Định hướng nâng cao năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại sau ma ở việt nam theo các tiêu chí camels (Trang 143 - 145)

4.1. Quan đim và định hướng nâng cao năng lc tài chính ca các Ngân

hàng thương mi sau M&A Vit Nam

4.1.1. Định hướng nâng cao năng lc tài chính ca các Ngân hàng thương thương

mi sau M&A Vit Nam

Thực hiện đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng Việt Nam giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 1/3/2012, trong giai đoạn 2011-2015 hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu khá quan trọng đó là hệ thống các TCTD đã được duy trì ổn định trở lại và cải thiện cơ bản, đặc biệt là đã thực hiện được cơ bản bước đầu của chiến lược cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM dưới hình thức mua lại và sáp nhập (M&A), đến hết năm 2015 ở Việt Nam không còn tồn tại những ngân hàng yếu kém nữa thay vào đó là những ngân hàng với khả năng tài chính lành mạnh, kinh doanh phát triển. Cùng với đó, các giải pháp xử lý nợ xấu thông qua VAMC đã phát huy tác dụng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu so. Về cơ bản nợ xấu đã được xử lý, chất lượng tín dụng đã được cải thiện; tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đã được đưa về mức nằm trong giới hạn an toàn của NHNN và hoàn thành vượt mục tiêu đề ra. Với việc áp dụng đầy đủ chuẩn mực mới về phân loại nợ, nợ xấu ngân hàng đã được minh bạch hơn, không còn tồn tại 02 số liệu nợ xấu (số liệu theo báo cáo của TCTD và số liệu theo kết quả giám sát của NHNN). Kết quả xử lý nợ xấu đạt được đã góp phần quan trọng cải thiện thanh khoản, giảm mặt bằng lãi suất, mở rộng khả năng tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong giai đoạn 2011-2015, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế về năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính, năng lực quản trị, công nghệ và nguồn nhân lực cần phải khắc phục nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế trong giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những yếu kém nói trên đã tồn tại từ lâu làm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam thiếu tính ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây mất an toàn và dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh và thị trường trong nước, quốc tế biến động bất lợi. Vì vậy, ngày 19/7 2017 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”, theo đó định hướng nâng cao năng

lực tài chính đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các Ngân hàng thương mại sau M&A nói riêng như sau

- Tiếp tục xử lý các NHTM yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam bằng hình thức sáp nhập, hợp nhất hay mua lại, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản các NHTM theo quy định pháp luật, song đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội.

- Xây dựng và triển khai lộ trình tăng vốn tự có của các NHTM từ các nguồn (i) Phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn góp từ các cổ đông chiến lược trong và ngoài nước phù hợp với quy định pháp luật hiện hành; (ii) Tăng vốn từ nguồn cổ tức hàng năm hoặc từ nguồn thặng dư phát hành, lợi nhuận để lại; (iii) Phát hành trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ dài hạn để tạo dựng nguồn vốn ổn định; (iv) Một số tổ chức tín dụng có uy tín lớn có thể lựa chọn giải pháp niêm yết cổ phiếu trên thị trường quốc tế. Bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các NHTM phù hợp với quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế. Đến cuối năm 2020, các ngân hàng thương mại đảm bảo mức vốn tự có theo chuẩn mực vốn Basel 2 (theo phương pháp tiêu chuẩn).

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ để xử lý nợ xấu như Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, bán nợ cho VAMC, có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho khách hàng khắc phục khó khăn và phát triển sản xuất kinh doanh, tiếp tục hỗ trợ vốn hay miễn giảm lãi suất cho khách hàng, cơ cấu lại nợ theo đúng quy định của pháp luật… đây được coi là những biện pháp cần thiết cấp bách trong giai đoạn 2016-2020. Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

- Thực hiện nghiêm túc giới hạn tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép; nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về cấp tín dụng, bảo đảm tiền vay, các quy định an toàn trong hoạt động tín dụng; nghiêm cấm che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh.

- Khuyến khích hoặc có những can thiệp cần thiết trong việc mua, bán và hợp nhất ngân hàng để hình thành những ngân hàng “Đủ lớn- Đủ mạnh” đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong điều kiện tự do hóa tài chính ngày càng sâu rộng. Về quan điểm trong việc sắp xếp lại các NHTM thì xu hướng hình thành những ngân hàng có quy mô lớn là cần thiết, nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ cho phép tồn tại những ngân hàng có quy mô lớn. Bên cạnh những ngân hàng có vai trò trụ cột, vẫn cần có những ngân hàng quy mô vừa và nhỏ hoạt động có hiệu quả trong một phân khúc thị trường thích hợp và đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngân hàng mỗi tầng lớp trong xã hội.

- Các NHTM phải cạnh tranh lành mạnh và hoạt động một cách công khai, minh bạch, đồng thời đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. Kiểm soát quy mô, tốc độ tăng trưởng và phạm vi hoạt động kinh doanh của NHTM phù hợp với điều kiện tài chính và năng lực quản trị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại sau ma ở việt nam theo các tiêu chí camels (Trang 143 - 145)