Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khía cạnh lý luận và pháp luật hình sự việt nam (Trang 42 - 47)

2.1.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các loại hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Giai đoạn trước khi ban hành BLHS 1985 thì các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội (người dưới 18 tuổi) là án treo và tù giam. Thực trạng này được thể hiện thông qua các báo cáo, thông tư hướng dẫn của TANDTC.

Chẳng hạn trong báo cáo tổng kết công tác 4 năm (từ năm 1965 – 1968) TANDTC đưa ra những đường lối , yêu cầu xét xử cho Tòa án nhân dân các cấp khi xét xử các đối tượng là người chưa thành niên phạm tội ưu tiên áp dụng các biện pháp tư pháp thay thế cho hình phạt tù, cụ thể:“Đối với các em từ 14 đến 16 tuổi

phạm tội trộm cắp nhiều lần, thì phải kiên trì, giáo dục, cải tạo, đề nghị đưa vào trường phổ thông công nông nghiệp hoặc trong trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự thì chỉ nên tuyên xử giao cho gia đình bảo lãnh giáo dục (nếu có điều kiện) hoặc chỉ nên áp dụng biện pháp án treo. Xử phạt tù giam, nhất là những án phạt tù ngắn hạn hồn tồn khơng thích hợp với lứa tuổi đó và cũng khơng đạt được một tác dụng thiết thực nào” [26, tr. 16]. Trong giai đoạn trước khi BLHS năm 1985 được ban hành thì việc quy định cụ thể hình phạt đối với người chưa thành nên chưa được rõ ràng mà chủ yếu là biện pháp giáo dục tập trung. Ngay cả việc quy định hình phạt chung thân hay tử hình đối với người chưa thành niên cũng chưa có một văn bản nào quy định rõ ràng là không áp dụng.

Đến ngày 10/8/1970 thông qua bản tổng kết số 452-HS2 của TANDTC về thực tiễn xét xử về loại tội giết người thì lúc này mới chính thức ghi nhận là khơng áp dụng tử hình đối với người chưa thành niên:“Vì tội giết người là một tội hết sức

nguy hiểm mà lứa tuổi từ 14 tuổi trịn trở lên đã có thể nhận thức được ít nhiều tính chất, cho nên, nói chung, cần truy tố xét xử các trường hợp giết người mà can phạm có từ 14 tuổi trịn trở lên. Tuy nhiên vì nhận thức của các can phạm cịn non nớt, cho nên cần xét xử nhẹ hơn so với người đã lớn.. Mức hình phạt đối với can phạm này nói chung chỉ nên từ khoảng 15 năm tù trở xuống. Đối với các can phạm đã có từ 16 tuổi trịn trở lên cho đến dưới 18 tuổi một ít cũng có thể xử nhẹ một phần so với can phạm đã lớn và đối với tất cả các loại can phạm này, nói chung khơng nên áp dụng hình phạt tử hình”.[25, tr. 19]

Về hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ở giai đoạn này chưa được quy định rõ ràng mà chủ yếu là áp dụng các biện pháp giáo dục tập trung cải tạo, giáo dục tại gia đình và giao cho các tổ chức đồn thể. Hình phạt đối với người chưa thành niên ở giai đoạn này nhìn chung chỉ dừng lại ở án treo, nếu tù giam thì chỉ là những án tù ngắn. Giai đoạn đối với người chưa thành niên phạm tội thì khơng áp dụng hình phạt chung thân hoặc tử hình.

2.1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về những vấn đề liên quan đến hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Về quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt và miễn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn này chưa có quy định cụ thể, chi tiết như trong các BLHS sau này. Mà chỉ thể hiện thông qua các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội, cụ thể:

Thứ nhất, về tuổi chịu TNHS. Pháp luật của thời kỳ này quy định người chưa

thành niên là chưa đủ 18 tuổi, tuổi chịu TNHS là từ 14 tuổi đến 18 tuổi. Tại Báo cáo tổng kết công tác 4 năm (từ năm 1965 đến năm 1968) của TANDTC đã xác định:

“Về nguyên tắc, từ đủ 14 tuổi trịn trở lên coi là có trách nhiệm về mặt hình sự”.

Nói chung đối với lứa tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi thì chỉ phải chịu TNHS trong những trường hợp phạm các tội nghiêm trọng như giết người, cướp của, hiếp dâm…

“Đối với lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi, nếu hành vi phạm pháp có tính chất tương đối nghiêm trọng, nói chung cần xét xử, nhưng so với người lớn cần xử nhẹ hơn” [25, tr. 14]

Điểm tiến bộ trong luật hình sự thời kỳ này là đã xác định độ tuổi 14 là độ tuổi bắt đầu chịu TNHS, nhưng không phải mọi trường hợp người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện hành vi bị coi là tội phạm đều bị đưa ra xét xử mà "Đối với lứa tuổi từ

14 đến 16 thì chỉ bị truy tố, xét xử trong những trường hợp phạm các tội nghiêm trọng" [25, tr. 14]. Khi hướng dẫn đường lối xét xử đối với một số tội phạm cụ thể

TANDTC đã khẳng định đối với những người từ 14 tuổi tròn trở lên đến 16 tuổi, chỉ nên truy tố trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng như giết người, cướp của, hiếp dâm, riêng về hiếp dâm vẫn chủ yếu là giáo dục và cũng chỉ truy tố trong

những trường hợp phạm tội nghiêm trọng. Còn đối với lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi chỉ được xử lý hình sự nếu hành vi phạm pháp có tính chất tương đối nghiêm trọng.

