Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 66 - 70)

1. 4 Nội dung của nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất, cần thống nhất khái niệm hợp đồng trong pháp luật dân sự và

pháp luật chuyên ngành làm cơ sở cho xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa và thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. chế tài xử lý vi phạm hợp đồng, Điều 292 của Luật Thương mại năm 2005 quy định: tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng; hủy bỏ hợp đồng; các biện pháp khác. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự lại chỉ quy định về chấm dứt hợp đồng (Điều 422) và hủy bỏ hợp đồng (Điều 423), mà không đề cập đến việc tạm ngừng và đình chỉ thực hiện hợp đồng... Nhiều khi khơng biết phải thực hiện theo quy định nào, thỏa thuận sao cho đúng luật. Nhiều quy định không rõ ràng như vậy khiến các chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nhận thức khác nhau buộc phải làm mỗi lúc một kiểu. từ đó dẫn đến tranh chấp trong nghĩa vụ thanh tốn trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Bên cạnh đó , hợp đồng thương mại được giao kết và có hiệu lực thì các bên có nghĩa vụ thực hiện nghiêm những gì các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Với mong muốn để các bên giữ cho quan hệ hợp đồng tồn tại chứ không phải “tùy tiện” trong việc hủy bỏ quan hệ hợp đồng đã được xác lập. Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 423 hợp đồng chỉ có thể bị hủy bỏ “khi các bên có thỏa thuận, do một bên vi phạm nghiêm trọng hoặc pháp luật quy định”. Điều này dẫn đến việc hủy bỏ hợp đồng trong thực tiễn là vơ cùng khó khắn nếu các bên khơng có thỏa thuận trước về việc hủy bỏ hợp đồng. Cùng với đó, Luật thương mại năm 2015 quy định tại Điều 312 hợp đồng hủy bỏ khi “các bên có sự thỏa thuận hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng” đây là điểm mới, khi trước đây bộ luật thương mại 1997 khơng có quy định cho phép hủy bỏ hợp đồng. Tuy nhiên cần hướng dẫn cụ thể dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật hoặc án lệ về vấn đề vi phạm nghĩa vụ cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Ở đây, mục đích của hợp đồng là cái gì đó rất trừu tượng, khó có thể xác định, nó phụ thuộc hồn tồn vào ý chí chủ quan của các bên tham gia hợp đồng. Chính điều này làm cho các chủ thể hợp đồng khi áp dụng quy định trên trong thực tiễn sẽ gặp khó khăn..

Thứ hai, cần hoàn thiện khái niệm thương nhân trong luật Thương mại

với quy định của Bộ luật dân sự 2015. Khái niệm thương nhân được quy định tại Khoản 1, Điều 6 “thương nhân là tổ chức được thành lập hợp pháp…” tạo ra những điểm khơng rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Tuy nhiên, xét về bản chất một tổ chức được coi là thành lập hợp pháp khi 3 tổ chức đó được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật và trong nhiều trường hợp một tổ chức chỉ được coi là thành lập hợp pháp khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,

nên quy định thương nhân phải là tổ chức được thành lập hợp pháp là khơng hợp lý, có sự trùng lập với quy định phải có đăng ký kinh doanh tại đoạn cuối của điều luật. Bên cạnh đó, việc đưa ra điều kiện “thương nhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên là không rõ ràng và không cần thiết, Luật quy định phải hoạt động thường xuyên, nhưng không quy định thế nào là hoạt động thương mại độc lập, và thường xuyên.

Thứ ba, cần sửa đổi quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng

háo phù hợp với CISG. Đây là một điểm khác biệt cơ bản giữa CISG và pháp luật Việt Nam vềhình thức của hợp đồng. Khi tham gia CISG, để tạo ra sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và CISG, Việt Nam cũng đã tuyên bố bảo lưu về hình thức của hợp đồng theo Điều 96 CISG. Điều này có nghĩa là các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các quốc gia thành viên CISG vẫn phải được xác lập dưới hình thức văn bản. Cần phải khẳng định rằng theo tinh thần của CISG và của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì các hình thức như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (thư điện thử, viber, zalo…) cũng được coi là tương đương văn bản. Với tính chất nhanh chóng, tiện lợi, miễn phí, xu hướng sử dụng các phương tiện điện tử trong việc giao kết, trao đổi thông tin thực hiện hợp đồng ngày càng phổ biến

