoạt động theo mơ hình Ngân hàng Chính sách, thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính, khơng vì mục tiêu lợi nhuận, bảo tồn và phát triển vốn Nhà nước. Quỹ thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển, tiếp nhận vốn ngân sách, vốn tài trợ; huy động vốn trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các dự án thuộc Danh mục đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh, nhằm thực hiện chủ trương “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Từng bước xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả, có uy tín, tạo nên động lực mới để thu hút các nguồn lực tài chính trên địa bàn cùng tham gia đầu tư.

60

- Xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy định về cho vay đầu tư trong khi chờ Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương.

- Khắc phục được những hạn chế trong thời gian qua, bên cạnh tập trung nguồn lực tài chính để thực hiện các chức năng của Quỹ, cần có chiến lược marketing, quảng bá hình ảnh của Quỹ đến các chủ đầu tư.

- Đảm bảo hoạt động cho vay của Quỹ ln an tồn, bảo toàn vốn dựa trên cơ sở vững chắc về trình độ quản lý và áp dụng các phương pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của Quỹ. Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của Quỹ, phù hợp với các quy định hiện hành.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý cho vay vốn đầu tư phát triểntrường học tại Quỹ Đầu tư phát triển Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHO VAY VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG HỌC TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w