1. 4 Nội dung của nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa
1.6.2 Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá
trong hợp đồng mua bán hàng hố
Thứ nhất, có hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh tốn hợp đồng: Hành vi vi
phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng là căn cứ pháp lý để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hố có biểu hiện cụ thể là việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng.
Vi phạm nghĩa vụ thanh toán được thể hiện dưới các hành vi vi phạm sau đây:
- Vi phạm chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Thời hạn thanh toán là một trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo đó, các bên thỏa thuận bên mua sẽ thanh toán tiền cho bên bán trong thời hạn nhất định. Hành vi vi phạm thời hạn thanh toán thể hiện ở việc bên mua khơng thanh tốn, thanh tốn khơng đầy đủ tiền mua hàng hóa cho bên theo thỏa thuận về thời hạn thanh toán trong hợp đồng. Căn cứ để xác định vi phạm thời hạn thanh toán là thỏa thuận về thời hạn thanh tốn trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu khơng có thỏa thuận về thời hạn thanh tốn thì thời hạn này được xác định theo quy định của pháp luật: Bên mua phải thanh toán
cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa.
- Vi phạm về thanh tốn khơng đầy đủ: Căn cứ xác định vi phạm nghĩa vụ về thanh tốn khơng đầy đủ trong hợp đồng mua bán hàng hóa là mức tiền và thời hạn thanh tốn. Mức tiền là số tiền mà bên mua phải thanh toán cho bên bán. Mức tiền phụ thuộc vào giá tiền mà các bên thoả thuận trong hợp đồng. Nếu các bên khơng thoả thuận về mức tiền thì giá mua bán được xác định theo quy định của pháp luật. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh tốn tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên khơng có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh tốn tiền thì bên mua phải thanh tốn tiền tại thời điểm nhận tài sản. Trường hợp bên mua khơng thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định của luật dân sự. Theo đó, bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với khoản tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Như vậy, ngồi việc thanh tốn khoản tiền thuộc về nghĩa vụ chính là tiền mua hàng thì bên chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền cịn phải trả một khoản lãi tính trên giá trị của khoản tiền chậm trả đó. Khoản lãi này thực chất là trách nhiệm bồi thường những tổn thất do việc chậm trả gây ra và được tính dựa trên mức lãi suất chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Ngoài các vi phạm trên trong thực tế vi phạm nghĩa vụ thanh tốn cịn thể hiện dưới dạng vi phạm phương thức thanh toán, địa điểm thanh toán.
Thứ hai, Để áp dụng chế tài vi phạm nghĩa vụ thanh tốn trong một số
trường hợp cấn phải có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra. Đây là căn cứ bắt buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Thiệt hại thực tế là những thiệt hại cụ thể tính được thành tiền mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu. Thiệt hại thực tế bao gồm thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế, có thể tính tốn 1
cách dễ dàng và chính xác. Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại phải dựa trên sự suy đoán khoa học (trên cơ sở những chứng cứ, tài liệu) mới có thể xác định được.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế: Mối quan hệ này được xác định khi hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế có mối liên hệ nội tại, tất yếu; hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng.
Có lỗi của bên vi phạm: Lỗi của bên vi phạm hợp đồng là căn cứ bắt buộc phải có để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Trách nhiệm hợp đồng được áp dụng theo nguyên tắc lỗi suy đốn, theo đó mọi hành vi khơng thực hiện, thực hiện khơng đúng hợp đồng đều bị suy đốn là có lỗi (trừ trường hợp bên vi phạm chứng minh được là mình khơng có lỗi). Khi áp dụng chế tài đối với bên vi phạm, bên bị vi phạm cũng như cơ quan tài phán, khơng có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm.