MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nBFleetk70WCCEwD1. Bao cao tai Hoi nghi tong ket PCTT 2020 - IN 15-5 (Trang 56 - 58)

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các Bộ, ngành Trung ương:

1. Hỗ trợ kinh phí xử lý khẩn cấp sạt lở đê, bờ sông, suối và di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ rất cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái với kinh phí: 1.855 tỷ đồng (Tờ trình số 131/TTr-UBND ngày 29/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái).

2. Đầu tư trang bị hệ thống thiết bị quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm thiên tai, đặc biệt là lũ ống, lũ quét, sạt lở đất cho các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc; đầu tư, trang bị bổ sung các phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai cho các lực lượng: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh (xe chuyên dùng, xuồng máy, máy bay không người lái...).

3. Bộ Tài chính sớm ban hành hướng dẫn tài chính cho Ban Chỉ huy các cấp, chế độ đặc thù cho cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai.

4. Đào tạo tập huấn và bổ sung trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở; tăng cường năng lực cho Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp ở địa phương.

5. Bổ sung quy định huy động nguồn lực khẩn cấp, trong đó có đất đai để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai. 25 Riêng tại huyện Văn Chấn, đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ, hỗ trợ của trên 800 cơ quan, tổ chức, doanh

UBND TỈNH NAM ĐỊNH

BAN CHỈ HUY PCTT&TKCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 04 /BC-BCH Nam Định, ngày 12 tháng 5 năm 2020

BÁO CÁO THAM LUẬN

CÔNG TÁC ỨNG PHÓ VỚI BÃO, LŨ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO ĐÊ ĐIỀUTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

Nam Định ở Nam đồng bằng Bắc Bộ, diện tích tự nhiên 1.637 km2; dân số khoảng 1,8 triệu người; Có 10 huyện, TP; có 132 xã, phường, thị trấn có đê đi qua. Tỉnh có 4 sông lớn chảy qua tổng chiều dài 254 km; Bờ biển dài 72 Km.

Hàng năm Nam Định cũng phải chịu ảnh hưởng của thiên tai như: bão, lũ, triều cường, gió mùa Đông Bắc, hạn hán, xâm nhập mặn... thiệt hại do thiên tai gây ra đối với Nam Định là hết sức nặng nề vì vậy công tác ứng phó với bão, lũ đảm bảo an toàn công trình đê điều rất quan trọng bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

1. Về hiện trạng hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh.

Nam Định có 365 km đê cấp I đến cấp III gồm: 91 km đê biển, 8 km đê Cồn Xanh; 274 km đê sông; 298 km đê dưới cấp III. Có 160 km kè các loại.

Có khoảng trên 50 km đê biển đi qua khu vực nền cát, đất đắp đê là cát; 65 km đê trực diện với biển; Trong 55 cống qua đê biển còn 10 cống xây dựng trước 1970, cống ngắn và đã xuống cấp cần phải sửa chữa hoặc xây dựng mới.

Mặc dù được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT và UBND tỉnh đầu tư kinh phí tu bổ, nâng cấp hệ thống đê điều, nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu phòng chống bão, lũ trong giai đoạn hiện nay.

2. Công tác chuẩn bị phòng, chống và ứng phó với thiên tai:

Ngay từ đầu năm các cấp, các ngành của tỉnh đã tổ chức triển khai toàn diện công tác ứng phó với bão lũ:

Một phần của tài liệu nBFleetk70WCCEwD1. Bao cao tai Hoi nghi tong ket PCTT 2020 - IN 15-5 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w