trường M&A của Việt Nam. Điều này cũng cho thấy trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt thì các ngân hàng để tồn tại và phát triển thì phải lựa chọn hướng đi phù hợp hơn.
Ngoài 2 thương vụ mua lại tự nguyện của các ngân hàng ở trên thì trong giai đoạn thực hiện đề án cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2011-2015, NHNN mua lại với giá 0 đồng 3 ngân hàng TMCP yếu kém đó là Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GPBank). NHNN chỉ định Vietcombank và VietinBank là những ngân hàng có tiềm lực tài chính, quy mô hoạt động lớn, tình hình hoạt động kinh doanh ổn định để quản trị điều hành các ngân hàng này (Vietcombank quản trị điều hành VNCB và Vietinbank quản trị điều hành OceanBank và GPBank). Đồng thời, NHNN cũng chuyển đổi mô hình hoạt động của 2 ngân hàng VNCB và Oceanbank sang ngân hàng TNHH một thành viên.
Như vậy, kết thúc giai đoạn 1 tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (2011-2015) thì có 2 thương vụ hợp nhất (SCB, Ficombank, TinNghiaBank), (PVFC, Westernbank); 7 thương vụ sáp nhập Habubank-SHB, Sacombank-Southernbank, Vietinbank-PGBank, BIDV-MHB,MaritimeBank-MekongBank, HDBank-DaiABank, Ngân hàng Liên Việt- VPSC; ngoài ra NHNN mua lại với giá 0 đồng 3 NHTM yếu kém (VNCB, OceanBank và GPBank), các NHTM lớn mua lại công ty tài chính, các NHTM bán cổ phần lẫn nhau, bán cho ngân hàng/tổ chức tài chính nước ngoài. Kết thúc giai đoạn này, hệ thống NHTM Việt Nam có tất cả 49 ngân hàng trong đó 01 NHTM nhà nước (Agribank), 37 ngân hàng TMCP (kể cả 3 NHTM đã bị NHNN mua lại với giá 0 đồng), 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 1 Ngân hàng chính sách xã hội và 1 ngân hàng Hợp tác xã.
2.1.4. Tình hình M&A của NHTM giai đoạn 2 tái cơ cấu lại hệ thống ngân ngân
hàng (2016-2020)
Kết thúc giai đoạn 1 cơ cấu hệ thống TCTD (2011-2015), hệ thống TCTD vẫn còn tới 12 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 4.000 tỷ đồng. Đây là số vốn điều lệ khá khiêm tốn trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vì thế, trong giai đoạn này sẽ là giai đoạn để các ngân hàng này tiếp tục có cơ hội tái cấu trúc để có thể tiếp tục phát triển bền vững cũng như sẽ phải tìm lối đi riêng cho mình.
Từ năm 2016 đến nay không có thương vụ chính thức thực hiện M&A dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất ngân hàng mà chỉ dưới hình thức mua cổ phần, bán lại cho ngân hàng khác.
Tháng 4/2017, ANZ cho biết ngân hàng này vừa hoàn thành xong thương vụ bán lại mảng bán lẻ tại Việt Nam cho Ngân hàng Shinhan Việt Nam. Thương vụ này nằm trong chiến lược đơn giản hóa ngân hàng và tăng hiệu suất vốn của ANZ. Theo bản hợp đồng thương vụ này, ANZ sẽ chuyển giao cho Shinhan Việt Nam 8 chi nhánh, phòng giao dịch của ANZ Việt Nam tại Hà Nội và TP. HCM, cũng như nhân viên khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Thương vụ tiếp theo là tháng 7/2017, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) công bố nhận chuyển giao toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Trước đó năm 2010, CBA là cổ đông chiến lược của VIB với số vốn góp từ 15% nâng lên 20%. CBA chuyển giao toàn bộ cho VIB, các khách hàng của CBA sẽ tiếp tục được VIB phục vụ thông qua 160 chi nhánh, phòng giao dịch VIB, hơn 400 ATM của VIB và 17.000 ATM của các ngân hàng nội địa trên toàn quốc.
