Khó khăn, vướng mắc

Một phần của tài liệu nBFleetk70WCCEwD1. Bao cao tai Hoi nghi tong ket PCTT 2020 - IN 15-5 (Trang 38 - 42)

Một là về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện

Việc quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện hiện đang thực hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, Thông tư số 09/2019/TT-BCT và quá trình triển khai thực hiện gặp một số khó khăn, vướng mắc sau:

- Về xác định vùng hạ du: Khoản 9 Điều 2 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP quy định vùng hạ du đập là vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy trình; xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập, quy định này chồng chéo (vùng ngập lụt khi xả lũ khẩn cấp có thể trùm lên vùng ngập lụt khi xả lũ theo QTVH) và không xác định được đối với trường hợp các hồ bậc thang và hồ chứa xây dựng gần nơi hợp lưu với sông/suối khác.

- Phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du trong giai đoạn xây dựng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP; phương án ứng phó thiên tai trong giai đoạn vận hành, khai thác và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP chồng chéo nhau về nội dung.

- Về xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp: Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp và việc xây

Nghị định 114/2018/NĐ-CP nhưng hiện nay có một số trường hợp chưa phân định được trách nhiệm xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du do chưa xác định được vùng hạ du.

- Do chưa có quy định về xác định ranh giới, trách nhiệm quản lý hành lang thoát lũ... nên ở một số nơi, nhân dân đã xây dựng công trình, sản xuất nông nghiệp trong hành lang thoát lũ, việc này gây khó khăn cho công tác vận hành hồ chứa và bảo đảm an toàn cho vùng hạ du.

Hai là về dự trữ hàng hóa

Trước kia các doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa là doanh nghiệp nhà nước nên Sở Công Thương các tỉnh, thành phố có thể chỉ đạo các doanh nghiệp này dự trữ hàng hóa; hiện nay hầu hết các doanh nghiệp này đã được cổ phần hóa nên Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố không thể chỉ đạo mà chỉ vận động nên không thể ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa.

Ba là về tổ chức bộ máy làm công tác PCTT

Nhân lực làm công tác PCTT tại Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương là làm kiêm nhiệm và chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCTT, không được hưởng phụ cấp liên quan đến công việc về PCTT do chưa có cơ chế, chính sách nên khó thu hút, huy động người tham gia thực hiện công tác PCTT.

Bốn là

Một số đơn vị trước kia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương (Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam…), nay đã được chuyển sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) và theo quy định tại Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2018 thì Ủy ban là cơ quan thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật, như vậy, hiện Bộ Công Thương không thể chỉ đạo các đơn vị này trong việc thực hiện quy định của pháp luật về PCTT.

Kính thưa quý vị

Với trách nhiệm là cơ quan giúp cho Lãnh đạo Bộ Công Thương thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương kiến nghị:

a) Đối với công tác vận hành hồ chứa thủy điện bảo đảm toàn cho vùng hạ du

Ban Chỉ đạo có ý kiến để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm tham mưu cơ quan có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền:

- Cách xác định vùng hạ du đập, hồ chứa thủy điện.

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc xây dựng phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp... để xử lý theo hướng chỉ cần xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp (bao

gồm cả tình huống khẩn cấp do thiên tai hoặc sự cố kỹ thuật công trình hoặc cả hai yếu tố này gây ra).

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện rà soát tổng thể, xác định trách nhiệm xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du làm cơ sở để xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho vùng hạ du.

- Quy định về xác định và trách nhiệm quản lý hành lang thoát lũ.

b) Đối với dự trữ hàng hóa, chế độ cho người làm công tác PCTT: Ban Chỉ đạo báo cáo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người làm công tác PCTT và các doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa để thu hút, ràng buộc trách nhiệm của các đối tượng này trong công tác PCTTT./.

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Công tác đầu tư trong phòng chống thiên tai, lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội BÁO CÁO CÔNG TÁC ĐẦU TƯ TRONG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG QUY HOẠCH

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu nBFleetk70WCCEwD1. Bao cao tai Hoi nghi tong ket PCTT 2020 - IN 15-5 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w