Thứ nhất, mức độ an toàn vốn được thể hiện bởi chỉ tiêu quy mô vốn chủ sở hữu và đòn bẩy tài chính. Các NHTM sau M&A quy mô vốn chủ sở hữu tăng dần nhưng đều chưa đạt quy mô vốn chủ sở hữu theo tiêu chí Camels thậm chí có ngân hàng còn chưa đạt được 50% so với tiêu chí Camels ngoại trừ ngân hàng Sacombank, BIDV. Theo nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng quy mô vốn của ngân hàng có tác động tới đòn bẩy tài chính, quy mô vốn ngân hàng tăng thì đòn bẩy tài chính tăng và ngược lại. Các ngân hàng thực hiện M&A là các ngân hàng yếu kém, các ngân hàng nhỏ vì vậy quy mô số vốn chủ sở hữu các ngân hàng đều thấp và không đạt được chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels và quy mô vốn ngân hàng thì có xu hướng tăng dần sau M&A. Điều này dẫn tới hệ số đòn bẩy tài chính chưa phù hợp, có ngân hàng có hệ số thấp hơn nhiều so với tiêu chí Camels. Hệ số này quá cao sẽ gây mất khả năng thanh toán còn nếu thấp quá thì hiệu quả ngân hàng thấp.
Thứ hai, chất lượng tài sản được thể hiện ở danh mục cho vay trên tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí dự phòng. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản khá cao, tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã được kiểm soát nhưng nếu so với khung an toàn thì cao, tỷ lệ chi phí dự phòng thấp. Điều này dẫn tới rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Nguyên nhân chất lượng tài sản của ngân hàng còn thấp là do một số ngân hàng sau M&A có tăng trưởng tín dụng nóng, nới lỏng tín dụng, chất lượng thẩm định không tốt, chưa thực hiện tốt các quy định trong cho vay, trích lập dự phòng rủi ro của
NHNN, rủi ro đạo đức của nhân viên ngân hàng. Mặt khác, là do kết quả để lại của các NHTM trước đây trước khi sáp nhập như nợ xấu cao, kết quả kinh doanh thua lỗ, sở hữu chéo, lũng đoạn vốn dẫn tới gánh nặng cho các ngân hàng hiện tại sau sáp nhập M&A. Ngoài các nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng thì còn có các nguyên nhân thuộc về phía khách quan như sự bất bình ổn của nền kinh tế, thiên tai, lạm phát…
Thứ ba, năng lực quản lý của các ngân hàng được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tốc độ tăng
tăng trưởng không đều thậm chí có ngân hàng còn xu hướng giảm. Điều này cho thấy rằng năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng chưa tốt, hoạt động tín dụng ngân hàng thiếu sự ổn định và phát triển. Nguyên nhân là do các ngân hàng sau M&A bộ máy tổ chức hợp nhất nên phải sắp xếp tổ chức lại bộ máy hoạt động, phải thống nhất trong quá trình quản lý điều hành, các nhà quản lý còn thiếu kinh nghiệm quản lý điều hành hoạt động, các ngân hàng chưa đầu tư nhiều cho việc nâng cao năng lực quản lý điều hành như thuê tư vấn, đào tạo của nước ngoài về tổ chức điều hành…
Thứ tư, về khả năng sinh lời của các ngân hàng sau M&A ngày càng được cải thiện nhưng so với tiêu chí Camels theo các chỉ tiêu đánh giá thì đa số các ngân hàng vẫn còn ở mức thấp chưa đạt. Nguyên nhân là do các NHTM sau M&A vẫn còn có những tàn dư của những ngân hàng trước khi sáp nhập như các khoản lỗ, nợ xấu…và các ngân hàng sau M&A phải giải quyết làm phát sinh các chi phí như cơ cấu tổ chức lại bộ máy hoạt động, chi phí xử lý nợ xấu, chi phí đầu tư cho trang thiết bị máy móc, chi phí đào tạo lại… Mặt khác nữa khả năng sinh lời của các ngân hàng chưa cao chưa đạt theo tiêu chí Camels còn là do năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng chưa tốt, chú trọng vào các khoản thu nhập lãi mà chưa quan tâm nhiều tới những khoản thu nhập ngoài lãi, chưa đầu tư chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử từ đó dẫn tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng sau M&A còn ở mức thấp dưới tiêu chuẩn Camels thể hiện ở chỉ tiêu như ROA, ROE, NIM, NNIM nhưng chỉ tiêu này được cải thiện tiến dần tới chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels.
