Khả năng thanh khoản L (Liquidity)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại sau ma ở việt nam theo các tiêu chí camels (Trang 117)

Khả năng thanh khoản của NHTM được thể hiện ở mức độ mà một NHTM có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chi trả hiện tại cũng như trong tương lai. Khả năng thanh khoản của ngân hàng được đánh giá qua một số chỉ tiêu tổng tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng dư nợ trên tiền gửi, hệ số đảm bảo thanh khoản của tài sản, hệ số thanh khoản ngắn hạn. Do hạn chế về số liệu thu thập được nên ở nội dung này chỉ đánh giá theo chỉ tiêu tổng tiền gửi trên tổng Tài sản, tỷ lệ tổng dư nợ trên tiền gửi.

2.2.5.1. T l tng tin gi trên tng tài sn

Bảng 2.22. Tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản của NHTM sau M&A

Đơn vị tính %

LPB SCB SHB HDBank PVcombank 45,71 40,49 62,24 53,08 66,59 69,80 81,26 63,19 72,35 48,55 77,20 81,95 72,90 65,72 65,52 72,15 82,17 81,37 70,00 84,78 78,23 81,62 63,62 68,73 56,73 78,49 78,01 73,46 63,66 70,09 71,36 75,63 69,67 59,27 73,23 67,73 77,18 70,97 54,92 73,68 Sacombank BIDV Maritimebank 89,37 66,37 60,03 87,84 72,14 62,19 88,33 70,27 50,65 86,05 75,38 46,11 88,37 74,78 51,52

Nguồn Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A

Theo tiêu chí Camels của AIA Mỹ thì tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản được khuyến khích ở mức ≥ 75%. Nhìn vào bảng số liệu 2.22 cho thấy các ngân hàng những năm đầu sau M&A tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản đều ở mức dưới tiêu chuẩn ngoại trừ ngân hàng Sacombank. Tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại sau M&A có sự khác biệt giữa các ngân hàng và có sự biến động và trong số các ngân hàng M&A nghiên cứu chỉ có Sacombank có tỷ lệ này >75% đạt tiêu chí Camels kể từ sau khi M&A.

Đơn vị tính % 100,00 90,00 80,00 70,00 60,00 50,00 40,00 30,00 20,00 10,00 - 2017 2018 2019

Biểu đồ 2.11. Tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản của các NHTM sau M&A giai đoạn 2017-2019

Nguồn Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A

Trong số các NHTM sau M&A giai đoạn 2017-2019 thì ngân hàng Sacombank, SCB là ngân hàng có cả 3 năm đều đạt tỷ lệ >75% theo tiêu chuẩn Camels và trong đó ngân hàng Sacmobank có tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 88,33%; 86,05%; 88,37%, tiếp theo là SCB với tỷ lệ lần lượt là 78,01%; 75,63%; 77,18%. Ngân hàng có tỷ lệ thấp nhất là Maritimebank với tỷ lệ lần lượt là 50,65%; 46,11%; 51,52% và tỷ lệ này đều thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tiêu chuẩn của Camels. Điều này cho thấy các ngân hàng thương mại sau M&A mặc dù đã nỗ lực trong công tác huy động vốn tiền gửi nhưng tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản vẫn ở mức thấp ngoại trừ ngân hàng SCB, Sacombank. Tuy nhiên tỷ lệ này thấp thì khả năng chi trả thanh toán của ngân hàng cao nhưng đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thấp.

2.2.5.2. T l dư n cho vay trên tng tin gi

Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi giúp so sánh được khả năng cho vay và khả năng huy động vốn của NHTM, đồng thời giúp đánh giá được hiệu quả của vốn huy động. Theo tiêu chí Camels đối với các ngân hàng Mỹ thì tỷ lệ tổng dư nợ trên tiền gửi được yêu cầu ở mức ≤ 80%.

