Đẩy mạnh ứng dụng công nghê ̣ thông tin trong các doanh nghiê ̣p

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LUẬN văn THẠC sĩ cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của việt nam trong bối cảnh việt nam gia nhập TPP (Trang 92 - 99)

3.2. Giải pháp vượt qua thách thức và tâ ̣n dụng cơ hô ̣i đối với Doanh nghiê ̣p

3.2.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghê ̣ thông tin trong các doanh nghiê ̣p

nhỏ đa sớ khơng có chun mơn, chưa được đào tạo đúng ngành nghề, đặc biệt tầm nhìn và kiến thức quản lý của đội ngũ doanh nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất hạn chế dẫn tới hàng hóa sản xuất ra chất lượng khơng cao, chủ yếu xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô. Để khắc phục yếu điểm này từ phía các doanh nghiệp, cần phải có tầm nhìn khi tuyển dụng lao động, tuyển dụng lao động phải đúng ngành nghề, đúng vị trí lao động. Có kế hoạch cho lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật đi đào tạo các khóa học để nâng cao tay nghề, đăc biệt là các khóa học liên kết với các nước là thành viên của TPP tổ chức, để lao động Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường, học tập khoa học công nghệ cũng như tác phong làm việc tại các nước là đới thủ cạnh tranh của mình. Đầu tư các khóa đào tạo về quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự để nâng cao năng lực quản lý, tiếp cận linh hoạt các thơng tin từ thị trường. Tích cực gia nhập các hội thảo tìm hiểu về TPP do Phòng Thương mại và Công nghiệp tổ chức để hiểu hơn về TPP, nhằm có tầm nhìn cũng như giải pháp để đón nhận TPP một cách hiệu quả.

3.2.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghê ̣ thông tin trong các doanh nghiê ̣p vừavà nhỏ và nhỏ

Một trong những mục tiêu mà TPP hướng tới là việc cơng khai hóa thơng tin nhằm chia sẻ thơng tin giúp các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận dễ dàng với những quy định của TPP. Tuy nhiên, nội tại các Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay chưa thực sự chú trọng trong việc đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thơng tin để cơng khai hóa thơng tin của doanh nghiệp mình, cũng như tiếp nhận thơng tin từ các hoạt động kinh doanh bên ngoài, đặc biệt nhiều doanh nghiệp chưa có website, việc tiếp nhận thơng tin chủ yếu thơng qua cách thức truyền thống như trao đổi thông qua đường công văn, điện thoại...Để khắc phục thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng những website riêng, nhằm công bố công khai những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hàng ngày, đồng

thời cũng là kênh thơng tin để đới tác tìm hiểu về doanh nghiệp của mình. Đới với những doanh nghiệp đã xây dựng được website, phải duy trì, nâng cấp phù hợp với cơng nghệ thơng tin hiện đại. Các website của doanh nghiệp cần phải có kết nới với các cổng thơng tin của chính qùn địa phương, công thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước như cổng thông tin của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Hải quan... nhằm nhanh chóng nắm bắt được các thơng tin liên quan đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt liên quan đến lộ trình xóa bỏ, cắt giảm thuế quan và phi thuế quan đới với hàng hóa, dịch vụ từ các q́c gia là thành viên TPP.

TPP mở ra cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh, đặc biệt liên quan đến chính sách thuế quan, đầu tư, cơ chế hỗ trợ về thông tin, mơi trường... Để biến những cơ hội đó thành những lợi ích riêng cho mình, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại để đón nhận những cơ hội và chủ động hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Có thể thấy, việc xuất hiện TPP là một tất yếu khi có rất nhiều vấn đề mà các Hiê ̣p định thương mại tự do hiện tại chưa giải quyết được. Với riêng Doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ của Viê ̣t Nam, cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng khơng nhỏ và nếu khơng nỡ lực hết mình thì rất có thể Doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ của Viê ̣t Nam sẽ thua ngay khi TPP bắt đầu có hiệu lực. Do đó, Doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ cần chủ đơ ̣ng tìm được hướng đi phù hợp nhất cho mình để khi TPP được ký kết và có hiệu lực, những lợi ích mà Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nhâ ̣n được sẽ lớn hơn những trở ngại gặp phải.