Ngoài ra, thương vụ sáp nhập VietinBank - PGBank, mặc dù đã được cổ đông thông qua từ 4/2015, ngày 22/5/2015 đã chính thức ký hồ sơ sáp nhập PG Bank vào VietinBank và Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa VietinBank và Petrolimex, hồ sơ thủ tục sáp nhập đã hoàn tất năm 2016 và đến năm 2018 hai bên chính thức thanh lý hợp đồng và sau đó đích đến của PGBank lại là Ngân hàng cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) nhưng hơn 2 năm qua mặc dù đã có đề án và được cổ đông thông qua, đồng thời cũng từng được chấp thuận về chủ trương từ phía Ngân hàng Nhà nước, song đến thời điểm năm 2020 thương vụ PGBank sáp nhập vào HDBank vẫn chưa có tiến triển gì thêm.
Thương vụ M&A lớn nhất ngành ngân hàng giữa BIDV và KEBHanaBank của Hàn Quốc diễn ra vào ngày 11/11/2019 sau hơn 2 năm kể từ khi đàm phán đến ký kết năm 2017. KEBHanaBank trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của BIDV với số vốn chiếm 15% vốn điều lệ. Sau đợt bán vốn này BIDV trở thành ngân hàng Việt Nam có vốn điều lệ cao nhất, đáp ứng vốn đảm bảo an toàn vốn CAR theo tiêu chuẩn của Basel 2.
Trong năm 2019 ngoài thương vụ bán vốn giữa BIDV và KEB HanaBank thì một số thương vụ chào bán cổ phần của các ngân hàng lớn cũng diễn ra. Cụ thể
Vietcombank thông báo chào bán 3% cổ phiếu cho GIC và cổ đông hiện hữu của MizuhoBank. Sang năm 2020 thị trường M&A trầm lắng do ảnh hưởng của Covid-19, có một số thương vụ bán vốn thành công như OCB bán 15% cho Aczona (Nhật), MB phát hành cổ phiếu bán 64,3 triệu cổ phiếu cho 8 nhà đầu tư nước ngoài.
Tóm lại, hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại (M&A) tại Việt Nam chỉ mới phôi thai từ năm 1999 khi có Luật Doanh nghiệp. Hoạt động M&A của ngân hàng Việt Nam trải qua hai giai đoạn chính dựa trên chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng lần thứ nhất đã được Chính phủ phê duyệt, bao gồm giai đoạn trước tái cơ cấu ngân hàng (1990 - 2000) và giai đoạn trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng (2001- đến nay). Ở giai đoạn 1 nhiều Ngân hàng TMCP chủ yếu được thành lập từ việc sáp nhập các hợp tác xã tín dụng sắp phá sản. Ở giai đoạn 2, nhất là giai đoạn (2011-2015) thực hiện đề án cơ cấu TCTD, hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ, phức tạp hơn, quy mô lớn hơn với nhiều hình thức như hợp nhất, sáp nhập, mua lại. Năm năm 2012 và 2013, đã có 9 NHTM nhỏ được đưa vào chương trình phải thực hiện tái cơ cấu bắt buộc thông qua các biện pháp khác nhau M&A hợp nhất và sáp nhập. Trong năm 2015, đã có 4 thương vụ M&A, 3 ngân hàng mà NHNN mua lại với giá 0 đồng và một ngân hàng đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Năm 2016 không có trường hợp nào chính thức thực hiện M&A. Năm 2017 chỉ có thương vụ mua bán cổ phần thông thường, bán lại một phần hoạt động cho ngân hàng khác. Đến tháng 11/2019 thương vụ bán vốn lớn nhất giữa M&A và KEBHanaBank, ngoài ra còn có các thương vụ bán vốn khác năm 2019 cho các nhà đầu tư nước ngoài của MB.
M&A ngân hàng ở Việt Nam là một giải pháp phổ biến, hiệu quả để xử lý các Tổ chức tín dụng yếu kém, có nhiều lợi thế so với các biện pháp khác. Đặc biệt là có sự hỗ trợ can thiệp của NHNN để đảm bảo quá trình M&A không làm gián đoạn hoạt động của các Tổ chức tín dụng, bảo toàn được quyền và lợi ích của cổ đông, khách hàng, tiết kiệm chi phí, thời gian, nguồn nhân lực. Với chủ trương quyết liệt tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2 (2016-2020) sẽ cuốn nhiều ngân hàng vào làn sóng này, cùng với những cơ hội mở ra cho cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước.