Thực hiện nghĩa vụ thanh toán và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 25 - 30)

1. 4 Nội dung của nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa

1.5 Thực hiện nghĩa vụ thanh toán và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa

thanh tốn trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Thực hiện nghĩa vụ thanh tốn là việc bên mua hàng hóa chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên bán hàng hóa theo thỏa thuận về thanh tốn trong

hợp đồng mua bán hàng hóa. Thơng qua hành vi thực hiện nghĩa vụ thanh tốn của bên mua hàng hóa, quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền là bên bán sẽ được thỏa mãn. Thực hiện nghĩa vụ thanh toán dựa trên các nguyên tắc nhất định đó là nguyên tắc trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Theo nguyên tắc này, khi thực hiện nghĩa vụ dân sự, người có nghĩa vụ phải trung thực, khơng được lừa dối hoặc có những hành vi cản trở sự tiếp nhận nghĩa vụ đối với người có quyền. Để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người có quyền, việc thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ phải theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết. Về nguyên tắc, pháp luật tôn trọng cam kết, thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ nhưng trên nguyên tắc những cam kết, thỏa thuận đó khơng được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

Để thực hiện nghĩa vụ thanh tốn, bên mua hàng hóa phải thực hiện nghĩa vụ này với những nội dung sau đây:

Thứ nhất, bên bán phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng giá cả

mà các bên thỏa thuận: Để hướng đến đảm bảo lợi ích của các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng háo, giá cả và phương thức thanh toán là cơ sở của nghĩa vụ thanh toán. Giá cả hàng hóa và phương thức thanh tốn do các bên tự thỏa thuận như đưa ra mức giá hàng hóa, phương pháp xác định giá hàng hóa và hệ số trượt giá thị trường hoặc thông quá người thứ ba để xác định giá như cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định giá. Trong trường hợp giá cả và phương thức thanh toán do pháp luật quy định, tuân theo quy định của nhà nước thì sự thảo luận của các bên phải không trái với quy định này. Trên thực tế, giá cả của một số loại hàng hóa sẽ bị hạn chế trong một số trường hợp: Đối với hàng hóa nhà nước đã ấn định khung giá thì các bên chỉ được thỏa thuận trong khung giá đó (xăng dầu, than đá); một số loại hàng hóa sau khi mua bán. Điều này dựa trên tinh thần của Điều 54 Công ước Viện 1980 về Mua bán hàng hóa quốc tế: Trong những trường hợp, nếu hợp đồng đã được ký kết

một cách hợp pháp, nhưng trong hợp đồng không quy định giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc không quy định cách xác định giá thì được phép suy đốn rằng, các bên, trừ phi có quy định trái ngược, đã có ngụ ý dựa vào giá đã được ấn định cho loại hàng hóa như vậy khi hàng hóa này được đem bán trong những điều kiện tương tự của ngành buôn bán hữu quan.

Thứ hai, bên bán phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng với thời hạn

thanh toán thỏa thuận trong hợp đồng: Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán là một trong những nội dung cơ bản của hợp đồng này và do các bên thỏa thuận xuất phát từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nói chung. Các bên có thể thực hiện hợp đồng mua bán ngay sau khi giao kết hoặc một thời gian sau đó. Thời hạn phải được xác định một cách cụ thể bởi vì có liên quan đến vấn đề thực hiện hợp đồng và trách nhiệm dân sự khi thực hiện hợp đồng không đúng thời hạn. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác và có thể được xác định bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể xảy ra. Cách tính thời hạn do các bên thỏa thuận. Nếu họ khơng thỏa thuận thì áp dụng cách tính thời hạn của bộ luật Dân sự. Về nguyên tắc, các bên phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đúng thời hạn đã thỏa thuận. Tuy nhiên, họ cũng có thể thỏa thuận thay đổi thời hạn thực hiện hợp đồng. Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ cho nên việc hỗn thực hiện nghĩa vụ thơng thường phải có sự đồng ý của bên có quyền. Ngồi ra cịn có một trường hợp ngoại lệ đó là các bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hỗn thực hiện nghĩa vụ, nếu tài sản của bên kia bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp bên mua khơng cịn tiền để trả cho bên bán thì bên bán có quyền hỗn trao tài sản cho bên mua. Quyền hoãn trao tài sản của bên bán chỉ được kéo dài cho đến khi bên mua có tiền trả hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Thứ ba, bên mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng địa điểm. Địa

điểm thanh toán do các bên thỏa thuận trường hợp khơng thỏa thuận thì bên mua phải thanh tốn cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây: Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu khơng có địa điểm kinh doanh thì thì tại nơi cứ trú của bên bán; địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng, goa chứng từ. Người bán phải gánh chịu mọi sự gia tăng phí tổn để thực hiện việc thanh toán do sự thay đổi địa điểm của trụ sở thương mại của mình sau khi hợp đồng được ký kết.

Thứ tư, thực hiện đúng phương thức thanh tốn. Các bên có thể thỏa

thuận lựa chọn các phương thức thanh toán sau đây:

- Phương thức thanh toán trực tiếp: Sau khi nhận được hàng mua, bên mua thanh tốn ngay tiền cho người bán, có thể bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản, có thể thanh tốn bằng hàng (hàng đổi hàng)…

- Phương thức thanh toán chậm trả: Bên mua đã nhận hàng nhưng

chưa thanh toán tiền cho người bán. Việc thanh tốn chậm trả có thể thực hiện theo điều kiện tín dụng ưu đãi theo thoả thuận. Chẳng hạn, điều kiện “1/10, n/20” có nghĩa là trong 10 ngày đầu kể từ ngày chấp nhận nợ, nếu người mua thanh tốn cơng nợ sẽ được hưởng chiết khấu thanh tốn là 1%. Từ ngày thứ 11 đến hết ngày thứ 20, người mua phải thanh toán tồn bộ cơng nợ là “n”. Nếu hết 20 ngày mà người mua chưa thanh tốn nợ thì họ sẽ phải chịu lãi suất tín dụng.

Trong mua bán hàng hóa quốc tế các bên cịn có thể áp dụng các phương thức thanh toán sau đây

- Phương thức chuyển tiền (Remittance) Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó bên bán yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho bên bán ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do bên mua yêu cầu.

- Phương thức ghi sổ (Open account) Phương thức ghi sổ là một phương thức thanh tốn mà trong đó người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ (tháng, quý, nửa năm) người mua trả tiền cho người bán.

- Phương thức nhờ thu (Collection of payment) Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hồn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.

- Phương thức tín dụng chứng từ (documentary credit) Phương thức

tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Trong q trình thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bên mua chậm thực hiện thanh toán tiền hàng và các chi phí khác thì bên bán có quyền u cầu bên mua trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Cũng trong q trình thực hiện nghĩa vụ thanh tốn Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh tốn; Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh tốn cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết; Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh tốn cho đến khi bên bán đã khắc phục sự khơng phù hợp đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)