ÁP DỤNG ĐÚNG
3.1. Hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt đối với ngườidưới 18 tuổi phạm tội dưới 18 tuổi phạm tội
3.1.1. Hoàn thiện các quy định về hình phạt theo hướng tăng cường nhân đạo hóa hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Trên tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và kết quả nghiên cứu lý luận cũng như quy định của pháp luật hình sự hiện hành cho thấy các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bao gồm: “Cảnh cáo, Phạt tiền, Cải tạo khơng giam giữ, Tù có thời hạn”. Tuy nhiên xu hướng phát triển của pháp luật hình sự nói chung và các quy định về hình phạt nói riêng cần được tăng cường theo hướng tiếp tục đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 và trong xu thế hội nhập quốc tế và thực hiện cam kết các công ước quốc tế về quyền trẻ em. Quá trình nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi cho thấy xu hướng nhân đạo hóa hình phạt như: Thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù có thời hạn và tăng cường áp dụng biện pháp hình phạt khơng phải tù chưa được cân nhắc và tăng cường một cách cần thiết. Cụ thể là, BLHS 2015 quy định ba loại hình phạt đối với người dưới 18 tuổi thuộc loại khơng phải tù, đó là cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo khơng giam giữ. Các hình phạt này được quy định trong các chế tài rất ít so với hình phạt tù có thời hạn, hay nói cách khác, về mặt luật định tỷ lệ các hình phạt chính khơng phải là tù cịn thấp.
Vì vậy, xét về thực chất nhà làm luật chưa mở ra khả năng áp dụng rộng rãi các hình phạt khơng phải là tù. Bên cạnh đó, các hình phạt chính khơng phải tù khơng được quy định độc lập ở chế tài đối với các tội phạm cụ thể mà chỉ ở dạng
chế tài lựa chọn với hình phạt tù. Trong xu thế hội nhập Quốc tế hiện nay và thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước và quyền con người, quyền cơng dân được đề cao thì sẽ thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù có thời hạn và tăng cường áp dụng biện pháp hình phạt khơng phải tù.
3.1.2. Hồn thiện các quy định về hình phạt theo hướng tăng cường phân hóa hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Hình phạt là một chế định khơng thể thiếu trong BLHS, là một bộ phận của chính sách pháp luật thể hiện tư tưởng, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong từng thời kỳ nhất định. Tư tưởng phân hóa hình phạt trong CSHS của Đảng và nhà nước ta thể hiện đường lối xử lý đối với các tội phạm được xác định trên cơ sở coi trọng mục đích của hình phạt nhất là mục đích phịng ngừa tội phạm, vì vậy cần đề cao tính “hướng thiện” bằng cách phân hóa hình phạt như chia nhỏ hình phạt và đa dạng dạng hóa các hình phạt. Đặc biệt, trong xu thế hiện nay, số lượng người nước ngoài đến Việt nam sinh sống và làm việc, học tập ngày càng nhiều, việc người dưới 18 tuổi phạm tội là người nước ngồi cũng sẽ tăng lên, hình phạt trục xuất là hình phạt khơng tước tự do đối với người phạm tội và qua đó cũng thể hiện chính sách nhân đạo và phân hóa của nước ta đối với người dưới dưới 18 tuổi là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam .
Theo kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới thì hình phạt “lao
động cơng ích phục vụ cộng đồng” là hình phạt khơng tước đi tự do của người bị kết án. Hình phạt này buộc người bị kết án phải chịu sự giám sát, quản lý của chính quyền địa phương và gia đình, hình phạt này khác hình phạt khơng giam giữ là người bị kết án phải có khoảng thời gian lao động cơng ích phục vụ cộng đồng. Hình phạt lao động cơng ích phục vụ cồng đồng sẽ giúp người dưới 18 tuổi bị kết án hình phạt này nhận thức được giá trị của việc lao động, giáo dục họ về ý nghĩa của cuộc sống để phấn đấu và trở thành người có ích cho xã hội. Nếu như hình phạt này được bổ sung vào hệ thống hình phạt sẽ tăng cường xu hướng phân hóa hình phạt. Tuy nhiên đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì hình phạt này chỉ áp dụng
đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi vì tuổi lao động theo Bộ luật lao động năm 2012 là 15 tuổi.
Việc phân hóa hình phạt sẽ đảm bảo sự phong phú và cân đối của hệ thống hình phạt. Một trong những địi hỏi của việc phân hóa hình phạt là phải được quy định tương xứng với tính chất, mức độ của hàn vi nguy hiểm cho xã hội. Hơn thế, việc quy định như vậy sẽ bảo đảm cho việc cá thể hóa TNHS được chính xác, khách quan, cơng minh, công bằng đúng pháp luật.
3.1.3. Hồn thiện các quy định về hình phạt theo hướng tăng cường quốc tế hóa hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Trong xu thế chủ động hội nhập quốc tế và trên thực tế nước ta đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và đã trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương trong đó có các cơng ước về phịng chống tội phạm; cơng ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em…Bên cạnh đó cùng với q trình hội nhập quốc tế nước ta đang phải đối mặt với sự gia tăng của các loại tội phạm, trong đó có cả tội phạm là người dưới 18 tuổi phạm tội, theo nghiên cứu hệ thống hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội của nhiều nước cho thấy, nước ta có xu hướng phát triển theo hướng; Đa dạng hóa hình phạt hơn như hình phạt trục xuất áp dụng đối với người dưới dưới 18 tuổi là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Hình phạt lao động cơng ích phục vụ cộng đồng.
Để tăng cường hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần:
Thứ nhất, tăng cường thu thập thơng tin xã hội cho hoạt động xây dựng hình
phạt
Tăng cường thu thập thơng tin xã hội, tơn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, thu thập các ý kiến của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu về luật hình sự để có thể cụ thể hố quan điểm, tư tưởng thể hiện trong việc xây dựng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thống nhất đã được ghi nhận trong Luật ban hành VBQPPL thì khi xây dựng các VBQPPL hình sự, đặc biệt là xây dựng hệ
thống hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Các nhà làm luật phải tôn trọng và tuân thủ chặt chẽ nghiêm túc thủ tục lấy ý kiến góp ý và thu thập thông tin xã hội khi dự định sửa đổi, bổ sung bất kỳ quy định nào của BLHS nói chung và quy định về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng. Người dưới 18 tuổi là đối tượng được Nhà nước và cả xã hội đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, với bất cứ một thay đổi nào về hệ thống hình phạt hoặc chính sách pháp luật khi muốn sửa đổi hay quy định mới đều cần phải được lấy ý kiến đóng góp để thu thập thơng tin xã hội để đảm bảo có hệ thống hình phạt thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước và để đạt được mục đích của hình phạt.
