Các NHTM phải duy trì mức vốn dự kiến tương xứng với các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng để xác định, đo lường và kiểm soát các loại rủi ro đó. Các loại rủi ro và mức độ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng sẽ quyết định mức độ cần thiết phải duy trì vốn để có thể bù đắp được những hậu quả tiền tàng mà những rủi ro đó mang lại cho ngân hàng. Mức độ an toàn vốn ước tính dựa trên các chỉ tiêu tài chính sau đây
2.2.1.1. Quy mô vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của NHTM gồm có vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, lợi nhuận chưa phân phối. Vốn chủ sở hữu là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng, thể hiện năng lực hoạt động, khả năng tài chính của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn, khả năng đầu tư tài chính, khả năng mở rộng dịch vụ, hoạt động tín dụng, công nghệ. Theo quy chuẩn của Camels thì vốn chủ sở hữu của ngân hàng phải đạt được 20.000 tỷ đồng. Quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM sau M&A ở Việt Nam được thể hiện dưới bảng số liệu sau
Bảng 2.9. Quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM sau M&A ở Việt Nam
Đơn vị Tỷ đồng Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 LPB 6.594 7.391 7.271 7.391 7.601 8.332 9.383 10.200 12.579 SCB 11.335 11.370 13.112 13.185 15.452 15.461 15.530 16.577 16.647 SHB 10.355 10.480 11.257 13.231 14.691 16.332 18.507 HDBank 8.587 8.874 9.841 9.942 14.757 16.828 20.381 PVcombank 9.555 9.693 10.070 10.042 10.131 10.217 10.391 Sacombank 22.080 22.191 23.236 24.632 26.742 BIDV 42.335 44.144 48.834 54.490 77.653 Maritimebank 13.616 13.599 13.721 13.820 14.863
Nguồn Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A ở Việt Nam
Bảng 2.9 cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM sau M&A ở Việt Nam có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng không cao. Nhìn vào biểu đồ 2.1 quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng sau M&A giai đoạn 2017-2019 cho thấy các ngân hàng giai đoạn này hoạt động ổn định hơn, quy mô vốn chủ sở hữu các ngân hàng này đều tăng dần và trong số các ngân hàng này thì ngân hàng BIDV có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất, theo sau là ngân hàng Sacombank. Trong số các ngân hàng đó thì ngân hàng BIDV, HDBank có tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu mạnh nhất. So với tiêu chuẩn quốc tế của Camels thì trong số các ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam thì có 2 ngân hàng là Sacombank và BIDV có số vốn chủ sở hữu đạt được theo tiêu chuẩn > 20.000 tỷ đồng còn lại là đều chưa đạt, thậm chí có ngân hàng LPB, HDBank, PVcombank còn chưa được 50% so với tiêu chuẩn.
90000,0 80000,0 70000,0 60000,0 50000,0 40000,0 30000,0 20000,0 2017 2018 2019 10000,0 -
Biểu đồ 2.1. Quy mô Vốn chủ sở hữu của các NHTM sau M&A ở Việt Nam giai đoạn 2017-2019
Nguồn Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A ở Việt Nam
2.2.1.2. Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính là một trong những chỉ tiêu tài chính để đánh giá mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Hệ số đòn bẩy nếu sử dụng đúng hiệu quả sẽ tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu còn nếu sử dụng không hiệu quả sẽ có tác động ngược lại. Theo tiêu chuẩn quốc tế Camels của AIA Hoa Kỳ thì hệ số này phải tương đương 12,5 lần
Bảng 2.10. Hệ số đòn bẩy tài chính của các NHTM sau M&A ở Việt Nam
Đơn vị tính Lần
Nguồn Theo tính toán của tác giả từ BCTC của các NHTM sau M&A ở Việt Nam
Bảng 2.10 cho thấy hệ số đòn bảy tài chính của đa số các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam có xu hướng tăng, cho thấy các ngân hàng đang khẳng định mục tiêu mở rộng tín dụng. Trong số các Ngân hàng thương mại sau M&A thì HDBank và PVcombank là 2 ngân hàng sau M&A có hệ số đòn bẩy tài chính ở mức tương đối phù hợp so với quy định của Camels. Điều này cho thấy các ngân hàng này đã sử dụng hiệu quả hệ số đòn bẩy tài chính, từ đó tăng hiệu quả hoạt động và sự an toàn của ngân hàng. SCB, SHB, Sacombank hệ số đòn bảy liên tục tăng, vượt so với mức quy định của Camels. Sự tăng liên tục này có thể thấy các ngân hàng gia tăng mở rộng tín dụng. Hệ số đòn bẩy tài chính quá cao cho thấy ngân hàng sử dụng hệ số này chưa hiệu quả, sẽ nguy cơ mất khả năng thanh toán của ngân hàng dẫn tới phá sản ngân hàng. Trong khi đó Maritimebank có hệ số đòn bẩy nhỏ hơn nhiều so với quy chuẩn của Camels với hệ số đòn bẩy năm 2015 là 6,7 lần, 2016 là 5,8 lần, 2017 có cải thiện hơn đạt là 7,2 lần nhưng đến năm 2018, 2019 hệ số này là 16,17 lần và 15,06 lần vượt so với khung quy định của Camels và điều này cho thấy Maritimebank chưa sử dụng hiệu quả hệ số đòn bẩy tài chính, hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ không tối ưu. BIDV có hệ số đòn bảy tài chính khá cao vào năm 2015-2017 sau khi M&A, vượt so với khung quy định của Camels, nhưng hệ số này giảm xuống ở dưới mức quy định lần lượt là 8,97 lần và 9,56 lần ở năm 2018 và năm 2019. Có thể thấy rằng BIDV sau khi thực hiện M&A, ngân hàng đẩy mạnh hoạt động huy động tiền gửi, cho vay nên hệ số đòn bẩy tài chính quá cao, sẽ nguy cơ mất khả năng thanh toán của ngân hàng dẫn tới phá sản ngân hàng. Tuy nhiên, đến năm 2018 và 2019 BIDV đã quản lý tốt hơn hệ số đòn bảy nên hệ số này đã giảm nằm trong khung quy định của Camels.
Ngân hàng 201 1 201 2 201 3 201 4 201 5 201 6 2017 201 8 201 9 LPB 7,5 8,0 9,9 12,6 13,2 16,0 16,4 16,17 15,06 SCB 11,8 12,1 12,8 17,4 19,2 22,4 27,6 29,70 33,11 SHB 11,3 12,9 15,1 17,2 16,7 18,5 18,79 18,74 HDBank 9,0 10,2 9,8 14,1 11,8 11,84 10,26 Pvcombank 9,5 10,1 8,8 10,4 11,5 12,76 13,80 Sacombank 14,0 12,2 14,9 15,48 15,96 BIDV 19,1 21,8 23,6 8,97 9,56 Maritimebank 6,7 5,8 7,2 16,17 15,06
2.2.1.3. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản theo mức yêu cầu của tiêu chí Camels của AIA Hoa Kỳ thì chỉ tiêu này phải ≥ 4% - 6%.
Bảng 2.11. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản của các NHTM sau M&A
Đơn vị tính %
Nguồn Theo tính toán của tác giả từ BCTC của các NHTM sau M&A ở Việt Nam
Bảng 2.11 cho thấy Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản của các NHTM sau M&A ở Việt Nam đều lớn hơn so với quy chuẩn Camels của AIA Hoa Kỳ ( ≥ 4% - 6%). Trong đó ngân hàng HDBank, PVcombank, LPB, Maritimebank là những ngân hàng có Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản cao, nhất là ngân hàng
Maritimebank. Điều này cho thấy các ngân hàng duy trì đủ vốn, số vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng cao, chứng tỏ các ngân hàng ngày càng hoạt động có hiệu quả và an toàn.
Ngân hàngLPB 11,752011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 201911,13 9,14 7,33 7,06 5,87 5,74 5,83 6,23 SCB 7,83 7,62 7,24 5,44 4,96 4,27 3,50 3,26 2,93 SHB 8,16 7,21 6,20 5,50 5,66 5,14 5,05 5,07 HDBank 9,96 8,92 9,24 6,62 7,79 7,79 8,88 PVcombank 9,45 8,95 10,23 8,80 8,01 7,27 6,76 Sacombank 7,56 6,68 6,31 6,07 5,90 BIDV 4,98 4,39 4,06 4,15 5,21 Maritimebank 13,05 14,68 12,22 10,03 9,47
Maritimebank BIDV Sacombank PVcombank HDBank SHB SCB Lienvietpostbank 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 2019 2018 2017
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản của các NHTM sau M&A ở Việt Nam giai đoạn 2017-2019
Nhìn vào biểu đồ 2.2 thấy rằng ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản giai đoạn 2017-2019 cao nhất là ngân hàng Maritimebank, tiếp theo là HDBank, Pvcombank và cuối cùng là ngân hàng BIDV, SCB. Năm 2019 SCB là ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản là thấp nhất với tỷ lệ là 2,93% dưới mức tiêu chuẩn của Camels, trong khi đó có ngân hàng HDBank, Maritimebank có tỷ lệ khá cao lần lượt là 8,88% và 9,47%.
2.2.1.4. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một trong chỉ số quan trọng đánh giá mức độ an toàn vốn của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ ngân hàng an toàn vốn của ngân hàng càng lớn. Theo tiêu chuẩn quốc tế Camels của AIA Hoa Kỳ thì hệ số CAR tối thiểu là 8%, còn ở Việt Nam theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN thì hệ số CAR tối thiểu là 9%. Từ 01/01/2020 áp Theo thông tư 41/2016 thì hệ số CAR tối thiểu 8% theo tiêu chuẩn Basel 2 tính đến cả rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường. Đối với các ngân hàng đạt theo tiêu chuẩn Basel 2 thì tỷ lệ này tối thiểu là 8%.
Bảng 2.12. Hệ số CAR của các NHTM sau M&A ở Việt Nam
Nguồn Theo tính toán của tác giả và theo báo cáo thường niên của NHTM sau M&A
Các NHTM Việt Nam sau M&A có hệ số CAR như Bảng 2.12 đều > 9%, vượt quá tiêu chuẩn an toàn vốn của Camels, trong đó ngân hàng Maritimebank là ngân hàng có hệ số CAR cao nhất năm 2015 là 24,53% và đến năm 2016 ngân hàng đã điều chỉnh hệ số này là 14,6%, năm 2017 là 19,97%. Hệ số CAR của các ngân hàng đều vượt mức quy định, chứng tỏ các ngân hàng đã rất chú trọng tới hệ số an toàn vốn. Tuy nhiên, hệ số an toàn vốn tối thiểu đạt ở mức 9% những nếu cao quá thì hiệu quả sử dụng vốn không cao. Riêng đối với năm 2019, các ngân hàng đạt tiêu chuẩn Basel 2 có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối theo Thông tư 41 thì phải có hệ số CAR >8%, theo tiêu chuẩn này các ngân hàng khó đạt được tỷ lệ an toàn hơn bởi rủi ro tính theo 3 trụ cột gồm cả rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường nhưng BIDV, LPB, HDBank đều đảm bảo yêu cầu.