Thứ năm, khả năng thanh khoản của các ngân hàng theo tiêu chí Camels được đánh giá bằng chỉ tiêu tỷ lệ tổng tiền gửi trên tài sản; tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tiền gửi. Tỷ lệ này ở các có sự biến động qua các năm, nhiều ngân hàng có tỷ lệ cao hơn hoặc thấp hơn chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels, điều này đều không tốt cho ngân hàng. Nếu khả năng thanh khoản tốt thì rủi ro thanh khoản giảm thấp, lợi nhuận giảm và ngược lại khả năng thanh khoản thấp thì rủi ro thanh khoản cao, lợi nhuận tăng. Nguyên nhân là do công tác quản trị điều hành của ngân hàng chưa tốt,việc dự tính giữa nguồn vốn huy động và cho vay không cân xứng về quy mô, về kỳ hạn dẫn tới việc thừa thiếu nguồn vốn huy động và từ đó ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2 này, luận án đã trình bày được những nội dung sau
Thứ nhất, luận án đã tổng quan được tình hình M&A của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong các giai đoạn gồm giai đoạn tái cơ cấu ngân hàng sau khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-2003); Giai đoạn Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (2004-2010); Giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (2011- 2015) lần 1; Giai đoạn tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng (2016-2020) lần 2.
Thứ hai, luận án đã phân tích được thực trạng năng lực tài chính của 8 Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí CAMELS trong giai đoạn 2011-2019 bao gồm 5/6 tiêu chí với các chỉ tiêu
- Tiêu chí 1 là mức độ an toàn vốn gồm 4 chỉ tiêu quy mô vốn chủ sở hữu, hệ số đòn bẩy tài chính, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR).
- Tiêu chí 2 là chất lượng tài sản gồm 3 chỉ tiêu dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí dự phòng.
- Tiêu chí 3 là năng lực quản lý gồm 2 chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng tín dụng.
- Tiêu chí 4 là khả năng sinh lời gồm 4 chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ lãi cận biên (NIM), tỷ lệ ngoài lãi cận biên (NNIM).
- Tiêu chí 5 là khả năng thanh khoản gồm 2 chỉ tiêu tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng về năng lực tài chính của 8 Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí CAMELS trong giai đoạn 2011- 2019, luận án rút ra những nhận xét đánh giá về kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để từ đó đề xuất giải pháp trong chương 4.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTM SAU M&A
Ở VIỆT NAM THEO CÁC TIÊU CHÍ CAMELS BẰNG MÔ HÌNH HỒI QUY NHỊ PHÂN LOGISTIC
Như đã đề cập trong phần mở đầu, để đánh giá năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam, luận án tiếp cận theo 2 cách thức khác nhau
cách 1 là tiếp cận truyền thống bằng cách sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh được trình bày trong Chương 2. Tức là luận án sử dụng hệ thống số liệu thống kê trong một chuỗi thời gian từ 2011-2019 để lập các bảng biểu diễn trên biểu đồ để so sánh và đánh giá về năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A so với chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels. Trong chương 3 này luận án trình bày cách tiếp cận hiện đại thứ 2 bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc kiểm định lại năng lực tài chính của các NHTM sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels thông qua sử dụng mô hình hồi quy nhị phân Logistic. Và đây chính là điểm mới của luận án.
