Các giải pháp xử lý sạt lở, sụp lún đã và đang thực hiện

Một phần của tài liệu nBFleetk70WCCEwD1. Bao cao tai Hoi nghi tong ket PCTT 2020 - IN 15-5 (Trang 83 - 89)

- Ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và TKCN của tỉnh; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN; Xây dựng kế

3. Các giải pháp xử lý sạt lở, sụp lún đã và đang thực hiện

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống sụp lún đất; lắp đặt biển cảnh báo, biển báo hạn chế tốc độ, tải trọng, rào chắn, đèn chiếu sáng vào ban đêm,... tại các vị trí, đoạn tuyến bị sạt lở, sụp lún, rạn nứt và có dấu hiệu, nguy cơ sạt lở, sụp lún; tổ chức di dời dân cư ra khỏi khu vực xảy ra sạt lở, sụp lún, các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, sụp lún để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra nhằm sớm phát hiện các vị trí, đoạn tuyến có nguy cơ sụp lún để triển khai kịp thời các biện pháp xử lý.

- Phối hợp với các nhà khoa học đầu ngành, các viện, trường, các cơ quan chuyên môn Trung ương đánh giá thực trạng tác động do hạn hán trên địa bàn tỉnh nói chung và tình hình sụp lún đất nói riêng nhằm xác định nguyên nhân và đề ra giải pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả để thực hiện.

- Triển khai kịp thời các giải pháp khẩn cấp để xử lý ngay từ đầu nhằm đảm bảo giữ ổn định, an toàn đê và tùy theo tình hình sạt lở, sụt lún thực tế để quyết định các giải pháp công trình kiên cố mang tính lâu dài. Cụ thể công tác xử lý đã qua đối với một số sự cố điển hình như:

+ Sự cố sạt lở đê biển Tây xảy ra ngày vào 03/8/2019: Do triều cường, nước dâng kết hợp với mưa dông, sóng lớn đã làm cho nước biển tràn qua toàn tuyến đê biển Tây từ 0,3 - 0,4m, gây sạt lở đặc biệt nguy hiểm cho tuyến đê biển Tây, với chiều dài 2.100m (trong đó, 356m có nguy cơ vỡ đê) và sạt lở nguy hiểm với chiều dài 5.447m; những đoạn sạt lở này có thể gây vỡ đê biển Tây bất cứ lúc nào và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 26.160 hộ dân sinh sống ven biển và 128.900ha đất sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình cấp bách như trên, ngay từ chiều ngày 03/8/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, Thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp cùng với chính quyền địa phương huy động khoảng 200 lực lượng, 01 xe cuốc, các dụng cụ, vật tư hộ đê theo phương châm 04 tại chỗ, triển khai ngay các biện pháp hộ đê khẩn cấp để bảo vệ đê và túc trực ngày đêm tại hiện trường. Đến ngày 04/8/2019, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1278/QĐ-UBND về việc tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây tỉnh Cà Mau. Trên cơ sở đó, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực cho công tác hộ đê khẩn cấp. Nồng cốt về lực lượng hộ đê là các lực lượng quản lý đê, các đội xung kích cấp xã, dân quân tự vệ, bộ đội địa phương,… Các lực lượng này luôn duy trì đủ số lượng tham gia hộ đê. Sau khi đảm bảo đê được an toàn, tỉnh tiếp tục chỉ đạo duy trì một lực lượng thích hợp tiếp tục túc trực, theo dõi hiện trường đề phòng trường hợp có diễn biến xấu.

Song song với những hoạt động xử lý ngay từ lúc đầu, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cũng đã khẩn trương đánh giá, lựa chọn giải pháp công trình phù hợp; đồng thời, hoàn thành các thủ tục theo tình huống khẩn cấp trình cấp thẩm quyền phê duyệt để thực hiện. Đến nay, đối với đoạn sạt lở 7.547m dọc tuyến đê từ Kênh Mới xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đến Tiều Dừa, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (giáp tỉnh Kiên Giang) tỉnh áp dụng giải pháp xử lý sạt lở bằng kè mái nghiêng với rọ đá bảo vệ mái đặt trên lớp lọc vải địa kỹ thuật, chân kè được gia cố bằng rọ đá hiện hữu xoay ngang, kết hợp với rọ đá xoay dọc với phần rọ đá bảo vệ lắp đặt mới được đặt trên bè cừ tràm chống lún, mái kè được kết nối với mặt đê hiện hữu bằng lớp đá lát khan hoặc hộ đê bằng cách gia cố bằng kè mái nghiêng có độ dốc mái thích hợp, mái được gia cố bằng rọ đá đặt trên lớp lọc vải địa kỹ thuật, chân kè được gia cố bằng rọ đá đặt trên bè cừ tràm chống lún, với kinh phí 50 tỷ đồng. Riêng 03 điểm sụp lún với dài 240m đoạn Đá Bạc hướng về Kênh Mới, dự kiến kinh phí xử lý là 03 tỷ đồng.

(Hình ảnh thi công xử lý sạt lở đê biển Tây bằng mái nghiêng)

+ Xử lý các sự cố sụp lún đê biển Tây: Trước những diễn biến phức tạp của tình trạng sụp lún đất trên địa bàn tỉnh nói chung và đê biển Tây nói riêng, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã thành lập nhiều đoàn khảo sát (bao gồm nhiều sở, ngành, chính quyền địa phương trong tỉnh) tiến hành khảo sát, ghi nhận hiện trường và nhận định nguyên nhân ban đầu; đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành trung ương, các viện, trường, các chuyên gia đầu ngành họp bàn giải pháp khắc phục. Từ những nhận định ban đầu cùng với việc tiếp thu các ý kiến đóng góp của các chuyên gia từ các Bộ, ngành trung ương, các viện, trường,... Tỉnh Cà Mau xác định hạn hán dẫn đến nước trên kênh, rạch bị khô cạn và tình trạng khô cạn nước trên kênh, rạch làm mất bệ phản áp nước, do thiếu nước nên đất bị co ngót, tạo độ rỗng trong đất - là một trong những nguyên nhân

trực tiếp dẫn đến sạt lở, sụp lún đất trên địa bàn tỉnh nói chung và đê biển Tây nói riêng. Trước tình trạng trên, để kịp thời huy động mọi nguồn lực, giải pháp xử lý nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do tình hình hạn hán gây ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 02/3/2020 về việc công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 tại vùng ngọt

Một phần của tài liệu nBFleetk70WCCEwD1. Bao cao tai Hoi nghi tong ket PCTT 2020 - IN 15-5 (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w