Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LUẬN văn THẠC sĩ cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của việt nam trong bối cảnh việt nam gia nhập TPP (Trang 60 - 63)

2.2. Thực trạng Doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ tại Viê ̣t Nam

2.2.3.1. Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam diễn ra từ khá lâu, trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau. Trong quá trình hội nhập kinh tế q́c tế, sớ lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam ngày càng phát triển nhanh và có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế.

Năm 2016, số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục với 110,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,2% so với năm 2015; tổng số vốn đăng ký đạt 891,1 nghìn tỷ đồng, tăng 48,1% (nếu tính cả 1.629,8 nghìn tỷ đồng vớn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động thì tổng sớ vớn đăng ký và bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2016 là 2.520,9 nghìn tỷ đồng); sớ vớn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới năm 2016 đạt 8,1 tỷ đồng, tăng 27,5%. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2016 là 1.268 nghìn người, bằng 86,1% năm 2015. Theo ngành nghề kinh doanh chính, trong năm 2016 có 39 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong ngành bán buôn, bán lẻ (chiếm 35,4%), tăng 16,5% so với năm trước; 14,8 nghìn doanh nghiệp ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 13,4%), tăng 18,9%; 14,5 nghìn doanh nghiệp ngành xây dựng (chiếm 13,2%), tăng 14,2%; 8,4 nghìn doanh nghiệp ngành khoa học, cơng nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên mơn khác (chiếm 7,7%), tăng 23,9%; 6,3 nghìn doanh nghiệp ngành vận tải, kho bãi (chiếm 5,7%), tăng 0,4%; 5,3 nghìn doanh nghiệp ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 4,8%), tăng 14,5% …Trong năm 2016 còn có 26.689 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 24,1% so với năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2016 lên gần 136,8 nghìn doanh nghiệp. Trong năm 2016 có 60.667 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (bao gồm 19.917 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 40.750 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể), giảm 15,2%; có 12.478 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 31,8%. Số doanh nghiệp thực tế hoạt động tại thời điểm 31/12/2015 là 442,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 10% so với năm 2014, trong đó doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 10,2%; doanh nghiệp có vớn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 8,1%; riêng doanh nghiệp Nhà nước giảm 7% do cổ phần hóa các doanh nghiệp khu vực này. Lao động làm việc trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp tăng 5,9% trong cùng thời điểm trên, trong đó lao động trong doanh nghiệp có vớn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 9,4%; lao động trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 7,9%; lao động trong doanh nghiệp Nhà nước giảm mạnh ở mức 10,8% ( Tổng Cục Thống kê, Niên giám thống kê 2016 ).

Nếu xét về qui mô lao động, trong tổng số doanh nghiệp của tất cả các khu vực kinh tế thì DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm tới 97,7%. Trong khới doanh nghiệp ngoài nhà nước thì DNNVV cũng chiếm đa sớ với tỷ lệ lên đến 98,6%. Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp có quy mơ vừa chỉ chiếm 1,6% trong tổng số các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Bảng 2.2: Tỷ lệ doanh nghiệp phân theo quy mơ lao động, đơn vị tính % Tởng số DN đang hoạt động DN lớn Tỷ lệ DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa (DNNVV) Chia ra Siêu

nhỏ Nhỏ Vừa

Tổng số 100,0 2,3 97,7 68,7 27,1 1,9

Phân theo loại hình kinh tế

- DN NN 100,0 40,7 59,3 3,5 39,9 16,0

- DN ngoài NN 100,0 1,4 98,6 70,6 26,4 1,6

- DN FDI 100,0 21,6 78,8 22,8 47,1 8,9

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Nếu xét về qui mô vốn cũng tương tự với bức tranh về lao động, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp quy mơ vớn nhỏ và vừa chiếm đến 94,8%. Sớ doanh nghiệp có qui mơ vớn vừa chỉ đạt 17,6% đối với khối doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Có thể thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng trở thành một bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. DNVVN tạo ra một giá trị công nghiệp đáng kể, tạo ra việc làm cho xã hội. Tuy nhiên do đặc điểm quy mô nhỏ, vớn ít, cấu trúc tổ chức chưa hoàn chỉnh, khơng có định hướng chiến lược phát triển dài hạn và nguồn nhân lực không ổn định, doanh nghiệp vừa và nhỏ của Viê ̣t Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong q trình hội nhập kinh tế q́c tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LUẬN văn THẠC sĩ cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của việt nam trong bối cảnh việt nam gia nhập TPP (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)