1. 4 Nội dung của nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nghĩa vụ thanh tốn trong hợp đồng mua bán hàng hóa
hiện pháp luật về nghĩa vụ thanh tốn trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Thứ nhất, hồn thiện pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng
mua bán hàng hóa phải phù hợp với việc hồn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nước ta trong thời gian tới. Đó là Đẩy mạnh phát triển thị trường hàng hóa,
dịch vụ, gồm cả thị trường xuất, nhập khẩu, thị trường trong nước và biên mậu; phát triển hạ tầng thương mại. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.
Phát triển mạnh các phương thức giao dịch thị trường hiện đại. Xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an tồn thực phẩm và mơi trường phù hợp với yêu cầu trong nước và cam kết quốc tế, bảo vệ hợp lý thị trường trong nước, không để bị nước ngồi thâu tóm, thao túng. Hồn thiện pháp luật về phát triển những thị trường mới, nhất là thị trường các dịch vụ có hàm lượng tri thức, cơng nghệ cao; thị trường công nghiệp môi
trường, cơng nghiệp văn hóa.. Để thực hiện nhiệm vụ này, cần nghiên cứu, rà soát, đổi mới việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính minh bạch, tính nhất quán, ổn định và dự đoán được của pháp luật.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh cải cách tư pháp; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, trọng tâm là các hoạt động hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án nhân dân các cấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp. Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về kinh tế. Tăng cường tính độc lập của hệ thống tư pháp các cấp trong xét xử, thi hành án dân
sự, kinh tế. Bảo đảm an ninh, trật tự, an tồn xã hội, tạo mơi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, tôn trọng và và phát huy quyền tự do định đoạt trong kinh
doanh thương mại trong đó có tự do ý chí trong giao kết và thực hiện hợp đồng. Việc hoàn thiện pháp luật thương mại về mua bán hàng hóa phải tiếp tục khẳng định, làm rõ và bảo đảm nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của thương nhân nhằm khuyến kích các thành phần kinh tế, khơi thông nguồn lực thúc đẩy các giao dịch mua bán hàng hóa phát triển. Yêu cầu này đặt ra đối với pháp luật mua bán hàng hóa và các quy định về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa phải tơn trọng tự do, tự nguyện cam kết, thảo thuận là nguyên tắc xuyên suốt và làm nền tảng. Pháp luật thương mại cần loại bỏ các quy định mang tính chất bắt buộc, hành chính, và giảm bớt tính chất quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng làm sao, để luật thương mại thật sự là luật của giới thương nhân. Đề cao nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận sẽ nâng cao tính chủ động cho các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa, phát huy tiềm năng của mình trong các hạt động thương mại.
Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ thanh tốn trong mua bán
hàng hóa phải phù hợp với hệ thống pháp luật về hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó, pháp luật thương mại phải là trọng tâm. Bởi lẽ, nghĩa vụ thanh tốn khơng tồn tại độc lập mà việc quy định và thực hiện nó trong thực tiễn có liên quan chặt chẽ đến các quy định có tính chất ngun tắc của hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự và các nội dung khác của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Thứ tư, hồn thiện pháp luật về nghĩa vụ trong mua bán hàng hóa phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, pháp luật và tập quán thương mại quốc tế đảm bảo tối đa quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam.
Với việc gia nhập Công ước Viên 1980 sẽ giúp thống nhất pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới làm tăng cường các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa VN và các bên đối tác. Tạo điều kiện cho các DN trong nước có cơ hội cạnh tranh cơng bằng trên thị trường quốc tế. Tăng cường hoạt động trao đổi hàng hóa giữa VN và các quốc gia trên thế giới. Với tính chất là một văn bản thống nhất luật, Cơng ước Viên đã thống nhất hố được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương mại quốc tế và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới với những bổ sung, tăng cường cam kết của các quốc gia trong vấn đề môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ đã trở thành xu hướng hội nhập của các quốc gia hiện nay. Điều đó đặt yêu cầu cần loại bỏ các rào cản cho quá trình thực hiện pháp luật thương mại, pháp luật mua bán hàng hóa để đáp ứng được nội hàm các Hiệp định thế hệ mới này.