Quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khía cạnh lý luận và pháp luật hình sự việt nam (Trang 47 - 49)

2.2.1. Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 về các loại hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Các loại hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo BLHS 1985 gồm:

Hình phạt cảnh cáo

Hình phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định chung tại khoản 2 Điều 60 BLHS 1985 mà khơng có quy định riêng.

Hình phạt cảnh cáo do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội, đó là sự khiển trách, lên án cơng khai của Nhà nước đối với người phạm tội. So với các hình phạt chính khác trong hệ thồng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất vì nó chỉ lên án về tinh thần đối với người bị kết án mà không tước bỏ hoặc hạn chế bất cứ một quyền lợi nào của họ. Nội dung của cảnh cáo chỉ thể hiện ở việc Tịa án tun bản án có tội đối với người bị kết án và Tòa án sẽ nhân danh Nhà nước lên án người bị kết án về việc họ đã thực hiện tội phạm, người bị kết án sẽ bị có án tích trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bị tuyên án, đó là hậu quả pháp lý duy nhất mà người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo phải gánh chịu. Tuy nhiên, hình phạt này cũng gây ra cho người bị kết án những tổn thất nhất định về mặt tinh thần, kể cả việc họ phải mang án tích.

Hình phạt cải tạo khơng giam giữ

Đối với hình phạt cải tạo khơng giam giữ thì ngồi việc phải tn thủ những quy định chung để áp dụng cho hình phạt này thì Điều 63 BLHS 1985 quy định:

“Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội thì khơng khấu trừ thu nhập của người đó”

Hình phạt tù có thời hạn

Hình phạt tù có thời hạn được quy định tại Điều 64 BLHS 1985 áp dụng đối với người chưa thành niên là loại hình phạt nghiêm khắc nhất, loại hình phạt này tước tự do, buộc người bị kết án phải cách ly khỏi mơi trường xã hội bình thường và

chấp hành một chế độ quản lý, giáo dục, cải tạo tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Theo BLHS 1985 về tù có thời hạn thì “nếu điều luật quy định hình phạt cao

nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên khi phạm tội là hai mươi năm tù và đối với người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi khi phạm tội là mười lăm năm tù. Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là hai mươi năm tù thì mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là không quá mười hai năm tù”.

2.2.2. Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 về những vấn đề liên quan đến hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Về vấn đề tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội: Được

quy định cụ thể tại Điều 65 BLHS 1985 với sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo. Nguyên tắc tổng hợp hình phạt đối với người phạm nhiều tội (mà trong đó có tội phạm trước khi đủ 18 tuổi, có tội phạm sau khi đủ 18 tuổi), thì việc tổng hợp hình phạt được áp dụng như sau:

Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung khơng được vượt mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 64 là nếu điều luật quy định là hình phạt chung thân hoặc tử hình thì hình phạt cao nhất áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên khi phạm tội là hai mươi năm tù và đối với người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi khi phạm tội là mười lăm năm tù. Và nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là hai mươi năm tù thì khơng q mười hai năm” .

Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi tại thời điểm thực hiện tội phạm thì hình phạt chung được áp dụng đối với họ như đối với người đã thành niên phạm tội.

Về vấn đề các biện pháp tha miễn dành cho người chưa thành niên phạm tội

theo BLHS năm 1985 chỉ quy định hai biện pháp tương ứng tại hai Điều 66 và 67, cụ thể theo Điều 66 “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt” thì người chưa thành niên bị kết án nếu cải tạo tốt thì được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định đối với

người đã thành niên. Về “xóa án” được quy định tại Điều 67, theo đó: Người chưa thành niên phạm tội mà được áp dụng những biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phịng ngừa như buộc phải chịu thử thách hoặc đưa vào trường giáo dưỡng thì khơng bị coi là có án và thời hạn để xóa án đối với người chưa thành niên phạm tội là một nửa thời hạn quy định so với người đã thành niên phạm tội.

2.3. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về hình phạt đối với ngườidưới 18 tuổi phạm tội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khía cạnh lý luận và pháp luật hình sự việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)