Trợ cấp thuỷ sản và bảo tồn trong TPP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LUẬN văn THẠC sĩ cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của việt nam trong bối cảnh việt nam gia nhập TPP (Trang 45 - 47)

1.2. Mô ̣t số nô ̣i dung quan trọng của Hiê ̣p định đối tác xuyên Thái Bình

1.2.9. Trợ cấp thuỷ sản và bảo tồn trong TPP

Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), sản lượng đánh bắt hải sản tự nhiên của toàn bộ khu vực Thái Bình Dương chiếm khoảng trên 40% sản lượng đánh bắt tự nhiên toàn thế giới. Trong khi đó, Hiệp định Đới tác Xun Thái Bình Dương, với sự gia nhập của 12 Thành viên của cả 3 châu lục (Châu Á, Châu Mỹ và Châu Đại dương), bao quát hầu hết khu vực vành đai Thái Bình Dương được cho là tập hợp gồm các quốc gia tiêu thụ, sản xuất chủ yếu và chiếm vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế đối với hải sản. Bởi thế, các nội dung về trợ cấp đánh bắt tự nhiên, chống thương mại trái phép hải sản đánh bắt từ tự nhiên là một trong những nội dung quan trọng của Chương Môi trường – Hiệp định TPP. Tuy nhiên, do cùng thống nhất một quan điểm chung là hướng tới xây dựng một Hiệp định Thương mại tự do có trách nhiệm với các mới quan tâm chung và đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng thời dỡ bỏ các yếu tố phi công bằng, bóp méo thương mại hải sản trong khu vực và trên thế giới, các nước TPP đã đưa ra các cam kết quan trọng như sau:

- Xóa bỏ trợ cấp cho hoạt động đánh bắt mà hoạt động đó được xác định là gây ra tác động xấu tới nguồn lợi hải sản đã trong tình trạng bị đánh bắt quá mức; Và xóa bỏ mọi hình thức trợ cấp cho các tàu đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định và khơng báo cáo.

- Cam kết minh bạch hóa mọi chính sách và dữ liệu có liên quan đến các chương trình trợ cấp đánh bắt.

- Cam kết thực hiện các biện pháp quốc gia cảng biển và quốc gia tàu treo cờ cũng như các kế hoạch hành động chống đánh bắt bất hợp pháp của các tổ chức nghề cá khu vực và q́c tế nhằm ứng phó và giải quyết vấn nạn đánh bắt bất hợp pháp và hành vi thương mại các sản phẩm đó.

Để thực thi các cam kết liên quan đến xóa bỏ trợ cấp, các nước có thời gian 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với từng Bên để hài hòa hóa mọi chính sách liên

quan. Riêng Việt Nam sẽ được gia hạn thêm 2 năm nếu có cơ sở thể hiện sự cần thiết phải có thêm thời gian chuyển tiếp.

Trên đây là khái quát về Hiệp định TPP và một số nội dung quan trọng của Hiệp định TPP liên quan trực tiếp đến Việt Nam. Hiệp định Đới tác xun Thái Bình Dương đã trải qua nhiều vòng đàm phán với sự gia nhập của 12 quốc gia thành viên. Với các tiêu chuẩn cao; không gian rộng lớn của 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 800 triê ̣u dân, đóng góp khoảng 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới và khoảng 30% kim ngạch thương mại toàn cầu; TPP được kỳ vọng là một "Hiệp định của thế kỷ 21”, đem lại nhiều cơ hội thương mại và đầu tư quốc tế. Việt Nam gia nhập đàm phán từ năm 2010 và đang đứng trước những cơ hội, thách thức lớn từ TPP, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Chương 2 và Chương 3 sẽ nghiên cứu và đánh giá tác động của TPP đới với Việt Nam nói chung và đặc biệt là đới với Khới Doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, nhìn nhận những cơ hội và thách thức đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP, từ đó đưa ra giải pháp cụ thể giúp Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tận dụng được cơ hội, vượt qua thách thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và sức bật của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị trường trong và ngoài nước góp phần phát triển kinh tế xã hội của q́c gia.

CHƯƠNG 2: CƠ HỢI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP TPP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LUẬN văn THẠC sĩ cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của việt nam trong bối cảnh việt nam gia nhập TPP (Trang 45 - 47)