Một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư và thực hiện tốt công tác lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch và

Một phần của tài liệu nBFleetk70WCCEwD1. Bao cao tai Hoi nghi tong ket PCTT 2020 - IN 15-5 (Trang 45 - 48)

hiện tốt công tác lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới

1. Quản lý rủi ro và xây dựng kế hoạch phòng, tránh thiên tai và ứng phóbiến đổi khí hậu biến đổi khí hậu

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và các quy hoạch ngành liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai theo Luật Quy hoạch (như Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi,; Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; Quy hoạch đê điều; Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai)

để các bộ, ngành và địa phương có định hướng và cơ sở để xây dựng Chương trình, dự án phòng, chống thiên tai trong giai đoạn tới.

- Các bộ, ngành và địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu. Tập trung rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch đô thị, quy hoạch sản xuất,… phù hợp với nguyên tắc và quan điểm đầu tư các công trình phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai làChủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

- Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai phối hợp với các bộ, ngành tổ chức giám sát và yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết Chính phủ số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 và Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg

Đặc biệt là triển khai nhiệm vụ “Rà soát thực trạng sử dụng đất ven biển, ven sông; quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất tại khu vực này. Xây dựng quy định về hành lang an toàn khu vực ven biển, ven sông, kênh rạch phù hợp với thực tế của địa phương, không để phát sinh công trình nằm trong khu vực không bảo đảm an toàn; thời gian hoàn thành trong năm 2019. Xây dựng kế hoạch, từng bước di dời công trình dân dụng và công nghiệp vi phạm hành lang an toàn khu vực ven biển, ven sông nhằm giảm thiểu nguy cơ sạt lở, hướng tới phát triển bền vững; thời gian hoàn thành trước năm 2025”.

- Việc đầu tư các dự án tái định cư do thiên tai, dự án kè phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển là cần thiết. Tuy nhiên các địa phương cần rà soát lại đối tượng, đảm bảo hỗ trợ đúng quy định, không bố trí vốn đầu tư các dự án tại khu vực các tổ chức, cá nhân lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình trái phép, vi phạm hành lang an toàn, không đúng pháp luật tại vùng có nguy cơ sạt lở đã được cảnh báo.

Đây là công tác quan trọng nhằm hướng tới xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm ven bờ, là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sạt lở tăng cao, tổn thất do sạt lở lớn, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn tới mục tiêu phát triển bền vững.

2. Về sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có từ ngân sách nhà nước đầutư cho phòng, chống thiên tai: tư cho phòng, chống thiên tai:

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Xây dựng triển khai xây dựng định mức kỹ thuật, suất đầu tư của một số loại công trình phổ biến (đê, kè sông, biển,...); Rà soát lại các dự án phòng chống thiên tai lớn (hồ, đập,..) đang đầu tư dở dang, sắp xếp thứ tự ưu tiên, để có cơ sở bố trí vốn tập trung, dứt điểm, nhanh chóng đưa công trình vào khai thác có hiệu quả.

- Đối với các dự án đầu tư phòng, chống thiên tai, đề nghị các địa phương và bộ ngành thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Ngân sách nhà nước khi triển khai thực hiện.

- Đề nghị các Bộ, ngành có liên quan tăng cường công tác thanh kiểm tra việc đầu tư các dự án phòng, chống thiên tai sử dụng nguồn vốn từ ngân sách trung ương nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án.

3. Về huy động nguồn lực xã hội cho công tác phòng, chống thiên tai

- Hiện nay nguồn lực khu vực tư nhân đầu tư các công trình phòng tránh sạt lở còn hạn chế, do đó cần hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng hoặc hợp tác đầu tư xây dựng công trình sạt lở theo hình thức đối tác công tư. Do đó, cần bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước để thúc đẩy hợp tác công tư trong đầu tư các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, khuyến khích sự tham gia đầu tư của các

thành phần kinh tế đối với công trình, phòng chống thiên tai như xây dựng cơ chế hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư và giao đất, mặt nước theo hướng có điều kiện (điều kiện về bảo đảm an toàn môi trường; an toàn rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; an toàn di sản,…) tại vùng ven sông, ven biển cho các tổ chức, cá nhân có nguồn lực đủ mạnh để đầu tư các công trình phù hợp (du lịch sinh thái, điện gió, hạ tầng đô thị…) nhằm chủ động phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biển đổi khí hậu, giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước.

4. Về lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạchphát triển kinh tế xã hội: phát triển kinh tế xã hội:

- Đề nghị các bộ, ngành và địa phương tích cực triển khai việc lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT. Trường hợp có vướng mắc, khó khăn đề nghị có phản hồi sớm về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức rà soát và đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT về lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế-xã hội, nghiên cứu xây dựng Thông tư thay thế (nếu cần thiết). Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm tăng cường năng lực cho cán bộ trung ương, địa phương thực hiện công tác lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai.

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THAM LUẬN

Nguồn lực tài chính trong công tác phòng, chóng thiên tai năm 2019

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai. Sau đây, Bộ Tài chính xin báo cáo tham luận về “Nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai năm 2019”, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu nBFleetk70WCCEwD1. Bao cao tai Hoi nghi tong ket PCTT 2020 - IN 15-5 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w