Phân tích thị trường ý tưởng sản phẩm

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM -TRÀ-CAM-ỔI (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 3 : QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

3.2. Thực hiện nghiên cứu, phân tích, khảo sát:

3.2.2. Phân tích thị trường ý tưởng sản phẩm

Phân khúc thị trường:

Đối tượng: Tất cả người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng sản phẩm.

Lý do: Vì sản phẩm dễ sử dụng nên phù hợp với đa số người tiêu dùng. Ưu tiên độ tuổi 10-19 tuổi đây là nhóm người tiêu dùng áp đảo, tuổi teen dễ tính và dễ chiều bởi các bạn chưa có quá nhiều yêu cầu liên quan đến sản phẩm. Bên cạnh đó cũng ưu tiên nhóm tuổi 19-35 tuổi, nhóm tuổi này cần quan tâm đến sức khoẻ vì thế nhu cầu sử dụng sản phẩm tốt cho sức khỏe cao như sản phẩm giúp thanh lọc cơ thể, nâng cao hiệu quả học tập và làm việc. Thêm vào đó nhóm tuổi 19-35 tuổi có khả năng về tài chính ổn định nên mức giá nhà sản xuất đưa ra có thể sử dụng được và đối tượng này cũng năng động, hiểu biết một số kiến thức nhất định về sản phẩm. Vì thế, hướng vào 2 đối tượng này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Thị trường: phân bố trên phạm vi các thành phố lớn như: Tp.HCM, Biên Hòa, Cần

Thơ,…

Cơ hội thị trường:

Tại Việt Nam, bình quân người Việt tiêu thụ nước giải khát trên 23 lit/người/năm. Theo Hiệp hội rượu – nước giải khát các dòng sản phẩm này chiếm lượng sản xuất và tiêu thụ lên đến 85% sản lượng của cả nước. Trong nửa năm đầu 2015, ngành sản xuất đồ uống tăng 6,3% so với cùng kỳ. Đến năm 2020, con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt khoảng 8,3-9,2 tỷ lít/năm.

BMI (Tập đồn khảo sát thị trường Anh) dự báo doanh thu bán nước giải khát nói chung tăng với tốc độ trung bình 14,2% đạt 136.000 tỷ vào năm sau. Trong đó, lượng tiêu thụ nước giải khát khơng cồn tại Việt Nam sẽ tăng lên 2,7 tỷ lít vào năm 2017, tương ứng với tốc độ tăng trưởng trung bình là 7%.

Sự có mặt của khoảng 1.800 cơ sở sản xuất nước giải khát, chứng tỏ sức thu hút to lớn của thị trường nước giải khát Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội bia rượu- nước giải khát cho biết, thị trường nước giải khát không cồn của Việt Nam đang thể hiện sức hút lớn đối với các nhà đầu tư. Nguyên nhân là mức tăng trưởng nội địa liên tục duy trì con số ấn tượng với 6- 7%/năm, trong khi các nước Pháp, Nhật Bản chỉ kỳ vọng đạt 2%/năm.

27  Đối thủ cạnh tranh

Các loại nước giải khát như: Trà olong tea+ plus, trà xanh O0, C2, Dr. Thanh…

Môi trường kinh tế, xã hội:

Những biến đổi của môi trường kinh tế, xã hội ln có những cơ hội và thử thách khác nhau, nó sẽ ảnh hưởng đến chiến lược phát triển sản phẩm.

Về môi trường kinh tế: tăng trưởng kinh tế ngày một cao, thu hút được các cơ hội đầu tư, tăng thu nhập,…Tuy nhiên yếu tố thuế là điều không thể tránh khỏi, mức thuế cao sẽ làm tăng chi phí dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm.

Về môi trường xã hội: những số liệu dân số cung cấp, những dữ liệu quan trọng cho các nhà doanh nghiệp hoạch định chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược tiếp thị,…

Ngồi ra khi phát triển dự án, có rất nhiều tác động từ mơi trường bên ngồi dẫn đến nhiều khó khăn trong việc phát triển sản phẩm. Đặc biệt là lạm phát, nó phản ứng mức tăng trưởng kinh tế, và nó được đo lường bằng chỉ số tiêu dùng CPI. Đồng thời việc ra đời nhà máy sản xuất giúp sử dụng lao động thị trường, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp.

Các quy định nhà nước:

Thông tư 15/2012/TT-BYT quy định về điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Thông tư số 05/2018/TT-BYT ban hành danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng

28 thực phẩm được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Nghiên cứu và phân tích cơng nghệ cho các ý tưởng sản phẩm:

- Khả năng công nghệ, nguyên vật liệu:

 Ngun liệu phải dễ tìm và dễ mua, có nhiều nhà cung ứng từ các cửa

hàng, đại lý lớn và nhỏ lẻ.

 Về trang thiết bị sản xuất gồm có: máy tiệt trùng, máy lọc bã, máy chiết

rót, máy lọc khung bản…

- Các ràng buộc, hạn chế:

 Hạn chế về vốn đầu tư không đủ khi mới bắt đầu sản xuất

 Trang thiết bị hiện đại, phức tạp cần người có kinh nghiệm quản lý

 Chất lượng sản phẩm trong đợt đầu cịn khơng ổn định khi mới tung ra

thị trường.

 Quy trình sản xuất gián đoạn cần có người trơng coi.

 Hạn chế về nguyên liệu, chưa có nhà cung cấp lớn.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM -TRÀ-CAM-ỔI (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)