3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước

TPP hay bất cứ hiệp định tự do thương mại nào khác đều có tính hai mặt của nó, bao gồm cả cơ hội và thách thức với nền kinh tế. Việc tận dụng hiệu quả cơ hội mà TPP mang lại phụ thuộc rất lớn vào sự trưởng thành, tầm nhìn và chủ nghĩa thực dụng cần thiết của mỡi q́c gia. Từ thực tế cơ hội và thách thức mà TPP đặt ra với Việt Nam nói chung và các doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ nói riêng, đề tài đưa ra một sớ kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ để góp phần giúp các doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ của Việt Nam tận dụng được cơ hội và ứng phó tớt hơn các thách thức, như sau:

Một là, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Hiê ̣p định TPP đến các doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ trong từng ngành, lĩnh vực để doanh nghiê ̣p nhận thức rõ cơ hội và thách thức, có sự ch̉n bị tớt đón TPP ngay từ khi hiệp định chuẩn bị có hiê ̣u lực. Bài học từ việc gia nhập WTO cho thấy, nếu chỉ chuẩn bị đàm phán tốt mà không tận dụng cơ hội tốt, hiệu quả kinh tế mà hiệp định mang lại sẽ không đáng kể. Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng và triển khai một chiến lược tận dụng cơ hội và ứng phó với các thách thức của TPP một cách hiệu quả. Theo đó, ở cấp chính phủ, cần thành lập một ban chỉ đạo liên ngành, tập hợp quan chức và chuyên gia giỏi từ các bộ, ngành, đại diện doanh nghiê ̣p chủ chốt để phới hợp xây dựng chính sách, triển khai một chiến lược tổng thể đưa Việt Nam gia nhập TPP thành công trong những năm tới.

Trong các giải pháp ứng phó với những tác động tiêu cực của TPP, cần đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách hỡ trợ các ngành, lĩnh vực và đối tượng bị tác động nhiều nhất đă ̣c biê ̣t là các doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ của Viê ̣t Nam. Chẳng hạn, đối với doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ trong ngành dệt may, cần chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ để giảm nhập nguyên liệu từ Trung Quốc; với doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ trong ngành nuôi trồng thủy sản, cần tăng cường năng lực để nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường thế giới; Nhà nước cũng cần có phương án hỡ trợ bảo hiểm, đào tạo nghề cho người lao động mất việc làm…

Hai là, để gia nhập TPP hiệu quả, Nhà nước cần đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết cải cách, phát triển kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó, xác định cải cách thể chế kinh tế là then chốt: cải cách về tái cơ cấu đầu tư công; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, xây dựng nền kinh tế thị trường. Việc cải cách thể chế, chuyển sang nền kinh tế thị trường, xóa bỏ độc quyền trong nhiều ngành, lĩnh vực, dù Nhà nước đã có chủ trương đúng, song triển khai còn chậm. Do vậy, ḿn xóa bỏ được các "rào cản” để hội nhập kinh tế quốc tế và tạo điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ của Viê ̣t Nam gia nhập TPP một cách vững chắc, Nhà nước cần đẩy mạnh cải cách, đổi mới và sớm xây dựng nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó.

Ba là, Nhà nước cần nhanh chóng kiện toàn hệ thớng luật pháp, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kinh tế cho phù hợp thông lệ quốc tế. Trên thực tế, phần lớn các tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam còn kém xa so với các nước khác trong TPP. Hệ thống số liệu thống kê tại Việt Nam vừa thiếu, vừa lạc hậu so với thế giới. Nhiều chỉ tiêu định lượng về kinh tế, xã hội, mơi trường, khoa học - cơng nghệ…khơng có đủ sớ liệu đánh giá, hoặc sử dụng khơng đúng (chẳng hạn việc quá coi trọng tốc độ tăng GDP). Một khi hệ thống chỉ tiêu của Việt Nam còn khác biệt quá nhiều với các thành viên TPP, việc doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ của Viê ̣t Nam hợp tác, hội nhập với nước ngoài sẽ rất khó khăn. Do vậy, để bước vào "sân chơi” TPP đầy mới mẻ thì cùng với nỗ lực cải cách, đổi mới nền kinh tế, việc cải thiện hệ thống luật pháp, xây dựng các tiêu chí theo thơng lệ q́c tế và tự bản thân các doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ trong từng ngành, lĩnh vực phải phấn đấu nâng cao chất lượng theo chuẩn chung của thế giới có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Cơ hội và thách thức đối với Doanh

nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP” tác giả rút ra một số

kết luận:

Hiệp định đới tác thương mại tự do Xun Thái Bình Dương TPP là một cột mớc quan trọng trong q trình hội nhập kinh tế q́c tế của Việt Nam. Sự gia nhập của Việt Nam vào hiệp định được thúc đẩy bởi nhiều cân nhắc kinh tế, chính trị và chiến lược. Về mặt kinh tế, hiệp định được kỳ vọng là sẽ giúp nước này đạt được tốc độ tăng trưởng GDP lớn hơn, mở rộng xuất khẩu, và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn. Tuy nhiên, do là thành viên kém phát triển nhất của TPP, Việt Nam cần giải quyết nhiều thách thức để cải thiện khả năng cạnh tranh và tới đa hóa lợi ích tiềm năng mà hiệp định mang lại.

Hiệp định đối tác thương mại tự do Xuyên Thái Bình Dương - TPP là Hiê ̣p định thương mại tự do có tầm quan trọng đă ̣c biê ̣t đối với Việt Nam trong thời điểm hiện tại do những tác động của Hiê ̣p định đến triển vọng hoạt động kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp cũng như đời sống xã hội của Viê ̣t Nam nói chung. Hiê ̣p định TPP đã mở ra cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam cơ hội bước vào thị trường rộng lớn với hơn 790 triệu dân, được đa dạng hóa thương mại với nhiều nước và hưởng các ưu đãi về thuế quan. Tuy nhiên, từ đây, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp nước ngoài, trong khi các hàng rào phi thuế quan như kỹ thuật, quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam cũng chưa vững mạnh để tạo lợi thế cho các doanh nghiệp tận dụng, phát huy. Trong bối cảnh Viê ̣t Nam gia nhập TPP, Doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ của Viê ̣t Nam cần nỗ lực thực hiê ̣n những giải pháp cụ thể nhằm tâ ̣n dụng tối đa mọi cơ hô ̣i từ TPP và vượt qua những thách thức để nâng cao hiê ̣u quả hoạt đô ̣ng kinh doanh cũng như sức cạnh tranh của Doanh nghiê ̣p ở thị trường trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hô ̣i của toàn đất nước.

Trên đây là toàn bô ̣ nô ̣i dung đề tài “Cơ hội và thách thức đối với Doanh

nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP”, trong q trình thực

hiê ̣n khơng tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhâ ̣n được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo để đề tài được hoàn thiê ̣n hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục Tiếng việt:

1. Các Ngọc, Hiê ̣p định đới tác chiến lược xun Thái Bình Dương (TPP),

Quy tắc x́t xứ như mơ ̣t chìa khố”, Báo Sài Gòn Tiếp thị, ngày 31/10/2013.

2. Cục Xúc tiến thương mại, Bô ̣ Công Thương, Báo cáo xúc tiến thương

mại 2015, Hà Nô ̣i 2015.

3. Cục Xuất nhâ ̣p khẩu, Bô ̣ Cơng Thương, Báo cáo tình hình x́t nhâ ̣p

khẩu hàng hố Viê ̣t Nam 2014, Hà Nơ ̣i 2014.

4. Chính phủ, Nghị qút 35/NQ-CP về Hỡ trợ và phát triển Doanh nghiê ̣p

đến năm 2020, Hà Nô ̣i 2016

5. Dự án hỡ trợ Chính sách hỡ trợ thương mại và đầu tư của Châu Âu EU MUTRAP, Kinh nghiệm quốc tế về chiến lược hội nhập kinh tế, Kỷ yếu hội

thảo, tháng 5-2012.

6. Đoàn Phước Hiê ̣p, Bước đầu nghiên cứu các cơ hội và thách thức đối

với Việt Nam khi ký kết và thực hiện Hiệp định Đối tác xun Thái Bình Dương (TPP); Kỷ yếu hội thảo q́c tế - Gia nhập Hiệp định đới tác xun

Thái Bình Dương: Cơ hội và thách thức với Việt Nam và ASEAN ; Đại học

KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Tháng 3-2014.

7. Hoàng Văn Châu, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và

vấn đề tham gia của Việt Nam, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội, 2014.

8. Hiê ̣p định Đới tác xun Thái Bình Dương (TPP) Cơ sở hình thành, nơ ̣i dung và tác đơ ̣ng đến Viê ̣t Nam, Nhà xuất bản Văn hoá Văn nghê ̣, 2016.

9. Nguyễn Duy Dũng và Võ Xuân Vinh, Tác động của Hiệp định Đối tác

xuyên Thái Bình Dương đến vai trò trung tâm của ASEAN trong các diễn đàn và cơ chế hợp tác ở khu vực; Kỷ yếu hội thảo quốc tế - Gia nhập Hiệp định

đối tác xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội và thách thức với Việt Nam và ASEAN; Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Tháng 3-2014.

10. Phan Huy Đường, Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nô ̣i, 2015.

11. Phạm Thị Huyền, Những tác đô ̣ng của TPP đối với nền Kinh tế Viê ̣t

Nam, Tạp chí Tài chính, sớ 5/2016, trang 7.

12. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tài liệu phục vụ

Hội thảo "Hành trang cho doanh nghiệp khi gia nhập TPP", Hà Nội 2013.

13. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo cáo Doanh

nghiê ̣p và chính sách thương mại Quốc tế , Hà Nô ̣i 2014.

14. Tổng Cục Thống Kê, Niên giám thống kê 2016, Hà Nội 2016.

15. Viê ̣n Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR, Tác đơ ̣ng của TPP lên

nền kinh tế Viê ̣t Nam, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nô ̣i 2014.

16. Viện Phát triển doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Báo cáo thường niên Doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam năm 2011, Hà Nô ̣i 2011.

Danh mục Tiếng Anh:

17. ADB, Asia Small and Medium-sized Enterprise (SME) Finance

Monitor 2014, Asian Development Bank.

http://www.adb.org/publications/asia-sme-finance-monitor-2014 , truy câ ̣p ngày 10/3/2017

18. Toàn văn Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

bằng tiếng Anh

http://www.mfat.govt.nz/downloads/trade-agreement/transpacific/main- agreement.pdf , truy câ ̣p ngày 10/3/2017

Danh mục các website:

19. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Hiê ̣p định Đới tác xun Thái Bình Dương https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_

%C4%91%E1%BB%8Bnh_%C4%90%E1%BB%91i_t%C3%A1c_xuy

%C3%AAn_Th%C3%A1i_B%C3%ACnh_D%C6%B0%C6%A1ng, truy cập ngày 15/3/2017.

20. Phạm Thị Thanh Bình, TPP - Cơ hô ̣i và thách thức đối với Viê ̣t Nam http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/tpp-co- hoi-va-thach-thuc-doi-voi-viet-nam-68758.html, truy cập ngày 15/3/2017.

21. Hòa Lộc, Mỹ rút khỏi TPP Việt Nam sẽ như thế nào

http://www.baomoi.com/my-rut-khoi-tpp-viet-nam-se-the-nao/c/21409454.epi, 22.Châu Như Quỳnh, Viê ̣t Nam nói gì về tương lai TPP khơng có Mỹ

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/viet-nam-noi-gi-ve-tuong-lai-tpp- khong-co-my- 20170505060321289.htm, truy cập ngày 15/3/2017.

23.Trang thông tin điê ̣n tử của Bộ Công Thương Việt Nam, Nô ̣i dung Hiệp định đới tác xun Thái Bình Dương TPP

http://tpp.moit.gov.vn/?page=tpp&parent=Gi%E1%BB%9Bi%20thi %E1%BB%87u%20v%E1%BB%81%20c%C3%A1c%20n%E1%BB%99i %20dung%20ch%C3%ADnh%20c%E1%BB%A7a%20Hi%E1%BB%87p %20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20TPP&info=on&dir=about , truy cập ngày 10/3/2017.

24. Trang thông tin điê ̣n tử Thư viê ̣n Pháp luâ ̣t, Toàn văn nô ̣i dung Hiê ̣p

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LUẬN văn THẠC sĩ cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của việt nam trong bối cảnh việt nam gia nhập TPP (Trang 92 - 99)