1. 4 Nội dung của nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa
2.1.1 Quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng trong luật dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa trong Luật thương ma
và hợp đồng mua bán hàng hóa trong Luật thương mai
Nghĩa vụ thanh tốn có liên quan chặt chẽ đến các điều khoản khác của hợp đồng dân sự. Bởi lẽ, về nguyên tắc, nếu bên bán vi phạm các thỏa thuận chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa thì bên mua sẽ khơng có nghĩa vụ thanh tốn. Ngược lại nếu bên bán thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì bên mua cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ thanh tốn. Chính vì vậy chế định nghĩa vụ thanh tốn trong hợp đồng mua bán hàng hóa có liên quan đến các quy định về hợp đồng dân sự của BLDS 2015, quy định của Luật thương mại về hợp đồng mua bán hóa.
BLDS 2015 quy định các điều khoản chung về hợp đồng, định hướng cho việc xây dựng và giải thích các quy định về hợp đồng trong các luật khác có liên quan trong đó có quy định của Luật Thương mại về hợp đồng mua bán hàng hóa, bổ sung cho cho các trường hợp Luật Thương mại thiếu quy định
về hợp đồng. Ngoài ra, một số quy định mới phù hợp với thông lệ quốc tế, với thực tiễn nước ta đã được bổ sung, nhất là các quy định về điều kiện giao dịch chung, điều chỉnh hợp đồng khi có thay đổi hồn cảnh, phụ lục hợp đồng, hủy bỏ và hậu quả của hủy bỏ hợp đồng...
Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam hiện nay đang được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như BLDS 2015, LTM 2015, Luật kinh doanh bảo hiểm…, tuy nhiên, BLDS 2015 được coi là luật gốc quy định các vấn đề chung về hợp đồng, là nền tảng cho pháp luật về hợp đồng, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm. Các quy định về hợp đồng trong BLDS 2015 được áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế, hợp đồng có mục đích kinh doanh hay hợp đồng nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Trên cơ sở các quy định chung về hợp đồng của Bộ luật Dân sự, tuỳ vào tính chất đặc thù của các mối quan hệ hoặc các giao dịch, các luật chuyên ngành có thể có những quy định riêng về hợp đồng để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vưc đó, ví dụ như các quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá trong LTM 2005. Các quy định về hợp đồng trong BLDS 2015 được coi là các quy định chung còn các quy định về hợp đồng trong các luật chuyên ngành được coi là các quy định chuyên ngành và các quy định này được ưu tiên áp dụng. Như vậy đối với hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành là LTM 2005, việc này đã được quy định tại Điều 4 LTM 2005 về Áp dụng Luật Thương mại và pháp luật có liên quan. Một số văn bản dưới luật có liên quan:
- Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2007, quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam.
- Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.
- Thơng tư số 05/2008/TT-BCT Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2007/TTBTM của Bộ Thương mại Hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam.
Nhìn chung pháp luật dân sự và pháp luật thương mại đã điều chỉnh tương đối tồn diện quan hệ mua bán hàng hóa đồng thời đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về mua bán hàng hóa ở các phương diện sau:
- Thứ nhất, Luật Thương mại 2005 đã xác định chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó bao gồm thương nhân với thương nhân và thương nhân với các chủ thể khác. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập và có đăng ký kinh doanh.. Thương nhân gồm có thương nhân VN và thương nhân nước ngồi có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác. Vấn đề thương nhân hiện nay bị chi phối với BLHS 2015. Theo đó, thương nhân sẽ khơng bao gồm hộ gia đình, tổ hợp tác vì tuy được thừa nhận là chủ thể của luật dân sự, có quyền hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, cá thể song hộ gia đình, tổ hợp tác khơng phải là tổ chức kinh tế, cũng chẳng phải là cá nhân
Thứ hai, Luật thương mại 2005 trên cơ sở pháp luật dân sự đã quy định
nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa. Đây là các điều khoản cơ bản bắt buộc của hợp đồng mua bán hàng hóa. Đó là:
- Quy định về nghĩa vụ của bên bán: Bên bán phải giao hàng hóa phù hợp với quy định của hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói,
bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.Bên bán còn phải kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng.Bên bán cịn có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa. Quyền của bên bán Bên bán có quyền nhận tiền bán hàng theo thỏa thuận trong HĐMBHH. Nếu bên bán chậm nhận được hoặc không nhận được tiền bán hàng do lỗi của bên mua thì bên bán có quyền áp dụng các biện pháp do Luật Thương mại quy định để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình Nghĩa vụ của bên mua Điều 50, Điều 55 Luật Thương mại quy định bên mua có nghĩa vụ: Thanh tốn tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận. - Tuân thủ các phương thức thanh tốn, thực hiện việc thanh tốn theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật- Thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa; bên mua vẫn phải thanh tốn tiền hàng trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
Quyền của bên mua: Bên mua có quyền ngừng thanh tốn tiền mua hàng trong các trường hợp: Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh tốn; bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh tốn cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết; bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh tốn cho đến khi bên bán đã khắc phục được sự khơng phù hợp đó.
Số lượng hàng hóa: Các bên có thể thỏa thuận và ghi trong hợp đồng về một số lượng hàng hóa cụ thể hoặc số lượng được xác định bằng đơn vị đo lường theo tập quán thương mại như chiếc, bộ, tá, mét, mét vuông, mét khối hay bằng một đơn vị nào khác tùy theo tính chất của hàng hóa.
Chất lượng hàng hóa: Hàng đúng chất lượng phải đảm bảo khả năng sử dụng, bảo đảm đúng phẩm chất, bao bì đóng gói, quy cách, chủng loại của sản phẩm theo tiêu chuẩn hoặc theo sự thoả thuận của các bên.
Thời gian thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian mà bên bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua theo đúng đối tượng của hợp đồng, đúng địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Địa điểm giao hàng có thể do hai bên thỏa thuận, phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi cho cả hai bên.