3.1. Phương pháp đánh giá
3.1.1. Khái quát về mô hình hồi quy nhị phân Logistic
Mô hình hồi quy Logistic là mô hình mà biến phụ thuộc là biến dự báo, là biến phân loại. Mô hình hồi quy nhị phân Logistic là mô hình khá phổ biến trong nghiên cứu ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra. Đặc trưng của mô hình này là biến phụ thuộc chỉ nhận có 2 giá trị là 1 và 0. Do đó với biến phụ thuộc ở dạng nhị phân chỉ nhận giá trị 1 và 0 thì không thể phân tích dạng hồi quy thông thường vì nó sẽ vi phạm các giả định, nó không phù hợp khi giả định rằng phần dư có phân phối chuẩn, nó sẽ làm mất hiệu lực của các kiểm định trong thống kê hồi quy thông thường.
Trong nghiên cứu này về đánh giá năng lực tài chính của các NHTM sau M&A ở Việt Nam thì cần dự đoán là các ngân hàng có đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels hay không đạt. Do đó nghiên cứu này sẽ không sử dụng phân tích hồi quy thông thường mà sử dụng mô hình hồi quy nhị phân Logistic để đánh giá.
Trong mô hình hồi quy Logistic sử dụng hàm logistic, hàm này có dạng như sau
1 P (y=1) =
Với hàm này e là một hằng số bằng 2.72 và biểu thức 0 + 1x1 + 2x2+ ….+
kxk. giống như mô hình hồi quy tuyến tính, biểu thức này là phương trình hồi quy
tuyến tính với các biến X. Tuy nhiên, phương trình tuyến tính với biến X đã được biến đổi theo hàm logistic, với phép biến đổi này nhằm đưa các giá trị dự báo nằm trong khoảng (0,1).
Phương trình hồi quy tuyến tính 0 + 1x1 + 2x2+ ….+ kxk. nếu giá trị càng lớn chạy tới +∝ thì P (y=1) chạy tới 1 tức là dự báo ngân hàng đạt chuẩn mực quốc tế theo
các tiêu chí Camels nhưng ngược lại 0 + 1x1 + 2x2+ ….+ kxk. nếu giá trị càng nhỏ
chạy tới -∝ thì P (y=1) chạy tới 0 tức là dự báo ngân hàng không đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels. Như vậy hàm Logistic là phép biến đổi phi tuyến, phép biến đổi sao cho kết quả dự báo giá trị xác suất luôn nằm trong khoảng (0,1). Hàm tuyến tính 0 + 1x1 + 2x2+ ….+ kxk. tăng thì xác suất P(y=1) tăng lên. Tương tự như mô hình tuyến tính các tham số của mô hình logistic là 0; 1… Các tham số của mô hình được ước lượng sao cho các trường hợp ngân hàng đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels thì được dự báo xác suất lớn còn các trường hợp không đạt chuẩn mực theo tiêu chí Camels sẽ được dự báo xác suất nhỏ.
Mô hình Logistic dự báo xác suất P(y=1) trong khoảng (0,1), tuy nhiên thực tế nghiên cứu cần dự báo ra giá trị của y=1 (đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels) hoặc y = 0 (không đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels). Do đó ta phải sử dụng một giá trị ngưỡng t (0 <t <1)
- Nếu P(y=1) ≥ t dự báo y=1 - Nếu P(y=1) < t dự báo y=0
Thông thường chọn t = 0.5 nếu P(y=1) ≥ 0.5 thì khả năng ngân hàng đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels y =1 là lớn hơn, hay dự báo y =1; nếu P(y=1) < 0.5 thì dự báo ngân hàng không đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels.
