BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHỤC HỒI, TÁI THIẾT SAU THIÊN TA

Một phần của tài liệu nBFleetk70WCCEwD1. Bao cao tai Hoi nghi tong ket PCTT 2020 - IN 15-5 (Trang 55 - 56)

THIÊN TAI

Thứ nhất: Đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong công tác phòng chống thiên tai. Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo, thông báo, dự báo kịp thời diễn biến bất thường của thời tiết, cũng như cảnh báo các nguy cơ có thể xảy ra do ảnh hưởng của thiên tai; trực tiếp có mặt tại hiện trường nơi xảy ra thiên tai để kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả. Nhờ đó, tỉnh đã có những giải pháp thích hợp và kịp thời để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục để giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai.

Để đối phó với các đợt mưa, lũ. Ủy ban nhân dân tỉnh đều tổ chức thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại các địa phương và việc đảm bảo an toàn tại các hồ thủy lợi, thủy điện và các khu vực có khai thác khoáng sản trên địa bàn các huyện, thị của tỉnh. Đặc biệt khi nhận được báo cáo về thiệt hại do lũ ống, lũ quét và sạt lở đất tại huyện Mù Cang Chải (03/8/2017) và tại các huyện Trạm Tấu, Văn Yên, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ (9-10/10/2017), ảnh hưởng của cơn bão số 3 (19/7/2018) các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp đến hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả; tìm kiếm cứu nạn và thành lập Sở chỉ huy hiện trường tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả do mưa, lũ, sạt lở đất; thành lập các Tổ công tác kiểm tra, rà soát đánh giá các công trình cơ sở hạ tầng do thiên tai, lũ quét, sạt lở đất gây ra;

Thứ hai: Đã thực hiện tốt phương châm "Bốn tại chỗ”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bao gồm cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp và nhân dân cùng tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở, nơi trực tiếp gần dân nhất và là lực lượng đầu tiên tổ chức xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai.

Thứ ba: Khi xảy ra thiên tai, đã thực hiện khẩn trương, quyết liệt các biện pháp khắc phục hậu quả theo thứ tự ưu tiên: (i) Tìm kiếm cứu nạn, di dời người dân khỏi các khu vực nguy hiểm, thiết lập hệ thống cảnh báo các khu vực có nguy cơ cao tiếp tục lũ quét, sạt lở đất; (ii) Bảo đảm an sinh xã hội, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, giữ vững an ninh trật tự tại các khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai; (iii) Khôi phục sản xuất, hỗ trợ tái định cư, từng bước ổn định đời

sống nhân dân; (iv) Sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi, công trình dân dụng bị hư hỏng.

Thứ tư: Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, từ việc dự báo, thông báo diễn biến bất thường của thời tiết, cảnh báo nguy cơ, cho đến việc thông tin thường xuyên, kịp thời về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai; duy trì chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Do đó, tỉnh đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo rất kịp thời và sâu sát của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, các bộ ngành Trung ương và nhận được sự hỗ trợ rất lớn về vật chất và tinh thần của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng chung tay giúp đỡ, hỗ trợ Yên Bái khắc phục hậu quả thiên tai25.

Thứ năm: Đã tranh thủ huy động đa dạng các nguồn lực để đầu tư khắc phục hậu quả thiên tai. Trong năm 2019, tỉnh đã huy động các nguồn lực được 942,4 tỷ đồng, trong đó 434 tỷ đồng (46%) từ nguồn ngân sách Trung ương, 191,6 tỷ đồng (20%) từ nguồn ngân sách tỉnh 316,1 tỷ đồng (33%) từ nguồn vốn nước ngoài và 0,615 tỷ đồng (1%) từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước. Toàn bộ kinh phí trên đã được phân bổ để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2019.

Một phần của tài liệu nBFleetk70WCCEwD1. Bao cao tai Hoi nghi tong ket PCTT 2020 - IN 15-5 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w