1. 4 Nội dung của nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa
2.3 Đánh giá pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa
thanh tốn trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Về pháp luật, chế định nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa có liên quan chặt chẽ đến các chế định khác của pháp luật dân sự và thương mại như chế định về hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa, nghĩa vụ, nghĩa vụ thanh tốn. Nhìn chung pháp luật dân sự và thương mại đã điều chỉnh toàn diện, đồng bộ, chặt chẽ quan hệ về hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán hàng hóa và nghĩa vụ thanh tốn trong hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh, thúc đẩy giao dịch dân sự, thương mại nói chung và mua bán hàng hóa nói riêng.
Tuy nhiên, pháp luật về nghĩa vụ mua bán hàng hóa vẫn cịn những bất cập nhất định cần sửa đổi, bổ sung như sau:
Thứ nhất, bất cập liên quan đến chủ thể của hợp đồng mua bán hàng
hóa. Theo điểm a Khoản 1 Điều 117 Bộ Luật dân sự 2015, một trong các điều kiện để giao dịch có hiệu lực là chủ thể tham gia hợp đồng phải “có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”. Điều 74 và Điều 75 của Bộ Luật dân sự 2015 quy định về pháp nhân và pháp nhân thương mại, Như vậy, việc xác định một doanh nghiệp nước ngồi có phải là pháp nhân hay khơng, và pháp nhân đó có đủ điều kiện xác lập hợp đồng là không dễ dàng, nhất là pháp nhân đó là cơng ty offshore (là “doanh nghiệp chun dụng”, bởi vì nó được thành lập ra khơng phải để kinh doanh trực tiếp mà để thực hiện các mục đích như đầu tư vào một cơng ty ở nước nào đó, hay chỉ là một pháp nhân được bảo hộ bởi quốc gia nó đăng ký thành lập để cất giữ tài sản) khi bản thân công ty offshore đó khơng có tài sản độc lập, khơng có báo cáo tài chính, khơng có kiểm tốn, khơng có kê khai thuế theo pháp luật nước sở tại…Trên thực tế, đây là rủi ro hiện hữu, sẽ ngày càng nhiều hơn khi có rất nhiều cá nhân và tổ chức nước ngồi ưa thích lựa
chọn cơng ty offshore đến Việt Nam đầu tư và thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại với doanh nghiệp nước ta.
Thứ hai, bất cập liên quan đến giao dịch dân sự (trong đó có hợp đồng
mua bán hàng hóa) vơ hiệu. Khoản 2 Điều 129 quy định “…mà một bên hoặc
các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên”, Quy định này chỉ được áp dụng đối với loại nghĩa vụ
có đối tượng là tiền, đối tượng của nghĩa vụ phân chia được theo phần để thực hiện. Thực tế thì khơng phải nghĩa vụ nào cũng định phần được để xác định 2/3 nghĩa vụ, thậm chí có những đối tượng của nghĩa vụ mà chủ thể khơng được phép thực hiện.
Thứ ba, có sự khơng thống nhất giữa Luật Thương mại 2005 của Việt Nam và Cơng ước quốc tế về mua bán hàng hóa (CISG) về hình thức của hợp đồng thương mại và hợp đồng mua bán hàng hóa. Luật Thương mại năm 2005 quy định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Khoản 2 Điều 27). CISG công nhận nguyên tắc tự do về hình thức hợp đồng, theo đó một hợp đồng mua bán hàng hóa khơng nhất thiết phải bằng văn bản mà có thể được thành lập bằng lời nói, bằng hành vi và có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng nhân chứng (Điều 11 CISG)
Thứ tư, về khái niệm chế tài “Buộc thực hiện đúng hợp đồng” Theo
quy định tại Điều 297 Luật Thương mại năm 2005, “Buộc thực hiện đúng hợp
đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”. Như vậy, một phần trong định nghĩa về hình
thức buộc thực hiện đúng hợp đồng thể hiện tính khơng khả thi, cụ thể là cụm từ “thực hiện đúng hợp đồng” là khó có thể thực hiện đặc biệt là trường hợp
vi phạm hợp đồng về mặt thời hạn. Để nâng cao tính khả thi đối với quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng, theo chúng tôi, nên xây dựng lại khái niệm về chế tài này theo hướng: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”. Khi xây dựng lại khái niệm theo hướng như trên, sẽ giải quyết được tình trạng quy định của Luật đặt ra những điều “khơng sát thực tế” và gây ra những lúng túng, khó khăn cho các thương nhân khi áp dụng.
Ngoài ra, Khoản 2 Điều 299 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”. Quy định như vậy đã làm cho chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trở thành vơ giá trị, bởi vì ngay cả trường hợp bên vi phạm khơng thực hiện chế tài này thì cũng khơng chịu bất kì trách nhiệm bổ sung nào mà chỉ chịu các hình thức chế tài như phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại hoặc tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng. Quy định này đã biến chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thành kẽ hở rất lớn để lợi dụng nhằm trì hỗn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Theo tơi, Luật Thương mại cần quy định bổ sung các hình thức chế tài đã nêu ở trên để áp dụng khi bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.
Thứ năm, về chế tài phạt vi phạm hợp đồng: Theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại năm 2005: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, có hai văn bản pháp luật có giá trị điều chỉnh quan hệ về chế tài phạt vi phạm là Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Theo Khoản 2 Điều 422 của Bộ luật Dân sự năm 2005 về mức phạt vi phạm được áp dụng cho các quan hệ dân sự thì mức phạt
vi phạm do các bên tự thỏa thuận. Điều này có thể được hiểu là các bên có quyền tự ý lựa chọn mức phạt vi phạm mà không hề bị khống chế bởi quy định của pháp luật. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận theo quy định của Luật Dân sự. Tuy nhiên đó chỉ là những quan hệ mang tính chất dân sự theo nghĩa hẹp. Còn đối với những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, mà cụ thể là các quan hệ được Luật Thương mại năm 2005 điều chỉnh thì mức phạt vi phạm bị hạn chế ở mức 8%. Ở đây có sự khác biệt giữa hai văn bản khi cùng điều chỉnh một vấn đề. Vì thế, chúng ta phải phân biệt được những quan hệ nào được Luật Dân sự điều chỉnh, những quan hệ nào được Luật Thương mại điều chỉnh để có thể áp dụng một cách chính xác. Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hố, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Những quan hệ này khi có tranh chấp xảy ra và có điều khoản về phạt vi phạm thì sẽ áp dụng mức phạt vi phạm tối đa là 8%. Vậy quy định này của pháp luật có hợp lý hay khơng và có làm hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên hay không?.Một vấn đề đặt ra, nếu trong hợp đồng hai bên thỏa thuận mức phạt vượt quá 8% giá trị hợp đồng, ví dụ: hai bên thỏa thuận, mức phạt 30%, 200% … thì sẽ xử lý như thế nào?
Như vậy, nghĩa vụ thanh toán là loại nghĩa vụ quan trọng của HĐMBHH và trên thực tế là loại nghĩa vụ phát sinh tranh chấp phổ biến nhất và cũng là hậu quả của việc vi phạm các nghĩa vụ khác trong HĐMBHH.
Nguyên nhân của các tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán trong mua bán hàng hóa có nhiều bào gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan
- Do ý chí chủ quan của các chủ thể trong hợp đồng (cố tình khơng thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng dẫn tới bên bị vi phạm buộc phải khởi kiện tại tòa án để bảo vệ quyền lợi.
- Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì tranh chấp phát sinh ngồi những nguyên nhân trên còn do: năng lực của doanh nghiệp trong quan hệ thương mại quốc tế còn nhiều hạn chế; sự thiếu hiểu biết về pháp luật và tập quán thương mại quốc tế.Nguyên nhân khách quan
Về nguyên nhân khách quan ::
Sự biến động của những yếu tố như giá cả, tỷ giá, cung cầu của mỗi quốc gia là khác nhau ở mỗi giai đoạn ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các bên và có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra tranh chấp.
- Các sự kiện bất khả kháng xảy ra ngẫu nhiên trong thực tế sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng mà không thuộc trường hợp đồng miễn trách nhiệm.
- Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ngồi những ngun nhân khách quan trên cịn có thể kể đến các nguyên nhân sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng liên quan đến ít nhất hai hệ thống pháp luật của hai quốc gia; ngồi ra, cịn có thể liên quan đến tập quán quốc tế điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên ký kết lại khơng tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng dẫn đến việc ký kết hợp đồng không đúng, không đầy đủ, dẫn đến cách hiểu không thống nhất làm phát sinh tranh chấp giữa các bên; Sự thay đổi chính sách và pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế.
Tiểu kết chương 2
Nghĩa vụ thanh toán là một trong những nghĩa vụ cơ bản của bên mua, tương xứng với nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu của bên bán. Nếu bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ đảm bảo quyền lợi của bên bán trong quan hệ HĐMBHH. Chính vì vậy, Luật Thương mại 2005 đã có các quy
định cụ thể về nội dung và thực hiện nội dung của nghĩa vụ thanh toán như đồng tiền thanh toán, thời hạn, địa điểm, phương thức thanh tốn, trình tự, thủ tục thanh tốn. Bên mua phải có nghĩa vụ thực hiện đúng các nội dung này của nghĩa vụ thanh toán như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ngoài ra Luật thương mại 2005 đã dự liệu các trường hợp các bên khơng có thỏa thuận sẽ giải quyết vấn đề thanh toán theo quy định của Luật Thương mại. Pháp luật dân sự, thương mại Việt Nam đã điều chỉnh khá đồng bộ, toàn diện và chặt chẽ quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những vướng mắc, bất cập về chủ thể của hợp đồng, hình thức hợp đồng cũng như các chế định khác liên quan đến chế tài phạt vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa…cần có hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nghĩa vụ thanh toán là nội dung cơ bản của HĐMBHH và cũng do đó, các tranh chấp trên thực tế về HĐMBHH chủ yếu tập trung vào các tranh chấp về nghĩa vụ thanh tốn. Điều đó cho thấy, các quy định về nghĩa vụ thanh tốn liên quan chặt chẽ đến tồn bộ nội dung của HĐMBHH.
Chương 3