Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu phân khúc thị trường khách hàng sử dụng điện thoại di động nokia tại thành phố nha trang (Trang 44 - 48)

6. Kết cấu của đề t ài

2.2Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Trong đo đạc khó có thể tránh được các sai lệch. Có 2 loại sai lệch như sau:

 Sai lệch có hệ thống: Xảy ra cho mọi đối tượng đo, nguyên nhân có thể là do thiết bị đo hoặc người được đo.

 Sai lệch ngẫu nhiên: Xảy ra ngẫu nhiên cho một số lần đo.

Để tránh các sai lệch, bộ thang đo của nghiên cứu phải được kiểm định độ tin cậy trước khi vận dụng.

Độ tin cậy của phép đo là đặc trưng cho mức độ mà phép đo tránh được sai số ngẫu nhiên. Độ tin cậy liên quan đến tính chính xác, tính nhất quán của kết quả.

Luận văn tiến hành đưa các yếu tố của bộ thang đo vào Reliability Analyze để tiến hành kiểm tra sự tương quan giữa các mục hỏi và tính toán Cronbach’s Alpha nhằm mục đích đánh giá độ tin cậy của thang đo.

Dữ liệu được tiến hành phân tích trong môi trường SPSS bằng lệnh:

Analyze  Scale Reliability Analysis…

Đưa các biến cần kiểm định trong từng mục hỏi vào ô Items. Chọn Statistics, với các khai báo:

Descriptives for: Item, Scale, Scale if item deleted và Holltelling’s T square. Sau đó nhấp nút Continue trở về hộp thoại đầu tiên rồi nhấp nút OK.

Có 22 yếu tố về lý do chọn điện thoại di động của những đối tượng khách hàng sử dụng điện thoại Nokia, những yếu tố này được chia làm 5 nhóm: Tính năng và công nghệ; Kiểu dáng; Giá cả; Thương hiệu Nokia; Chất lượng (Xem bảng câu hỏi điều tra phân khúc thị trường ở phần phụ lục kèm theo). Từng nhóm này lần lượt sẽ được đưa vào kiểm định độ tin cậy của từng biến và tính toán Cronbach’s Alpha của từng nhóm. Nunnally (1978) đã chỉ ra rằng với hệ số Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6 thì bộ thang đo được xem là đáng tin cậy.

Sau khi xử lý bằng SPSS, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả Cronbach’s Alpha

Yếu tố Biến đo lường

Alpha if Item Deleted Cron- bach’s Alpha F Sig.

Hội tụ đầy đủ công nghệ hiện đại

nhất 0.807

Ngoài tính năng nghe, gọi, nhắn tin thông thường còn có nhiều tính năng hơn nữa 0.826 TÍNH NĂNG CÔNG NGHỆ

Khả năng kết nối tốt và phong phú

(Wifi, GPS, OVi...) 0.812

0.842 9.806

Tốc độ duyệt web, kiểm tra email

rất nhanh 0.816

Độ phân giải rất cao 0.834 Dung lượng dùng để quay video rất

lớn, hình ảnh rõ 0.829

Tốc độ tải nhạc, game...rất nhanh 0.822 Khả năng vận hành máy rất nhanh

và ổn định. 0.835

Kiểu dáng sang trọng 0.848

Kiểu dáng độc đáo 0.837

Kiểu dáng thời trang 0.818

KIỂU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DÁNG

Kiểu dáng đẹp 0.768

0.858 6.019 0.001

Giá cả phải chăng 0.766

Giá cả rẻ 0.768

GIÁ CẢ

Giá cả mềm 0.790

0.838 9.651 0.000 Phổ biến, nhiều người dùng 0.772

Danh tiếng của hãng điện thoại

Nokia 0.743

THƯƠNG

HIỆU

NOKIA

Uy tín của hãng điện thoại Nokia 0.751

0.822 3.411 0.035

Pin sử dụng được nhiều ngày 0.923

Bền 0.941

Chất lượng hình ảnh tốt 0.938

CHẤT LƯỢNG

Chất lượng âm thanh tốt 0.935

0.950 2.862 0.039

Trong bảng 2.3, ta thấy:

 Với nhóm biến “Tính năng và công nghệ” thì Cronbach’s Alpha tính được là 0.842>0.6 và giá trị p-value (Sig.) của F Test là 0.000<0.05 nên có thể kết luận là độ tin cậy của thang đo dùng trong phân tích được kiểm định chấp nhận được. Đây là 1 thang đo lường tốt vì Cronbach’s Alpha tính được lớn hơn 0.8. Và nhìn vào các alpha nếu như loại bỏ bớt 1 mục hỏi nào đó (Alpha if Item Deleted) ta thấy đều nhỏ

hơn Cronbach’s Alpha của nhóm biến này, chứng tỏ các biến này đều tốt, không nên loại bỏ một biến nào.

 Với nhóm “Kiểu dáng” thì Cronbach’s Alpha tính được là 0.858>0.6 và giá trị p-value (Sig.) của F Test là 0.001<0.05 nên ta có thể kết luận là độ tin cậy của thang đo dùng trong phân tích được kiểm định chấp nhận được. Đây cũng là 1 thang đo lường tốt vì hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8. Và nhìn vào các alpha nếu như loại bỏ bớt 1 mục hỏi nào đó (Alpha if Item Deleted) ta thấy đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha của toàn nhóm “Kiểu dáng”, chứng tỏ các biến này đều tốt, không nên loại bỏ một biến nào.

 Nhóm biến “Giá cả” có hệ số Cronbach’s Alpha tính được là 0.838>0.6 và giá trị p-value (Sig.) của F Test là 0.000<0.05 nên ta có thể kết luận là độ tin cậy của thang đo dùng trong phân tích được kiểm định chấp nhận được. Đây cũng là 1 thang đo lường tốt vì hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8. Nhìn vào các alpha nếu như loại bỏ bớt 1 mục hỏi nào đó (Alpha if Item Deleted) ta thấy đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha của toàn nhóm “Giá cả”, chứng tỏ các biến này đều tốt do đó không nên loại bỏ một biến nào.

 Với nhóm biến “Thương hiệu Nokia” thì hệ số Cronbach’s Alpha tính được là 0.822>0.6 và giá trị p-value (Sig.) của F Test là 0.035<0.05 nên ta có thể kết luận là độ tin cậy của thang đo dùng trong phân tích được kiểm định chấp nhận được. Đây cũng là 1 thang đo lường tốt vì hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8. Nhìn vào các alpha nếu như loại bỏ bớt 1 mục hỏi nào đó (Alpha if Item Deleted) ta thấy đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha của toàn nhóm biến “Thương hiệu Nokia”, chứng tỏ các biến này đều tốt, không nên loại bỏ một biến nào.

 Với nhóm “Chất lượng” thì hệ số Cronbach’s Alpha tính được là 0.950>0.6 và giá trị p-value (Sig.) của F Test là 0.039<0.05 nên ta có thể kết luận là độ tin cậy của thang đo dùng trong phân tích được kiểm định chấp nhận được. Đây cũng là 1 thang đo lường tốt vì hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8. Nhìn vào các alpha nếu như loại bỏ bớt 1 mục hỏi nào đó (Alpha if Item Deleted) ta thấy đều nhỏ hơn

Cronbach’s Alpha của toàn nhóm biến “Chất lượng”, chứng tỏ các biến này đều tốt, không nên loại bỏ một biến nào.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân khúc thị trường khách hàng sử dụng điện thoại di động nokia tại thành phố nha trang (Trang 44 - 48)