Bảng 2.23. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi của các NHTM sau M&A

Đơn vị Tỷ đồng

Nguồn Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi của các NHTM sau M&A có sự biến động qua các năm sau M&A. Tỷ lệ bình quân dư nợ cho vay trên tiền gửi của các NHTM sau M&A năm 2017-2019 được thể hiện dưới biểu đồ sau

Ngân hàng 2011 2012 2013 201 4 2015 2016 2017 2018 2019 LPB 49,72 55,62 66,65 66,39 83,45 76,50 78,44 95,39 102,69 SCB 112,68 111,32 60,51 67,51 66,59 75,27 76,93 78,43 76,18 SHB 73,38 84,30 84,47 78,90 109,10 94,38 96,34 102,29 HDBank 70,58 64,20 75,87 79,60 86,70 96,15 116,11 PVcombank 83,78 59,73 48,35 76,89 66,17 67,63 69,28 Sacombank 71,23 68,18 68,50 73,45 73,85 BIDV 105,98 99,68 98,77 99,91 100,25 Maritimebank 44,86 60,20 63,70 76,76 78,34

Đơn vị tính % Maritime bank BIDV Sacombank PVcombank HDBank SHB SCB Lienvietpostbank 0 20 40 60 80 100 120 140 2019 2018 2017

Biểu đồ 2.12. Tỷ lệ bình quân Dư nợ cho vay trên tiền gửi của NHTM sau M&A

Nguồn Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A

Theo tiêu chí Camels thì tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi được yêu cầu ở mức ≤ 80% và chiếu theo tiêu chuẩn này các ngân hàng vượt quá khung là SCB năm 2011 và 2012; SHB năm 2016 và 2017; BIDV năm 2015-2019; HDBank, SHB,

Lienvietpostbank năm 2018 và 2019; trong đó BIDV là ngân hàng có tỷ lệ trung bình này lớn nhất 101,5%. Trong số các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi nằm trong khung Camels thì ngân hàng Maritimebank, PVcombank có tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn. Tỷ lệ này quá lớn và quá nhỏ đều không tốt cho hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ này lớn chứng tỏ dư Nợ cho vay tăng trưởng nhanh hơn tiền gửi, ngân hàng phải vay vốn trên thị trường liên ngân hàng hoặc bán chứng khoán do đó ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngược lại tỷ lệ này nhỏ chứng tỏ ngân hàng chưa sử dụng nguồn huy động cho vay, ứ đọng vốn điều này cũng làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.

2.3. Nhn xét v năng lc tài chính ca các NHTM sau M&A Vit Nam

theo các tiêu chí Camels

2.3.1. Nhng kết quả đạt được

Từ phân tích đánh giá về năng lực tài chính của các NHTM sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels ở mục 2.2, kết quả năng lực tài chính các NHTM sau M&A đạt được như sau

(1) Mức độ an toàn vốn

Quy mô vốn chủ sở hữu có sự gia tăng tuy nhiên tốc độ tăng không cao và so với tiêu chí Camels có 2 ngân hàng (Sacombank, BIDV) có số vốn chủ sở hữu đạt được theo quy chuẩn > 20.000 tỷ đồng.

Hệ số đòn bẩy tài chính Ngân hàng HDBank, PVcombank là những ngân hàng sau M&A có hệ số đòn bẩy tài chính ở mức phù hợp so với chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels. Điều này cho thấy các ngân hàng này đã sử dụng hiệu quả hệ số đòn bẩy, tăng sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản Theo Camels thì các NHTM sau M&A đều vượt khung, trong đó ngân hàng Maritimebank là ngân hàng có tỷ lệ này cao nhất. Chứng tỏ rằng sau M&A các NHTM hoạt động có hiệu quả, duy trì đủ vốn cho hoạt động và an toàn.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Các NHTM Việt Nam sau M&A đều có tỷ lệ an toàn > 8% theo chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels và theo quy định của Việt Nam tỷ lệ này > 9%, điều này chứng tỏ rằng các ngân hàng này đã rất chú trọng tới công tác bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng mình.

(2) Chất lượng tài sản

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản Tỷ lệ này của các NHTM sau M&A có xu hướng tăng. Tuy nhiên theo Camels thì trong số 8 ngân hàng nghiên cứu có 6 ngân hàng nằm trong khung tiêu chuẩn đó là LPB, SCB, SHB, HDBank, PVcombank, Sacombank. Các ngân hàng này đã tăng cường hoạt động cho vay tăng thu nhập nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu Sau khi thực hiện thương vụ M&A các ngân hàng dần đi vào ổn định phát triển, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có xu hướng giảm và đã dần kiểm soát được trong giới hạn cho phép. Điều này chứng tỏ rằng các ngân hàng đã thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ chi phí dự phòng Ngân hàng PVcombank, Sacombank các năm hoạt động sau khi thực hiện thương vụ M&A đều có tỷ lệ chi phí dự phòng đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels. Điều này cho thấy ngân hàng có thể bù đắp được các khoản nợ xấu không còn khả năng thu hồi của ngân hàng bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận Theo tiêu chí Camels của AIA Mỹ thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận phải ≥ 10% - 15% và chiếu theo tiêu chí này thì chỉ có ngân hàng LPB đạt được năm 2016, SHB đạt được ở năm 2015, HDBank đạt ở năm 2014 và 2015, PVcombank đạt được ở năm 2014 và Maritimebank đạt được ở năm 2016. Năm 2017 các ngân hàng sau M&A đều có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đạt được so với chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels ngoại trừ ngân hàng Maritimebank.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng dư nợ cho vay ở các năm hoạt động sau M&A của các ngân hàng đa số có xu hướng tăng, điều này chứng tỏ khả năng quản trị điều hành về hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt, ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển.

(4) Khả năng sinh lời

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) Chỉ tiêu ROA theo tiêu chí Camels thì trong các năm hoạt động sau khi thực hiện thương vụ M&A của các ngân hàng, trong số đó chỉ có HDBank đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels.

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong các NHTM sau M&A thì chỉ có ngân hàng HDBank có ROE trong năm gần đây lớn hơn chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels và ngoài ra Lienvietpostbank, BIDV gần ở ngưỡng tiêu chuẩn.

(5) Khả năng thanh khoản

Tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản theo tiêu chí Camels thì các ngân hàng sau M&A giai đoạn 2017-2019 có ngân hàng Sacombank, SCB là ngân hàng có cả 3 năm đều đạt tỷ lệ >75% theo chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels và trong đó ngân hàng Sacombank có tỷ lệ cao nhất.

Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản theo tiêu chí Camels thì tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản của các ngân hàng ≤ 80%, ngân hàng sau M&A có tỷ lệ này phù hợp phải kể đến là ngân hàng SCB, HDBank, Sacombank.

2.3.2. Nhng hn chế

Mặc dù số vốn của các ngân hàng được hình thành sau M&A tăng, có sự kế thừa và phát huy được năng lực trong quản trị điều hành của các ngân hàng, kế thừa được các thế mạnh của các hoạt động dịch vụ của các ngân hàng, nhưng năng lực tài chính không phải ngân hàng nào cũng đạt được chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels mà có những ngân hàng đạt được nhưng có ngân hàng chưa đạt bởi vì điểm khác biệt của các NHTM hình thành sau M&A so với các NHTM khác là đa số các

NHTM này đang phải gánh chịu hậu quả của các ngân hàng được sáp nhập với số dư nợ xấu lớn, lãi dự thu phải thoái cao, lỗ lũy kế cũng không nhỏ… Các hạn chế về năng lực tài chính của các NHTM sau M&A theo tiêu chí Camels như sau

(1) Mức độ an toàn vốn

Quy mô vốn chủ sở hữu đa số các ngân hàng chưa đạt thậm chí có ngân hàng còn chưa đạt được 50% so với chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng huy động vốn, đầu tư tài chính, công nghệ, phát triển dịch vụ của ngân hàng.

Hệ số đòn bẩy tài chính đa số các ngân hàng có hệ số đòn bẩy tài chính chưa phù hợp, có ngân hàng có hệ số thấp hơn nhiều so với chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels như Maritimebank nhưng có ngân hàng có hệ số cao hơn nhiều như BIDV, SHB, SCB. Hệ số này quá cao sẽ gây mất khả năng thanh toán còn nếu thấp quá thì hiệu quả ngân hàng thấp.

(2) Chất lượng tài sản

Danh mục cho vay trên tài sản BIDV, SHB trong năm gần đây có tỷ lệ dư nợ cho vay trên tài sản vượt quá lớn so với tiêu chí Camels trong khi đó Maritimebank có tỷ lệ này khá thấp < 40%. Tỷ lệ này quá lớn một mặt thể hiện khả năng cho vay tốt, thu nhập tăng mặt khác là nguy cơ dẫn tới rủi ro thanh khoản của ngân hàng nhưng ngược lại tỷ này thấp cho thấy khả năng cho vay thấp thu nhập của ngân hàng giảm.

Tỷ lệ nợ xấu theo tiêu chí Camels thì đa số các NHTM hoạt động sau M&A đều chưa đạt chuẩn mực quốc tế (1%) nhưng nếu theo quy định của NHNN Việt Nam (3%) đều đảm bảo quy định. Tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ công tác quản trị tín dụng của ngân hàng chưa tốt, nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ chi phí dự phòng đa số các ngân hàng tỷ lệ chi phí dự phòng không cao, thậm chí có ngân hàng còn có tỷ lệ này thấp hơn nhiều mức tiêu chuẩn Camels như HDBank, SCB. Tỷ lệ này thấp là nguy cơ dẫn tới khả năng ngân hàng bị mất vốn, ngân hàng không bù đắp được khoản cho vay không còn khả năng thu hồi. Một số ngân hàng nếu trích đủ dự phòng theo quy định thì sẽ bị lỗ, thậm chí lỗ rất lớn (số lỗ vượt quá số dư vốn chủ sở hữu). Một số ngân hàng nếu phải thoái hết ngay số lãi dự thu theo quy định thì cũng bị lỗ.

(3) Năng lực quản lý

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận Lợi nhuận của các ngân hàng giai đoạn hoạt động sau M&A có sự biến động, tăng trưởng không đều, đa số có sụt giảm ở những

năm đầu sau khi M&A và sau lợi nhuận tăng trưởng ổn định ở những năm gần đây. Điều này cho thấy các ngân hàng năng lực quản trị chưa được tốt, hoạt động không ổn định khi mới tiến hành M&A và sau đó đã có chính sách phát triển tốt hơn cùng với sự ổn định của nền kinh tế nên lợi nhuận tăng mạnh hơn năm 2019.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại sau M&A có tốc độ tăng trưởng tín dụng không đều, có ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng không cao như PVcombank, SCB… chứng tỏ rằng năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng chưa tốt, hoạt động tín dụng ngân hàng thiếu sự ổn định và phát triển.

(4) Khả năng sinh lời

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) Trong các năm hoạt động của các ngân hàng thương mại sau M&A, các ngân hàng đều có ROA ở mức thấp dưới tiêu chí Camels thậm chí còn nhỏ hơn nhiều so với chuẩn mực quốc tế. Điều này chứng tỏ rằng năng lực quản lý điều hành quản trị của các ngân hàng đều thấp, việc chuyển tài sản thành lãi ròng chưa tốt.

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Các NHTM sau M&A có tỷ lệ này ở mức thấp hơn so với tiêu chí Camels nhất là ngân hàng PVcombank, SCB. Điều này cho thấy năng lực quản lý điều hành của các NHTM sau M&A chưa tốt, hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cho đầu tư, cho vay chưa hiệu quả.

Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) các NHTM sau M&A có NIM thấp hơn nhiều so với chí Camels thậm chí có ngân hàng tỷ lệ này còn nhỏ hơn 1% như PVcombank, SCB. Kết quả này cho thấy năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng chưa được tốt, sử dụng tài sản chưa hiệu quả.

Tỷ lệ ngoài lãi cận biên (NNIM) Hầu hết là sau M&A các ngân hàng mới hình thành có NNIM thấp hơn nhiều so với tiêu chí Camels. Năm 2017 chỉ có

Maritimebank đạt chuẩn Camels nhưng ở mức khá khiêm tốn (1,6%). Điều này cho thấy các NHTM sau M&A năng lực quản trị điều hành đều chưa tốt chưa chú trọng tới các hoạt động dịch vụ nên thu nhập ngoài lãi thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại sau ma ở việt nam theo các tiêu chí camels (Trang 117)