- Ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và TKCN của tỉnh; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN; Xây dựng kế
1. Tình hình sạt lở, sụt lún đê biển Tây trên địa bàn tỉnh Cà Mau
1.1. Tình hình sạt lở:
Tỉnh Cà Mau nằm ở cực Nam Tổ quốc, ba mặt giáp biển như một bán đảo, có tổng chiều dài bờ biển 254.000m. Trong đó, bờ biển Tây dài 154.000m, bờ biển Đông dài 100.000m. Qua quan trắc toàn bờ biển tỉnh Cà Mau thì có trên 80% tổng chiều dài sạt lở, với tốc độ sạt lở từ 20 ÷ 25m/năm, cá biệt có những nơi lên đến 50m/năm. Chỉ tính riêng bờ biển Tây có khoảng 57.000m chiều dài sạt lở cực kỳ nguy hiểm, hiện đai rừng phòng hộ chỉ còm vài chục mét, thậm chí có rất nhiều nơi không còn rừng phòng hộ, sóng biển thường xuyên uy hiếp đê biển Tây, có thể làm vỡ đê biển bất cứ lúc nào, cụ thể gồm 03 đoạn như: Đoạn từ Tiểu Dừa đến Ba Tỉnh, chiều dài 25.000m; đoạn từ Ba Tĩnh đến Mũi Tràm, chiều dài 17.000m và đoạn từ Sông Đốc đến cửa Bảy Háp, chiều dài 15.000m. Đặc biệt, vào thời điểm gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh cộng với triều cường dâng cao, bờ biển Tây đang bị đe dọa trực diện do đai rừng phòng hộ không còn, điển hình là vụ việc sạt lở đê biển Tây xảy ra vào ngày 03/8/2019, nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến 26.160 hộ dân sinh sống ven biển và 128.900 ha đất sản xuất nông nghiệp.
(Triều cường kết hợp với sóng to, gió lớn làm nước biển tràn qua đê biển Tây vào ngày 03/8/2019)
(Sạt lở đê biển Tây thuộc địa bàn xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời do triều cường kết hợp sóng lớn vào ngày 03/8/2019)
1.2. Tình hình sụt lún:
Do tình hình hạn hán mùa khô 2019 - 2020 xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm và ở mức gay gắt hơn đã gây ra nhiều thiệt hại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, dân sinh trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, hạn hán đã làm cho các kênh, rạch bị khô cạn, mất phản áp nước gây sụp lún, sạt lở nghiêm trọng trên 1.600 điểm, vị trí trên tuyến đê biển Tây và nhiều tuyến đường giao thông, với tổng chiều dài trên 25km. Riêng tuyến đê biển Tây có 03 điểm sụp lún, với tổng chiều dài 240m, cụ thể gồm: (1) Vụ sụp lún xảy ra vào ngày 18/02/2020, đoạn Đá Bạc hướng về Kênh Mới (cách Khu du lịch Hòn Đá Bạc khoảng 300m hướng về Kênh Mới) thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, với chiều dài khoảng 120m, sâu từ 1,2m đến 02m và sụp lún gần như toàn bộ chiều ngang của đê; (2) Vụ sụp lún xảy ra vào ngày 23/02/2020, đoạn Đá Bạc hướng về Kênh Mới (cách Khu du lịch Hòn Đá Bạc khoảng 100m hướng về Kênh Mới, nối tiếp đoạn 120m sụp lún vào ngày 18/02/2020) thuộc địa bàn xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, với chiều dài khoảng 90m, sâu từ 0,5m đến 2,2m và sụp lún gần như toàn bộ chiều ngang của đê; (3) Vụ sụp lún xảy ra vào ngày 19/3/2020, đoạn Kênh Mới hướng về Đá Bạc (cách cống Kênh Mới khoảng 800m), thuộc địa bàn xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, với chiều dài khoảng 30m, sâu từ 8cm đến 10cm hướng về phía biển. Ngoài ra, qua kiểm tra khảo sát tuyến đê biển Tây đoạn từ Vàm Kênh Mới đến Vàm Đá Bạc, với chiều dài trên 4.200m có dấu hiệu rạn nứt và nguy cơ sụp lún rất cao.
(Sụp lún tại tuyến đê Đá Bạc hướng về Kênh Mới thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời vào ngày 18 và 23/02/2020)