Giải pháp hạn chế tranh chấp và nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp nghĩa vụ thanh tốn trong Hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 70 - 76)

1. 4 Nội dung của nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa

3.3 Giải pháp hạn chế tranh chấp và nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp nghĩa vụ thanh tốn trong Hợp đồng mua bán hàng hóa

quyết tranh chấp nghĩa vụ thanh tốn trong Hợp đồng mua bán hàng hóa

Thứ nhất, Kinh doanh là hoạt động của con người, do đó hiệu quả kinh

doanh tùy thuộc vào năng lực của người kinh doanh. Các DN cần phải thường xuyên cập nhật thông tin pháp lý; xây dựng tổ chức pháp chế trong DN; sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật một cách thường xuyên và có hiệu quả; lãnh đạo cán bộ DN có kế hoạch định kỳ bổi dưỡng kiến thức về pháp luật HĐMBHH. Điều này sẽ giúp DN tránh được những rủi ro khơng đáng có khi giao kết và thực hiện hợp đồng. cần tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ pháp chế doanh nghiệp hỗ trợ cho các thương nhân trong quá trình giao kết và thực hiện HĐMBHH. Thực tiễn cho thấy, nhận thức pháp luật nói chung và pháp luật MBHH trong giới thương nhân còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân là đội ngũ cán bộ, nhân lực làm pháp chế vừa thiếu, vừa yếu.

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng có cán bộ chun trách pháp chế, khơng th chun gia, tư vấn pháp luật hỗ trợ thường xuyên cho doanh nghiệp, cán bộ quản lý. Thiếu ý thức pháp luật và khơng có cán bộ pháp chế tham mưu càng làm cho doanh nghiệp rơi vào trạng thái yếu thế hơn, nhất là khi xảy ra các tranh chấp bên cạnh đó, nhận thức về vai trò, ý nghĩa của pháp luật của phần lớn chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp cịn hạn chế, khơng được đào tạo cơ bản về pháp luật. Cá biệt có nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp khi thành lập ra nhưng không hiểu về pháp luật thương mại pháp luật về hợp đồng MBHH Điều đó đã dẫn đến hàng loạt các hệ lụy về pháp lý diễn ra sau đó mà pháp luật hiện nay đang rất khó khăn trong việc giải quyết hậu quả như vấn đề, hợp đồng MBHH vơ hiệu tranh chấp nghĩa vụ thanh tốn

Bên cạnh đó cần có cơ chế hỗ trợ thơng tin từ cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn cho DN trong ký kết và thực hiện HĐMBHH. Nhà nước ta cần xây dựng một hệ thống thông tin giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các DN. Các cơ quan chuyên mơn như Sở Cơng thương, quản lý thị trường... nên có trách nhiệm tư vấn cho các DN các thông tin cần thiết khi DN yêu cầu để họ nắm rõ về HĐMBHH mà họ đang tiến hành ký kết và thực hiện.

Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ những người giải quyết tranh

chấp hợp đồng MBHH. Để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp của cơ quan tài phán, cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết tranh chấp cho các Trọng tài viên và Thẩm phán nhằm nâng cao khả năng nhận thức và giải thích, vận dụng đúng các điều khoản của hợp đồng, các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng. Hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng phụ thuộc rất lớn vào việc giải thích, vận dụng đúng các điều khoản của hợp đồng, các quy định của pháp luật của cơ quan tài phán

Thứ ba, tăng cường, thúc đẩy các cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng

tranh chấp được viện dẫn tới toà án. Những năm gần đây, trọng tài thương mại đã có xu hướng được lựa chọn nhiều hơn, tuy nhiên số lượng các tranh chấp được thụ lý và giải quyết tại đây vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ so với toà án. Điều này có thể lý giải một phần nào đó ở tính thuyết phục về hiệu lực của quyết định trọng tài, phần khác, trọng tài chưa phải thực sự đã phổ cập với cơng chúng. Hơn thế, nó cịn bị hạn chế bởi sự giới hạn về địa lý. Trong khi đó, tồ án lại thể hiện ưu điểm của nó trên cả ba phương diện này. Khác với Việt Nam, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, xu hướng giải quyết tranh chấp thường được lựa chọn là trọng tài, nhất là các tranh chấp thương mại, do tính nhanh chóng, thuận tiện, bảo mật của quyết định trọng tài.

Tiểu kết chương 3

Pháp luật dân sự, thương mại Việt Nam đã điều chỉnh tương đối toàn diện, đầy đủ quan hệ nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật thương mại Việt Nam về nghĩa vụ thanh tốn vẫn cịn một số vấn đề hạn chế khiến việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán cũng như giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ thanh tốn trong mua bán hàng hóa gặp những khó khăn nhất định. Chế định về hợp đồng, hủy bỏ, đình chỉ, tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng chưa có sự thống nhất giữa luật dân sự và luật thương mại. Quy định về thương nhân chưa phù hợp với luật dân sự ; các chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ, nghĩa vụ thanh toán chưa đảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện, pháp luật vê thanh tốn chưa được hồn thiện …..Trên cơ sở các vướng mắc bất cập đó, Luận văn này đã đề xuất

hướng sửa đổi một số quy định của luật Luật Thương mại cho phù hợp với thực tiễn. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp các vụ việc tranh chấp nghĩa vụ thanh toán, luận văn đề xuất một số giải pháp về tổ chức thực hiện.

Luận văn này còn đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp, đưa ra các vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý khi đàm phán, soạn thảo và kí kết hợp đồng và thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH

KẾT LUẬN

1. Nghĩa vụ thanh toán là một nghĩa vụ cơ bản phát sinh từ HĐMBHH. Đây cũng là chế định được BLDS 2015 và pháp luật thương mại điều chỉnh đồng thời cũng là vấn đề phúc tạp liên quan đến toàn bộ vấn đề hợp đồng dân sự, HĐMBHH như chủ thể của hợp đồng, nghĩa vụ khác trong hợp đồng như giá cả, giao hàng, nhận hàng, chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hóa, đình chỉ, hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng….

2. Luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của nghĩa vụ thanh toán bằng việc làm rõ các khái niệm cơ bản như mua bán hàng hóa trong thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa, nghĩa vụ dân sự. Trên cơ sở đó, Luận văn đưa ra khái niệm nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH, chỉ ra các đặc điểm, nội dung của nghĩa vụ thanh tốn đó chính là quyền, nghĩa vụ bên bán và bên hàng hóa trong quan hệ nghĩa vụ; các hình thức, yêu cầu của thực hiện nghĩa vụ thanh toán như thực hiện thanh toán đúng giá cả, đúng thời điểm, đúng phương thức… mà các bên đã thỏa thuận trong HĐMBHH.

3. Luận văn đã trình bày thực trạng pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH của Việt Nam rút ra kết luận vấn đề này đã được điều chỉnh khá toàn diện và đầy đủ những vẫn cịn một số bất cập như tính thống nhất của BLDS 2015 với Luật Thương mại về nghĩa vụ thanh toán, cấn để phù hợp giữa pháp luật Việt nam và các điều ước quốc tế về mua bán hàng hóa. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành nghiên cứu thực tiến xét xử các vụ việc tranh chấp về HĐMBHH tại Tòa án, chỉ ra được các dạng tranh chấp phổ biến.

4. Luận văn đã đề xuất phương hướng hồn thiện pháp luật về nghĩa vụ thanh tốn trong HĐMBHH ở Việt Nam nhằm đảm bảo thống nhất với thể chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đảm bảo tư do kinh doanh, thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại trong lĩnh vực mua bán hàng hóa. Luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và đặc biệt đảm bảo thực

hiện pháp luật trong đó có nâng cao năng lực giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và nghĩa vụ thanh tốn nói riêng của các thương nhân và các giải pháp nâng cao chết lượng xét xử các vụ án tranh chấp nghĩa vụ thanh tốn tại Tịa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)