Như vậy, trong thời kỳ này pháp luật đã có sự phân hóa từng giai đoạn độ tuổi chịu TNHS của người chưa thành niên gắn với mức độ nghiêm trọng của từng loại tội phạm.

Thứ hai, nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định

trong thời kỳ này là TNHS có tính chất giảm nhẹ và có mục đích giáo dục là chính. Tại Báo cáo cơng tác 4 năm (1965 - 1968) của TANDTC đã hướng dẫn xét xử đối với người chưa thành niên nên xử nhẹ hơn so với người lớn, hay như tại Chuyên đề sơ kết kinh nghiệm về việc xét xử các vụ án người chưa thành niên phạm tội (gửi kèm theo Công văn số 37-NCPL ngày16/01/1976 của TANDTC), TANDTC nhấn mạnh: "Phải coi việc phạm tội chưa đến tuổi trưởng thành là một

trường hợp được giảm nhẹ tội, nghĩa là phải xử phạt nhẹ người chưa thành niên hơn người lớn tuổi phạm tội trong điều kiện tương tự. Đó là nguyên tắc cần được quán triệt" [25, tr. 13]

Cũng như trong Hướng dẫn số 329-HS2 ngày 11/2/1967 của TANDTC:“Khi

xét xử cần chiếu cố thích đáng đến trình độ hiểu biết pháp luật non kém và khả năng dễ tiếp thu cải tạo giáo dục của họ, đến việc họ chưa nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm của hành vi của mình mà xử nhẹ hơn các can phạm đã lớn tuổi… chỉ vào khoảng 1/2 mức án đối với can phạm lớn tuổi”. [26, tr. 18]. Tính chất

giảm nhẹ và mục đích giáo dục của các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được thể hiện trong các quy định của thời kỳ này là xuất phát từ chính sách nhân đạo và quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với người chưa thành niên phạm tội là lấy giáo dục phòng ngừa là chính. “Vì tội giết người là một tội hết sức nguy

hiểm mà lứa tuổi từ 14 tuổi tròn trở lên đã có thể nhận thức được ít nhiều tính chất, cho nên, nói chung, cần truy tố xử các trường hợp giết người mà can phạm có từ 14 tuổi trịn trở lên” [26, tr. 19]. Tuy nhiên, “Vì nhận thức của các phạm còn non nớt, cho nên cần xét xử nhẹ hơn so với người đã lớn… Mức hình phạt đối với các can phạm này nói chung chỉ nên từ khoảng 15 năm tù trở xuống. Đối với các can phạm

đã có từ 16 tuổi trịn trở lên cho đến dưới 18 tuổi một ít cũng có thể xử nhẹ một phần so với can phạm đã lớn và đối với tất cả các loại can phạm này, nói chung, khơng nên áp dụng hình phạt tử hình”.[26, tr. 19]. Hơn nữa, trong khi hướng dẫn

xét xử đối với loại tội hiếp dâm do người chưa thành niên phạm tội thực hiện, TAND tối cao đã chỉ rõ cơ sở của việc giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên là sự hạn chế trong nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội này. Do vậy, “nếu can phạm từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, chủ yếu nên dùng các biện pháp

giáo dục như giao cho cha, anh, chú, bác bảo lĩnh và giáo dục”. [26,tr. 19]

Nếu can phạm từ đủ 16 đến 18 tuổi, trừ một số ít các trường hợp có tình tiết ít nghiêm trọng thì xử như hướng dẫn trên, nhìn chung cần xét xử về hình sự. “Khi xét xử cần chiếu cố thích đáng đến trình độ hiểu biết pháp luật non kém và khả năng dễ tiếp thu cải tạo giáo dục của họ, đến việc họ chưa nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm của hành vi của mình mà xử nhẹ hơn các can phạm đã lớn tuổi…chỉ vào khoảng 1/2 mức án đối với can phạm lớn tuổi”. [26, tr. 42- 43].

Thứ ba, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội phải căn cứ vào trình độ

nhận thức, hồn cảnh phạm tội và nhân thân của các em. Trên cơ sở cân nhắc sự phát triển về thể chất, khả năng nhận thức và các yếu tố tâm sinh lý TANDTC đã hướng dẫn: “Việc xử phạt nhiều, ít là tùy thuộc ở trình độ nhận thức và trạng thái

tâm sinh lý của người chưa thành niên đến mức độ nào được thể hiện nói chung qua lứa tuổi cao thấp khác nhau, ở hoàn cảnh phạm pháp, ở tính chất nguy hiểm nhiều hay ít của hành vi phạm tội và của nhân thân người phạm tội cũng như yêu cầu của tình hình chung”. [26, tr. 36].

Như vậy, mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung của thời kỳ này đã quy định một cách khá cụ thể những nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội như vấn đề độ tuổi chịu TNHS, mục đích xử lý người chưa thành niên phạm tội (chủ yếu mang tính giáo dục, phịng ngừa), các nguyên tắc xử lý và giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội. Những quy định này là tiền đề cho việc xây dựng nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội thống nhất, cụ thể cho hai lần pháp điển hóa BLHS.

2.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khía cạnh lý luận và pháp luật hình sự việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)