Thứ tư, cần vấn đề được đặt ra là “giới hạn mức tối đa của phạt vi phạm

là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm” (Điều 301 LTM). Quy định này trái với BLDS năm 2015 và không phù hợp với pháp luật quốc tế. Pháp luật các nước không hạn chế mức phạt vi phạm mà chỉ quy định rằng mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận khi ký kết hợp đồng. Mức phạt này có thể được Tịa án điều chỉnh khi có yêu cầu của một trong trường hợp thiệt hại thực tế do vi phạm là quá thấp hoặc quá cao so với mức phạt vi phạm do các bên thỏa

thuận. Hiện nay, nếu trong HĐMBHH hai bên thỏa thuận mức phạt vượt quá 8% giá trị hợp đồng, ví dụ: hai bên thỏa thuận, mức phạt 30%, 200%… thì có nhiều cách hiểu khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc thỏa thuận này là vơ hiệu, vì vậy khi giải quyết tranh chấp về yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng, không chấp nhận yêu cầu này bởi vì xem như hai bên khơng có thỏa thuận. Quan điểm thứ hai cho rằng, việc thỏa thuận vượt quá 8% chỉ vô hiệu một phần đối với mức phạt vượt quá 8% còn điều khoản phạt vi phạm hợp đồng hồn tồn có hiệu lực, trong trường hợp này có thể áp dụng mức tối đa 8% yêu cầu của bên bị vi phạm, phần vượt quá không được chấp nhận . Từ thực tiễn xét xử các vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại, các tòa án thường chấp nhận quan điểm thứ hai, nghĩa là nếu hai bên thỏa thuận vượt quá 8% thì sẽ áp dụng mức phạt từ 8% trở xuống để giải quyết yêu cầu bồi thường cho bên bị vi phạm. Tơi cho rằng, điều này hồn tồn hợp lí, bởi vì, bản chất hợp đồng là ý chí của các bên, trong trường hợp này các bên hoàn toàn chấp nhận sẽ chịu phạt nếu vi phạm hợp đồng, còn việc thỏa thuận mức phạt vượt quá giá trị hợp đồng là do hai bên chưa hiểu biết đầy đủ quy định của Luật Thương mại 2005 chứ khơng có nghĩa là khơng có điều khoản về phạt vi phạm [9, tr.54-56].

Thứ tư, Xây dựng cơ sở pháp lý cho các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, bao gồm: mở và sử dụng tài khoản thanh toán; dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt; dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán. Các hoạt động kinh doanh thương mại đã phát triển ngày càng đa dạng với nhiều hình thức mới mẻ so với các hình thức đã được quy định tại Luật Thương mại năm 2005. Các hoạt động này đòi hỏi phải bổ sung hành lang pháp lý điều chỉnh mới hoặc sửa đổi cách thức điều chỉnh tại Luật Thương mại để phù hợp với sự phát triển của các hoạt động này cũng như mục tiêu quản lý trong giai đoạn mới. Điều này vừa nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý thực hiện các quy định của Hiến pháp về quyền tự do kinh doanh của công dân trong các ngành, nghề mà luật không cấm, vừa nhằm đảm

bảo các hoạt động kinh doanh thương mại diễn ra lành mạnh, minh bạch, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điển hình như các dịch vụ phân phối, hoạt động thương mại điện tử là các hoạt động chưa được cụ thể hóa tại Luật Thương mại 2005; Trong giao kết hợp đồng MBHH và thực hiện nghĩa vụ thanh tốn thì phương thức thanh tốn luôn là nội dung quan trọng và xảy ra tanh chấp trong quá trình thực hiện. Để tạo điều kiện cho việc thực hiện HĐMBHH Trong những năm qua, hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Nhận thức và thói quen của người dân, doanh nghiệp về thanh tốn khơng dùng tiền mặt có sự cải thiện tích cực. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển của thị trường tài chính tồn diện, Việt Nam cần có những giải pháp để tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt phát triển trong bối cảnh mới. Có thể xây dựng chính sách thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thanh tốn khơng dùng tiền mặt như: ưu đãi thuế nhằm có thể thu thuế nhiều hơn vì khi đó doanh nghiệp sẽ minh bạch về tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)