Như vậy
- Dự báo y =1 nếu xác suất P(y=1) ≥ 0.5 hay 0 + 1x1 + 2x2+ ….+ kxk. ≥ 0 - Dự báo y = 0 nếu xác suất P(y=1) < 0.5 hay 0 + 1x1 + 2x2+ ….+ kxk. < 0 Diễn giải các tham số của mô hình hồi quy Logistic
Ta có hàm hồi quy Logistic như sau
P (y=1) = 1
Cách viết khác Odds = e(0 + 1x1 + 2x2+ ….+ kxk log(Odds) = 0 + 1x1 + 2x2+ ….+ kxk
Tỷ số Odds = P(y=1)/P(y=0) Như vậy, có thể thấy rằng
- Khi biến x tăng 1 đơn vị thì giá trị log(odds) tăng đơn vị - Khi biến x tăng 1 đơn vị thì tỷ số Odds tăng exp() lần
- > 0 x càng lớn thì xác suất để y =1 (đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels) càng lớn
- < 0 x càng lớn thì xác suất để y =1 (đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels) càng nhỏ
Căn cứ vào số liệu thu thập được của 8 NHTM sau M&A ở Việt Nam, tính toán các tiêu chí CAMELS gồm có 15 chỉ tiêu, đánh giá theo các tiêu chí Camels theo từng chỉ tiêu đạt (= 1) hay không đạt (=0) , từ đó đánh giá năng lực tài chính của các NHTM ở từng năm sau M&A bằng cách tính trung bình cộng, nếu ≥ 0.5 thì gán cho NLTC (y=1) còn nếu < 0.5 thì gán cho NLTC (y=0). Sau đó thực hiện phân tích hồi quy nhị phân Logistic bằng sử dụng phần mềm SPSS25.0 với biến phụ thuộc là Năng lực tài chính (NLTC) mang 2 giá trị 0 biểu hiện ý nghĩa không đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels và 1 biểu hiện ý nghĩa đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels và có 15 biến độc lập trong mô hình tác động lên biến phụ thuộc NLTC (chi tiết các biến độc lập ở bảng 4.1 dưới đây). Để đánh giá năng lực tài chính của các NHTM sau M&A, tác giả sử dụng mô hình hồi quy nhị phân Logistic với các biến trong mô hình đánh giá trình bày dưới đây.
3.1.2. Biến phụ thuộc
Để dự báo xác suất NHTM sau M&A đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels hay không đạt thì gọi biến phụ thuộc y = NLTC (Năng lực tài chính)
- NLTC = 1 nếu ngân hàng đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels - NLTC = 0 nếu ngân hàng không đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels
Dựa trên số liệu đã thu thập từ báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A ở Việt Nam đánh giá theo các tiêu chí CAMELS gồm 15 chỉ tiêu. Đối với mỗi ngân
hàng ở từng năm nghiên cứu, đánh giá từng chỉ tiêu theo tiêu chí Camels nếu đạt đánh giá 1 và nếu không đạt đánh giá 0 và sau đó tính trung bình cộng 15 chỉ tiêu.
- Nếu trung bình cộng 15 chỉ tiêu của từng ngân hàng ở từng năm mà ≥ 0.5 là đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels (NLTC =1)
- Nếu trung bình cộng 15 chỉ tiêu của từng ngân hàng ở từng năm mà < 0.5 là không đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels (NLTC =0)
Để dự báo xác suất P(y=1) trong khi biến NLTC chỉ nhận 2 giá trị bằng 0 và 1 do đó xác suất không vỡ nợ P(y=0)= 1 - P(y=1)
3.1.3. Biến độc lập
Các biến độc lập (X1-15) là những biến mà dựa vào đó để dự báo là ngân hàng có đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels hay không. Trong nghiên cứu này các biến độc lập gồm có
Bảng 3.1. Tóm tắt các biến độc lập
Tiêu chí Tên biến Phương pháp xác định C
(Capital)
X1 Quy mô vốn CSH Quy mô vốn CSH
X2 Hệ số đòn bẩy tài chính Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu X3 Tỷ lệ vốn CSH/Tổng tài sản Tổng vốn chủ sở hữu /Tổng tài sản X4 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
(CAR)
Vốn tự có hợp nhất/Tài sản đã điều chỉnh rủi ro hợp nhất
A (Assets)
X5 Dư nợ cho vay trên tổng tài sản Dư nợ cho vay /Tổng tài sản
X6 Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu/ Tổng dư nợ
X7 Tỷ lệ chi phí dự phòng Dự phòng tổn thất TD/Tổng dư nợ