Thứ hai, nâng cao trình độ dân trí và sự quan tâm của xã hội đến quá trình
xây dựng hình phạt
Trong quá trình xây dựng BLHS, đặc biệt là xây dựng hình phạt, Nhà nước phải chú trọng việc tăng cường nâng cao trình độ dân trí và sự quan tâm của xã hội đến quá trình xây dựng hình phạt, cách quy định hệ thống hình phạt như thế nào, các loại hình phạt được quy định ra sao, hình phạt chỉ phát huy được tác dụng giáo dục, nhất là giáo dục chung khi mọi người nhận thức một cách đúng đắn về sự cần thiết, tính cơng bằng và hợp lý của nó. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức để người dân hiểu biết về pháp luật cũng như hiểu biết về hình phạt, từ đó giúp nâng cao trình độ dân trí và sự quan tâm của xã hội đến q trình xây dựng hình phạt. Khơng ít người dân cho rằng, pháp luật gắn liền với mệnh lệnh mà mọi người cần phải tuân thủ, là hình phạt, trừng trị hoặc để giải quyết các tranh chấp. Người ta chỉ quan tâm, dính líu tới pháp luật khi bản thân họ phải rơi vào tình thế miễn cưỡng, lợi ích bị xâm hại, dính líu tới pháp luật như kiện cáo, bị phạt, bị cưỡng chế… Do đó, phải dục pháp luật và phân tích, giải thích cho người dân hiểu pháp luật bằng cách tuyên truyền phổ biến giáo dục, cần giúp cho người dân hiểu rằng pháp luật không chỉ bao gồm các biện pháp giải quyết tranh chấp, các quy định cưỡng chế mà còn là các quy định bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, khuyến khích sự giao dịch lành mạnh giữa các cơng dân trong xã hội. Pháp luật là một môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho con người giao
dịch với nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cho các thành viên phụ thuộc và gắn bó với nhau một cách hợp lý, nhằm bảo đảm cao nhất nhân phẩm và các quyền cơ bản của con người
Thứ ba, nâng cao trình độ, khả năng, năng lực xây dựng hình phạt của người
soạn thảo và của nhà lập pháp
Trong thời kỳ đổi mới, các quan hệ xã hội rất phong phú, đa dạng và phức tạp, thường xuyên biến động địi hỏi phải có sự điều chỉnh và bảo vệ bằng pháp luật hình sự thích hợp, mà hình phạt là cơng cụ bảo vệ sắc bén và hữu hiệu nhất của pháp luật hình sự. Hình phạt có đạt được hiệu quả và mục đích của nó khơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như đã phân tích ở trên, nhưng trước hết bản thân của hệ thống hình phạt phải phát huy được tác dụng của nó. Vì vậy, cần thiết phải nâng cao trình độ , khả năng, năng lực xây dựng hình phạt của nhà soạn thảo và của nhà lập pháp, phải thường xuyên bồi dưỡng về chun mơn, năng lực, ngồi kỹ năng về kỹ thuật lập pháp, về câu từ, văn phạm logic thì về nội dung của hình phạt phải được đảm bảo, những người soạn thảo và nhà lập pháp phải xác định được tác động của các thay đổi của xã hội để từ đó kịp thời thay đổi điều chỉnh nội dung các loại hình phạt cho phù hợp, để hình phạt có tác dụng trực tiếp, phát huy được hiệu quả của nó, trong q trình xây dựng hình phạt thì việc quy định hình phạt cũng phải tính đến diễn biến tình hình phạm tội trong cả nước và đối với từng loại tội phạm cụ thể, tính hợp lý và hiệu quả của hình phạt.
Thứ tư, hồn thiện các bước, q trình thơng qua các đạo luật hình sự
Xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự có chất lượng tốt cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện và tổ chức thực hiện việc tuân thủ nghiêm chỉnh hệ thống pháp luật đó trong đời sống nhà nước và xã hội là một trong những nhiệm vụ trung tâm, một đòi hỏi cấp thiết, một tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền đang tiến hành ở nước ta. Vì vậy, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản luật của Quốc hội luôn luôn được đề cao, khơng ngừng đổi mới nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Trên thực tế, hoạt động lập pháp là hoạt động khá phức tạp, mang tính sáng tạo cao, địi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian,
kinh phí và nhất là cán bộ phải có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao về soạn thảo văn bản, vì đối tượng điều chỉnh của pháp luật luôn luôn biến đổi. Nên phạm vi nhận thức được sự vận động và biến đổi đó để phản ánh nhu cầu phát triển của các quan hệ xã hội vào nội dung văn bản là hết sức khó khăn. Để hồn thiện các bước, q trình thơng qua các đạo luật hình sự đáp ứng u cầu, địi hỏi của q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, chủ động hội nhập kinh tế, quốc tế, để bảo vệ an ninh Quốc gia, trật tự an toàn xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.